Hội thảo nghiên cứu

Hội thảo nghiên cứu

Giới thiệu

Các hội thảo giúp các nhà nghiên cứu xây dựng văn hóa chia sẻ và thảo luận về những nghiên cứu đang được tiến hành. Hội thảo giúp thông báo cho cộng đồng về loại hình nghiên cứu đang diễn ra, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và tham gia với các học giả và cộng đồng. Chuỗi Hội thảo Nghiên cứu bậc Đại học sẽ gồm các chủ đề về kỹ thuật và khoa học máy tính, y tế, nhân văn và quản lý kinh doanh, dành cho tất cả các thành viên của cộng đồng VinUni.

Thông tin đăng ký và cách tham gia sẽ được gửi trước mỗi sự kiện.

Tất cả buổi hội thảo được tổ chức từ 16h30 – 17h30 Thứ Tư hàng tuần tại Phòng C202 và trực tuyến qua Zoom cho đến khi có thông báo mới.

Hội thảo của Giảng viên năm học 2021-2022

08/06/2022 Chủ đề: NLP@VinUni: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên mạnh mẽ và tốn ít tài nguyên

Diễn giả: Wray Buntine, Giám đốc Chương trình Khoa học Máy tính, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

18/05/2022 Chủ đề: Các vấn đề về chất lượng dịch vụ trong Bộ ba dịch vụ chia sẻ: Khái niệm vấn đề và đề xuất giải pháp

Diễn giả: Giáo sư Sunmee Choi, Viện trưởng Viện Kinh doanh Quản trị

04/05/2022 Chủ đề: Trải nghiệm trực tiếp về nạn bạo lực tình dục ở phụ nữ da màu chuyển giới ở Úc: Chúng ta có thể làm gì cho Việt Nam?

Diễn giả: GS Pranee Liamputtong, Bộ môn Khoa học Hành vi, Viện Khoa học Sức khỏe

27/04/2022 Chủ đề: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên mạnh mẽ và tốn ít tài nguyên: Nghiên cứu các trường hợp

Diễn giả: Laurent El Ghaoui, Wray Buntine, Lê Duy Dũng, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

20/04/2022 Chủ đề: Corpus Linguistics – Máy tính phân tích ngôn ngữ của con người như thế nào?

Diễn giả: TS.Bùi Thanh Tường Thụy, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

13/04/2022 Chủ đề: Ứng dụng xử lý hình ảnh y sinh

Diễn giả: Tiến sĩ Trần Minh Quân, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

06/04/2022 Chủ đề: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”: Tái định nghĩa quan niệm về thành công và lãnh đạo ở Việt Nam

Diễn giả: Tiến sĩ Jason A Picard, sáng lập bộ môn Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

30/03/2022 Chủ đề: Đánh giá chính sách đạo đức của VinUni và quy trình sử dụng đối tượng con người trong nghiên cứu

Diễn giả: Amita Verma, Giám đốc Điều hành Quản lý Nghiên cứu và Chứng nhận; Nghiên cứu sinh cao cấp, Viện Kinh doanh và Quản lý

16/03/2022 Chủ đề: Cơ hội nghiên cứu về hoạt động và chất lượng dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe

Diễn giả: Giáo sư Rohit Verma, Viện trưởng Viện Kinh doanh và Quản lý

09/03/2022 Chủ đề: Tối ưu hóa: Hướng dẫn

Diễn giả: Tiến sĩ Laurent El Ghaoui, Viện trưởng Viện Kỹ thuật & Khoa học Máy tính

02/03/2022 Chủ đề: Các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất

Diễn giả: Tiến sĩ K. David Harrison, Phó Viện trưởng Phụ trách Học thuật, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

05/01/2022 Chủ đề: Tìm hiểu về sự thành công của Hàn Quốc

Diễn giả: Tiến sĩ Jun Myung Song, Giảng viên cao cấp, Viện Kinh doanh và Quản lý

15/12/2021 Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng và đề xuất mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với khách sạn 5 sao tại Việt Nam

Diễn giả: Tiến sĩ Trần Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Kinh doanh Quản trị

08/12/2021 Chủ đề: Sử dụng công nghệ số trong đại dịch COVID-19 – Ví dụ tại Việt Nam

Diễn giả: Tiến sĩ Trần Anh Tú (NIHE) và Tiến sĩ Hà Minh Thủy, Viện Khoa học Sức khỏe

01/12/2021 Chủ đề: Sử dụng rượu sau nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong

Diễn giả: GS Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe

24/11/2021 Chủ đề: Tăng sản thượng thận bẩm sinh và sự phát triển giới tính

Diễn giả: Giáo sư, Bác sĩ Stephen P. Schiffer, Viện Khoa học Sức khỏe

17/11/2021 Chủ đề: Tăng phosphat máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn: Thủ phạm gây vôi hóa mạch máu

Diễn giả: Nguyễn Thị Nhung, Viện Khoa học Sức khỏe

10/11/2021 Chủ đề: Hệ thống đề xuất: Machine Learning và những lĩnh vực khác

Diễn giả: Tiến sĩ Lê Duy Dũng, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

03/11/2021 Chủ đề: Chủng tộc và phân biệt chủng tộc trong y học

Diễn giả: Thạc sĩ Y học Công cộng, Bác sĩ Toni Marie Biskup, Chương trình Bác sĩ Nội trú

06/10/2021
Chủ đề: Tư duy toàn cầu: Tư duy toàn cầu là gì và làm thế nào để phát triển Tư duy toàn cầu?

Diễn giả: Amita Verma, Giám đốc Điều hành Quản lý Nghiên cứu và Chứng nhận; Nghiên cứu sinh cao cấp, Viện Kinh doanh Quản trị

29/09/2021 Chủ đề: Trật tự châu Á hậu đại dịch và hội nhập khu vực: Từ góc độ ASEAN

Diễn giả: Tiến sĩ Anupama Devendrakumar, Giảng viên cao cấp về Kinh tế Chính trị Toàn cầu, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

22/09/2021 Chủ đề: Chuyển đổi mô hình phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử truyền thống sang nền tảng phân tích mã nguồn mở OpenSAFELY

Diễn giả: Tiến sĩ Angel Wong, OpenSafely, một dự án của Oxford Data Lab (Anh)

01/09/2021 Chủ đề: Thiết kế các dịch vụ và trải nghiệm nhằm nâng cao giá trị cho khách hàng: Vai trò của niềm vui/nỗi đau tột cùng, dự đoán và bất ngờ

Diễn giả: Giáo sư Rohit Verma, Viện trưởng Viện Kinh doanh Quản trị

18/08/2021 Chủ đề: Sự phát triển của mạng truyền thông không dây và các công nghệ chính của mạng 6G sắp tới

Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Việt Tú, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Ngày 1 tháng 12 năm 2021: Rượu và Sức khỏe. Phần I

Diễn giả: Giáo sư, Bác sĩ Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe

Tóm tắt:

Tiêu thụ rượu là một thói quen phổ biến trên toàn thế giới. Số lượng, chủng loại loại và cách tiêu thụ rượu khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia. Có rất nhiều yếu tố hình thành nên việc sử dụng rượu và những ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn. Việc sử dụng rượu có một hệ thống đan xen phức tạp, tương quan/quyết định các chuẩn mực xã hội và tôn giáo ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt này, rượu nhìn chung có những tác động sinh học quan trọng đối với cơ thể con người, với những tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của cá nhân và sức khỏe cộng đồng. Bài thuyết trình sẽ phác thảo sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong việc sử dụng rượu và cách sử dụng những khác biệt này để xem xét tác động phức tạp của rượu đối với sức khỏe.

 

Ngày 24 tháng 11 năm 2021: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và sự phát triển giới tính

Diễn giả: Giáo sư, Bác sĩ Stephen P. Schiffer, Viện Khoa học Sức khỏe

Tóm tắt:

Sự phát triển giới tính bình thường là một chuỗi phức tạp các bước về mặt di truyền và nội tiết tố. Bất kỳ sự thay đổi nào đối với trình tự này đều có thể dẫn đến một nhóm các tình trạng gọi là rối loạn phát triển giới tính (DSDs). Tăng sản thượng thận bẩm sinh là một trong những DSD và là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng cơ quan sinh dục không rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu bổ sung về tăng sản thượng thận bẩm sinh và các DSD khác là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về cơ chế của chúng, từ đó xác định các phương pháp điều trị tối ưu hơn và giảm tác động tâm lý xã hội đối với những người bị ảnh hưởng.

Ngày 17 tháng 11 năm 2021: Sự phát triển thầm lặng của vôi hóa mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính

Diễn giả: Nguyễn Thị Nhung, Viện Khoa học Sức khỏe

Tóm tắt:

Bệnh thận mãn tính có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tương đối cao trong nhóm các bệnh không lây nhiễm, nhưng thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Năm 2017, số lượng người mắc bệnh thận mãn tính các giai đoạn lên tới gần 700 triệu người, trong đó đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính. Trên thực tế, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh thận mãn tính nhanh nhất. Bệnh nhân không chỉ có biểu hiện suy thận mà còn phải chịu nhiều biến chứng bất lợi liên quan đến bệnh thận mãn tính bao gồm vôi hóa mạch máu, teo cơ, thiểu cơ và suy mòn sức khỏe. Những biến chứng của bệnh suy thận mãn tính nếu không được chẩn đoán và can thiệp ở giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về mối liên hệ này ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính. Do đó, hiểu được cơ chế cơ bản của vôi hóa mạch máu ở bệnh thận mãn tính có thể giúp bệnh nhân để có được cuộc sống tốt hơn.

Ngày 10 tháng 11 năm 2021: Hệ thống đề xuất: Machine Learning và những lĩnh vực khác

Diễn giả: Tiến sĩ Lê Duy Dũng, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Tóm tắt:

Ý tưởng cho rằng nhân loại có thể được chia thành các “chủng tộc” đã tồn tại hàng thế kỷ và định nghĩa này tiếp tục thay đổi theo môi trường chính trị. Không có cơ sở di truyền nào chứng minh sự khác biệt “chủng tộc”, tuy nhiên về mặt xã hội và chính trị, sự phân biệt này có thật và tác động đáng kể đến cuộc sống của người dân do ảnh hưởng của phân biệt chủng tộc. Khoa học xã hội và y tế đã góp phần tạo nên ý tưởng về chủng tộc và chống lưng cho những thành kiến ủng hộ hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc. Cho đến ngày nay, nạn phân biệt chủng tộc vẫn để lại những hậu quả kinh hoàng, đến mức nó hiện được nhiều tổ chức ở Mỹ công nhận là một cuộc khủng hoảng y tế. Trong buổi thảo luận, chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử của “chủng tộc”, xem xét các ví dụ về phân biệt chủng tộc trong y học và tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ nói về những cách để xóa bỏ phân biệt chủng tộc trong y học, xóa bỏ sự chênh lệch về sức khỏe và cải thiện cách tổ chức chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 3 tháng 11 năm 2021: Tìm hiểu Vai trò của Chủng tộc và Phân biệt chủng tộc trong Y học

Diễn giả: Toni Marie Biskup, Giám đốc Chương trình Nội trú Nhi khoa, Viện Khoa học Sức khỏe

Tóm tắt:

Ý tưởng cho rằng nhân loại có thể được chia thành các “chủng tộc” đã tồn tại hàng thế kỷ và định nghĩa này tiếp tục thay đổi theo môi trường chính trị. Không có cơ sở di truyền nào chứng minh sự khác biệt “chủng tộc”, tuy nhiên về mặt xã hội và chính trị, sự phân biệt này có thật và tác động đáng kể đến cuộc sống của người dân do ảnh hưởng của phân biệt chủng tộc. Khoa học xã hội và y tế đã góp phần tạo nên ý tưởng về chủng tộc và chống lưng cho những thành kiến ủng hộ hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc. Cho đến ngày nay, nạn phân biệt chủng tộc vẫn để lại những hậu quả kinh hoàng, đến mức nó hiện được nhiều tổ chức ở Mỹ công nhận là một cuộc khủng hoảng y tế. Trong buổi thảo luận, chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử của “chủng tộc”, xem xét các ví dụ về phân biệt chủng tộc trong y học và tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ nói về những cách để xóa bỏ phân biệt chủng tộc trong y học, xóa bỏ sự chênh lệch về sức khỏe và cải thiện cách tổ chức chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 6 tháng 10 năm 2021: Khám phá Tư duy toàn cầu

Diễn giả: Amita Verma, Giám đốc Điều hành Quản lý Nghiên cứu và Chứng nhận; Nghiên cứu sinh cao cấp, Viện Kinh doanh và Quản lý

Tóm tắt:

Sở hữu Tư duy Toàn cầu là một điều cần thiết đối với ai mong muốn trở thành một công dân gắn kết, tích cực đóng góp và lãnh đạo thành công, hiệu quả trong một thế giới kết nối. Chúng ta có thể có hiểu biết trực quan về thuật ngữ “tư duy toàn cầu” nghĩa là gì, nhưng nhiều người có thể chưa hiểu về năng lực, thái độ và đặc điểm tạo nên tư duy toàn cầu và cách tư duy toàn cầu thể hiện trong hành động và suy nghĩ của chúng ta. Trong phần này, tôi sẽ sử dụng Khung và Kho tư duy toàn cầu và do Trường Quản lý Toàn cầu Thunderbird phát triển để điều hướng cuộc thảo luận về tư duy toàn cầu. Chúng ta sẽ khám phá ý nghĩa, cách xây dựng tư duy toàn cầu cho bản thân với tư cách cá nhân và thúc đẩy tư duy ở những người khác với vai trò là nhà giáo dục. Đây sẽ là một phiên thảo luận tương tác.

Ngày 29 tháng 9 năm 2021: Toàn cầu hóa và trật tự châu Á hậu đại dịch: ASEAN có thể phản ứng như thế nào?

Diễn giả: Tiến sĩ Anupama Devendrakumar, Giảng viên cao cấp về Kinh tế Chính trị Toàn cầu, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

Tóm tắt

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra nhiều câu hỏi khó về chính trị, kinh tế, xã hội và thể chế. Tác động đang diễn ra của đại dịch không chỉ đặt nghi vấn về quá trình toàn cầu hóa mà còn vạch trần những kẽ hở trong đó. Các nhà lãnh đạo, học giả, doanh nghiệp và công chúng đang có những ý kiến khác nhau về tương lai của toàn cầu hóa và những thay đổi sắp xảy ra đánh dấu trật tự thế giới hậu đại dịch. Các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa như khả năng đảo ngược, sụp đổ, biến đổi đang được tranh luận tích cực. Những quan điểm khác biệt này đang buộc các nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới phải xem xét lại quá trình toàn cầu hóa trong tương lai. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sơ bộ này sẽ xem xét bản chất của toàn cầu hóa ở châu Á có thể thay đổi và định hình trật tự sau đại dịch như thế nào. Nghiên cứu tập trung vào những kinh nghiệm về đại dịch của các nước ASEAN. Trong đó, nghiên cứu sẽ thảo luận về phản ứng của các nước ASEAN đối với đại dịch, tác động của đại dịch và các biện pháp phục hồi. Dựa trên quan điểm về cấu trúc và đặc điểm của các nền kinh tế ASEAN, nghiên cứu đề xuất cách ASEAN có thể ứng phó với quá trình toàn cầu hóa trong tương lai.

Ngày 22 tháng 9 năm 2021: Chuyển mô hình truyền thống phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử sang nền tảng phân tích mã nguồn mở mới OpenSAFELY

Diễn giả: Tiến sĩ Angel Wong, OpenSafely, một dự án của Oxford Data Lab (Anh)

Tóm tắt:

Nhiều nghiên cứu lâm sàng về hồ sơ sức khỏe điện tử liên quan đến một mô hình phân tích truyền thống sử dụng các bộ dữ liệu lớn ,được trích xuất từ các nhà cung cấp dữ liệu, sang một hệ thống cục bộ, có thể mang rủi ro bảo mật dữ liệu. Những hạn chế khác của mô hình này là thiếu tính minh bạch trong nghiên cứu và dữ liệu lỗi thời. Thay mặt Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, chúng tôi đã nhanh chóng phát triển một nền tảng mã nguồn mở OpenSAFELY để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu khẩn cấp về COVID-19. OpenSAFELY sử dụng mô hình chạy tất cả các phân tích trong trung tâm dữ liệu an toàn, để dữ liệu bệnh nhân không bao giờ bị lọt ra bên ngoài trung tâm dữ liệu. Kể từ ngày 18 tháng 1 năm 2021, chúng tôi đã công bố 3 nghiên cứu dịch tễ học dược bao gồm kiểm tra corticosteroid dạng hít, hydroxychloroquine và thuốc chống viêm không steroid đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19 và hoàn thành 5 nghiên cứu khác liên quan đến COVID-19. Chúng tôi đã chia sẻ công khai >200 danh sách mã và mã phân tích trên GitHub. Mô hình mới này cân bằng nhu cầu bảo vệ an ninh dữ liệu và thúc đẩy tính cởi mở trong nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện đưa ra kết quả kịp thời.

Ngày 1 tháng 9 năm 2021: Thiết kế các dịch vụ và trải nghiệm nhằm nâng cao giá trị cho khách hàng: Vai trò của niềm vui/nỗi đau tột cùng, dự đoán và bất ngờ

Diễn giả: Giáo sư Rohit Verma, Viện trưởng Viện Kinh doanh và Quản lý

(Nghiên cứu chung với GS. Mike Dixon, Đại học bang Utah và GS. Liana Victorino, Đại học Victoria)
Những gặp gỡ nổi bật nhất hoặc “đỉnh cảm xúc” (cả niềm vui và nỗi đau) thường xác định giá trị cảm nhận của khách hàng (hoặc tiện ích) của một dịch vụ hoặc một trải nghiệm. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng “chuỗi” niềm vui hoặc nỗi đau có thể tác động đáng kể đến giá trị tổng thể, ngay cả khi dịch vụ cốt lõi vẫn giữ nguyên. Hơn nữa, sự xuất hiện “được dự đoán trước” hoặc “bất ngờ” của một đỉnh cảm xúc (có thể là niềm vui hoặc nỗi đau) cũng có tác động đáng kể đến giá trị, trong khi mọi thứ khác đều như nhau. Phần trình bày này sẽ cung cấp tóm tắt những hiểu biết sâu sắc rút ra từ một loạt nghiên cứu có liên quan với nhau, nhằm khám phá tác động của chuỗi niềm vui/nỗi đau đối với giá trị mà khách hàng cảm nhận được trong một dịch vụ hoặc một trải nghiệm.

Ngày 18 tháng 8 năm 2021: Sự phát triển của mạng truyền thông không dây và các công nghệ chính của mạng 6G sắp tới

Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Việt Tú, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Trong 40 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ mạng truyền thông không dây. Ví dụ, từ thế hệ đầu tiên (1G) vào khoảng năm 1980 đến thế hệ thứ năm (5G) ngày nay, băng thông dữ liệu tối đa đã tăng từ 2,4kbps lên khoảng 20Gbps (gấp một triệu lần). Buổi thảo luận này sẽ trình bày một số công nghệ mới nổi và một số chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu hàn lâm và ngành công nghiệp mạng không dây. Đầu tiên, tôi sẽ xem xét quá trình phát triển của các mạng truyền thông không dây (từ 1G đến 5G), tập trung vào các công nghệ hàng đầu giúp mang lại những cải tiến to lớn. Phần thứ hai của cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những hạn chế của mạng 5G và mạng 6G sắp tới, cụ thể là nhu cầu ngày càng tăng về mạng trong các ngành đang phát triển nhanh chóng như y tế từ xa, thành phố thông minh, lái xe tự hành. Cuối cùng, tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu chưa được công bố của mình về công nghệ bề mặt phản xạ thông minh (IRS) cho mạng không dây 6G. Hiện tại, tôi đang làm việc để quản lý nhiễu và tận dụng các phản xạ thứ cấp giữa nhiều IRS để cải thiện băng thông mạng tổng thể.

 


Hội thảo của Giảng viên năm học 2020-2021

13/01/2021 Chủ đề: Radar: Lịch sử (Kẻ thay đổi cuộc chơi trong Thế chiến II) và Nghiên cứu hiện tại (cho xe tự lái)

Diễn giả: Giáo sư Minh Đỗ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

10/03/2021 Chủ đề: Sự kiện di cư vào Miền Nam của Việt Nam 1954-1955

Diễn giả: GS Jason A Picard, sáng lập bộ môn Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

17/03/2021 Đề tài: Hỗ trợ nhân đạo ở Nam Sudan: Quan điểm của bác sĩ về bệnh tật, bất đồng chính kiến và tình huống khó xử nghề nghiệp

Diễn giả: Bác sĩ Ryan McAuley, Giám đốc Chương trình Bác sĩ Nội trú Nội khoa

31/03/2021 Chủ đề: Điốt phát sáng (LED) mới cho nguồn sáng hiệu quả và màn hình tiên tiến

Diễn giả: Tiến sĩ Lê Văn Quỳnh, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

06/04/2021 Chủ đề: Tôi đang làm tốt nhất có thể: Mô hình hóa con người như một máy tự động hữu hạn có lý trí

Diễn giả: Joe Halpern, Giáo sư Toán học và Khoa học Máy tính, Đại học Cornell

Thông báo sau Chủ đề: Phản ứng chiến lược của ngành khách sạn đối với đại dịch Covid-19 và hợp tác nghiên cứu tiềm năng

Diễn giả: Tiến sĩ Lê Dũng (Jenny), Viện Kinh doanh và Quản lý

28/04/2021 Chủ đề: Mạch chủ của vô số thứ: Trang Tử, Tâm và Internet

Diễn giả: Tiến sĩ Billy Wheeler, Phó Giáo sư Triết học, Khoa học và Xã hội, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

05/05/2021 Chủ đề: AI, tôi cần an ủi!

Diễn giả: Tiến sĩ Kyunghwa Chung (Jenny), Phó Giáo sư Marketing, Viện Kinh doanh và Quản lý

12/05/2021 Chủ đề: Nguyên lý entropy cực đại và nhiệt động lực học ngoài trạng thái cân bằng

Diễn giả: Tiến sĩ Thomas Oikonomou, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

19/05/2021 Chủ đề: Đo lường hệ thống miễn dịch: Nghiên cứu về bệnh nhân bị nhiễm trùng và ung thư

Diễn giả: Giáo sư, Bác sĩ Huỳnh Đình Chiến, Viện Khoa học Sức khỏe

26/05/2021

 

Chủ đề: Bảo vệ quyền riêng tư cho xe tự lái

Diễn giả: Phó Giáo sư Kok-Seng Wong, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

02/06/2021 Chủ đề: Ứng phó chiến lược của ngành khách sạn trước đại dịch Covid-19 và tiềm năng hợp tác nghiên cứu
09/06/2021 Chủ đề: Rủi ro, sự bất định và tư duy bất định

Diễn giả: Tiến sĩ Vaughn Tan tại Trường Quản lý thuộc Đại học College London, trong nhóm Chiến lược và Tinh thần Khởi nghiệp. Tiến sĩ Vaughn nhận bằng Tiến sĩ về Hành vi Tổ chức tại Đại học Harvard

16/06/2021 Chủ đề: Những tình huống khó xử về đạo đức và lập luận về đạo đức: một số cuộc thảo luận chi tiết

Diễn giả: Tiến sĩ, Điều dưỡng Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Chương trình Điều dưỡng, Viện Khoa học Sức khỏe

30/06/2021 Chủ đề: Phương pháp phân loại chuỗi thời gian

Diễn giả: Tiến sĩ Đỗ Danh Cường, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

18/08/2021 Chủ đề: Sự phát triển của mạng truyền thông không dây và các công nghệ chính của mạng 6G sắp tới

Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Việt Tú, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Jan 13, 2021: Radar: History (as the Game Changer of WWII) and Current Research (for Self-Driving Cars)

Diễn giả: Giáo sư Minh Đỗ,  Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Tóm tắt: Radar được coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong Thế chiến thứ hai và là một câu chuyện điển hình về đổi mới. Các hệ thống radar đơn chíp giá rẻ gần đây cho phép chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng ô tô. Nghiên cứu hiện tại về xử lý tín hiệu radar thông minh sẽ cho phép khả năng ứng dụng của radar thậm chí còn lớn hơn trong tương lai.

Nhấn vào đây để xem slide thuyết trình

 

 

Ngày 10 tháng 3 năm 2021: Sự kiện di cư vào Miền Nam của Việt Nam 1954-1955

Diễn giả: Tiến sĩ Jason A Picard,  sáng lập bộ môn Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của sự kiện này, bởi khoảng 8% dân số miền Bắc Việt Nam đã vào miền Nam, là tiền đề của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, việc di cư vẫn còn ít được nghiên cứu và khi được thảo luận, bị che mờ bởi chính trị của cuộc kháng chiến chống Mỹ/Chiến tranh Lạnh. Tôi dự định trình bày về một số nguyên nhân và di sản.

Nhấn vào đây để xem các slide thuyết trình

 

 

Ngày 17 tháng 3 năm 2021: Hỗ trợ nhân đạo ở Nam Sudan: Quan điểm của bác sĩ về bệnh tật, bất đồng chính kiến và những khó khăn nghề nghiệp

Diễn giả: Bác sĩ Ryan McAuley, Giám đốc Chương trình Nội trú Nội khoa

Tóm tắt:

Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất trên Trái Đất, giành được độc lập từ Sudan vào năm 2011 sau 40 năm nội chiến tàn khốc. Thế giới nhìn vào Nam Sudan với hy vọng về tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng tiếc là hòa bình và thịnh vượng không kéo dài lâu. Vào tháng 12 năm 2013, Nam Sudan đã phải hứng chịu một âm mưu đảo chính và bắt đầu một cuộc nội chiến mới. Trong phần này, tôi sẽ tóm tắt dòng thời gian của cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay ở Nam Sudan, cũng như hậu quả của chiến tranh và bạo lực kéo dài đối với việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng và sinh kế. Tôi cũng sẽ nhấn mạnh một số tình huống khó xử về nghề nghiệp và đạo đức đã xuất hiện trong quá trình tôi làm việc tại Nam Sudan với tư cách là một bác sĩ thuộc tổ chức Medecins Sans Frontieres/Bác sĩ không biên giới.

Thông tin diễn giả:
Bác sĩ Ryan McAuley là chuyên gia Nội khoa và Nhi khoa, gia nhập VinUni từ tháng 4/2019 với vai trò Giám đốc Chương trình Bác sĩ Nội trú Nội khoa. Bác sĩ McAuley đã hoàn thành bằng MD tại Đại học Bang East Tennessee, bằng Thạc sĩ Y tế Công cộng tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg và khóa đào tạo nội trú tại Đại học Pennsylvania và Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia. rất quan tâm đến hỗ trợ nhân đạo, sức khỏe cho người tị nạn và giáo dục y tế. Trước khi gia nhập VinUni, Bác sĩ Ryan đã hoàn thành 4 chuyến công tác với Tổ chức INGO Bác sĩ không biên giới, gồm 3 chuyến công tác riêng biệt tới Nam Sudan và 1 chuyến công tác tới Ai Cập.

Nhấn vào đây để xem slide thuyết trình.

 

 

Ngày 31 tháng 3 năm 2021: Đi-ốt phát quang (đèn LED) mới cho nguồn chiếu sáng hiệu quả và màn hình tiên tiến

Diễn giả: Tiến sĩ Lê Văn Quỳnh, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Trong buổi thảo luận, tôi sẽ giới thiệu triển vọng của công nghệ nano để giải quyết những thách thức về năng lượng toàn cầu. Trong phần thứ hai, tôi sẽ tập trung vào hướngnghiên cứu của nhóm chúng tôi. Chúng tôi sử dụng những tiến bộ trong công nghệ nano để phát triển một thế hệ đèn LED mới với nhiều chức năng hơn khi ứng dụng chiếu sáng và hiển thị.

 

 

Ngày 6 tháng 4 năm 2021: Tôi đang làm tốt nhất có thể: Mô hình hóa con người như một máy tự động hữu hạn có lý trí

Diễn giả: Tiến sĩ Joe Halpern, Giáo sư Toán học và Khoa học Máy tính, Đại học Cornell. (Full Bio: https://math.cornell.edu/joseph-halpern)

Tóm tắt: Một số giải thưởng Nobel đã được trao cho công trình chứng minh rằng con người không hành xử như những người tối đa hóa tiện ích giống như lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn dự đoán. Tuy nhiên, chúng “bất hợp lý một cách dễ đoán trước”: những sai lệch khỏi hành vi lý trí là khá có hệ thống. Mục tiêu của chúng tôi là xem mức độ có thể giải thích và biện minh cho những sai lệch này là kết quả của các tác nhân hợp lý nhưng có giới hạn về tài nguyên đang làm tốt nhất có thể với những hạn chế, và chỉ ra rằng trong một số trò chơi, máy tự động hữu hạn xác suất thực hiện “tốt nhất có thể” thể hiện hành vi khá giống con người, từ sai lệch xác nhận đến trùng hợp xác suất.

Hơn nữa, hành vi giống con người có thể cải thiện hiệu suất, cho thấy rằng hành vi có vẻ phi lý lại trở nên khá hợp lý.

Buổi thảo luận đề cập đến nghiên cứu hợp tác với Rafael Pass, Lior Seeman và Lily Liu.

 

 

Ngày 28 tháng 4 năm 2021: Mạch chủ của vô số thứ: Trang Tử, Tâm và Internet

Diễn giả: Tiến sĩ Billy Wheeler, Phó Giáo sư Triết học, Khoa học và Xã hội, Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng

Tiêu đề:

Theo quan điểm của Đạo giáo, mối quan hệ phù hợp giữa con người và máy móc cần như thế nào? Công nghệ đã ảnh hưởng đến nhân loại trong nhiều thiên niên kỷ, nhưng sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ kỹ thuật số trong những năm gần đây đã thay đổi quá nhiều cách chúng ta sống. Trong buổi thảo luận, tôi xem xét internet trên quan điểm Đạo giáo: cả việc sử dụng và thiết kế của internet. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách giới thiệu ba quan điểm hiện có về Đạo giáo và công nghệ: (i) phản công nghệ, (ii) phản hiệu quả và (iii) “hiệu quả vô vi”. Tôi sẽ lập luận rằng trong ba vô vi, hiệu quả là cách giải thích tốt hơn. Hiệu quả của vô vi rất phù hợp với các công nghệ cũ, nhưng nó lại không phù hợp với các công nghệ kỹ thuật số. Tôi đưa ra một sửa đổi lấy cảm hứng từ quan niệm của Trang Tử về tâm (xin 心). Sau đó, tôi sẽ chứng minh cách đưa ra cả dự đoán về các tác động tiêu cực hiện tại của internet và phương pháp khắc phục để sử dụng và thiết kế internet tốt hơn.

 

Ngày 5 tháng 5 năm 2021: AI, tôi cần được an ủi!

Speaker: Tiến sĩ Kyunghwa Chung (Jenny), Phó Giáo sư Marketing, Viện Kinh doanh và Quản lý

Tiêu đề: 

Tầm quan trọng của AI ngày càng tăng trong ngành dịch vụ. Nhiều công ty đang thay thế nhân viên chăm sóc khách hàng bằng các dịch vụ chatbot AI. Nhưng liệu người tiêu dùng có thực sự hài lòng với các dịch vụ AI? Người tiêu dùng thực sự muốn gì khi liên hệ với dịch vụ khách hàng? Trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Jenny Chung sẽ giới thiệu các thử nghiệm liên quan đến phản ứng của người tiêu dùng đối với dịch vụ AI.

 

 

Ngày 12 tháng 5 năm 2021: Nguyên lý entropy cực đại và nhiệt động lực học ngoài trạng thái cân bằng

Diễn giả: Tiến sĩ Thomas Oikonomou, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Đề tài:

Gần đây đã có nhiều đề xuất khác nhau về các phép đo entropy thống kê nhằm tạo ra một nền tảng nhiệt động lực học lý thuyết cho các hệ thống mất cân bằng phức tạp. Tính phù hợp (trong) của chúng được thảo luận và phân tích trên cơ sở Nguyên lý Entropy Cực đại. Trong buổi thảo luận, tôi sẽ chứng minh một phương pháp tiếp cận hiện đại mới.

 

 

Ngày 19 tháng 5 năm 2021: Đo lường Hệ thống Miễn dịch: Nghiên cứu về Bệnh nhân Nhiễm trùng và Ung thư

Diễn giả: Giáo sư, Bác sĩ Huỳnh Đình Chiến, Phòng thí nghiệm giảng dạy và Y học tiền lâm sàng, Viện Khoa học Sức khỏe

Đề tài:

Một số kết quả ban đầu của nghiên cứu sẽ được giới thiệu cùng với một số thảo luận về chất lượng của phép đo.

 

Ngày 26 tháng 5 năm 2021: Bảo vệ quyền riêng tư cho xe tự hành

Diễn giả: Phó Giáo sư Kok-Seng Wong, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Đề tài:

Với sự trỗi dậy của công nghệ tiên tiến, các công ty như Apple, Waymo và Tesla đang chạy đua để tung ra chiếc xe hơi hoàn toàn tự hành đầu tiên. Bên cạnh những thách thức kỹ thuật (an toàn và cơ sở hạ tầng), quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu đã thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp xe tự hành và các nhà nghiên cứu.Chúng ta biết lượng dữ liệu mà các phương tiện tự hành sẽ tạo ra mỗi ngày, nhưng vẫn thiếu kiến thức về cách sử dụng dữ liệu thu thập được. Trong buổi thảo luận này, tôi sẽ trình bày về một số lo ngại quyền riêng tư trong hệ thống xe tự hành và các giải pháp khả thi để bảo vệ thông tin nhạy cảm như vị trí, dữ liệu hình ảnh, v.v.

 

Ngày 2 tháng 6 năm 2021: Phản ứng chiến lược của ngành khách sạn đối với đại dịch Covid-19 và hợp tác nghiên cứu tiềm năng.

Diễn giả: Tiến sĩ Dung Le (Jenny), Viện Kinh doanh và Quản lý

Đại dịch Covid-19 có những tác động lâu dài, đòi hỏi ngành khách sạn phải sửa đổi, đổi mới và chuyển đổi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn rất ít. Dựa trên 219 bài báo được thu thập từ các phương tiện truyền thông toàn cầu và khuôn khổ quản lý khủng hoảng tích hợp, nghiên cứu này vạch ra “các phản ứng chiến lược” cho lĩnh vực khách sạn và đề xuất các biện pháp giải quyết tình hình đại dịch đang gia tăng. Ba sửa đổi đã được đề xuất để tinh chỉnh và phát triển hơn nữa khuôn khổ quản lý khủng hoảng đại dịch. Các hướng nghiên cứu trong tương lai sau đó sẽ được thảo luận thêm.

 

Ngày 9 tháng 6 năm 2021: Rủi ro, sự bất định và tư duy bất định

Diễn giả: Tiến sĩ Vaughn Tan tại Trường Quản lý thuộc Đại học College London, trong nhóm Chiến lược và Tinh thần Khởi nghiệp. Tiến sĩ Vaughn nhận bằng Tiến sĩ về Hành vi Tổ chức tại Đại học Harvard

Tóm tắt:

“Rủi ro” và “bất định” thường đi đôi với nhau—nhưng về cơ bản chúng khác nhau và có ý nghĩa khác nhau đối với nghiên cứu và thực hành quản lý. Đặc biệt, việc coi các tình huống bất định là rủi ro có thể gây ra những hậu quả tai hại, như chúng ta đã thấy trong bối cảnh ứng phó với virus corona trên toàn thế giới vào năm 2020 và quy định về các công cụ phái sinh tài chính phức tạp vào năm 2008. Trong bài thảo luận này, tôi sử dụng nghiên cứu dân tộc học phong phú từ các nhóm đổi mới tiên tiến để 1) phân biệt giữa rủi ro và bất định, 2) giải thích cách tiếp cận hành động mới phù hợp hơn với sự bất định (“tư duy bất định”) và 3) phác thảo ngắn gọn cách thức tư duy bất định thay đổi quy trình tổ chức tuyển dụng, thiết lập mục tiêu và động lực, từ đó giúp các tổ chức có nhiều khả năng đổi mới và thích nghi hơn trong các tình huống bất định.

Tiến sĩ Vaughn Tan tại Trường Quản lý thuộc Đại học College London, trong nhóm Chiến lược và Tinh thần Khởi nghiệp. Tiến sĩ Vaughn nhận bằng Tiến sĩ về Hành vi Tổ chức tại Đại học Harvard

http://www.mgmt.ucl.ac.uk/people/vaughntan

Tiến sĩ Tan là một nhà tư vấn chiến lược tại London, đồng thời là một cây bút. Nghiên cứu của ông tập trung vào việc hiểu làm thế nào các cá nhân và tổ chức có thể kiên cường và hưởng lợi từ sự bất định. Công việc của ông tập trung vào việc phát triển các công cụ thiết thực và nguyên tắc thiết kế để xây dựng lực lượng có thể phát triển trong những tình huống bất định. Ông đã dành hơn một thập kỷ làm việc với ngành thực phẩm và đồ uống. Ông là tác giả của cuốn sách The Uncertainty Mindset: Innovation Insights from the Frontiers of Food.‌ Ông cũng vừa tung ra idk, một công cụ đào tạo về sự thiếu tiện nghi trong sản xuất. Ông là thành viên ban điều hành của Rethink Food, ban cố vấn của Oyster Sunday và là giám đốc sáng lập của Data Protection Foundation.

 

 

Ngày 16 tháng 6 năm 2021: Những tình huống khó xử về đạo đức và lập luận về đạo đức: một số cuộc thảo luận đào sâu

Diễn giả: Tiến sĩ, Điều dưỡng Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Chương trình Điều dưỡng, Viện Khoa học Sức khỏe

 

 

Chủ đề: Phương pháp phân loại chuỗi thời gian

Diễn giả: Tiến sĩ Đỗ Danh Cường, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính

Tóm tắt:

Dữ liệu chuỗi thời gian liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, do đó việc phân loại chúng là một vấn đề rất quan trọng và đầy thách thức. Có rất nhiều thuật toán về chuỗi thời gian đã được đề xuất.

Buổi hội thảo sẽ thảo luận về một số thuật toán phổ biến nhất và so sánh với mạng nơ-ron nhân tạo sâu đang dần phổ biến trong lĩnh vực này.

Phần cuối cùng là về một ứng dụng chuyển học của Deep Learning hình ảnh thành dữ liệu chuỗi thời gian.