Học kỳ xuân 2021

Các môn học trong Học kỳ Xuân năm 2021

Quy ước đánh số môn học

MÃ MÔN HỌC (04 chữ số) MÃ THÔNG TIN MÔN HỌC (04 chữ số)
trong đó chữ số 1 là trình độ học vấn

Ví dụ:

Các cấp học như sau:

0: Các môn học không tính tín chỉ
1-4: Đại học
5-6: Trình độ Thạc sĩ, Nội trú
7-8: Trình độ Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh

BIOL1011 – Sinh học

Tín chỉ: 2,5

Môn điều kiện: Không có

Sinh học là môn học bắt buộc cho sinh viên năm nhất ngành Y khoa, bao gồm các nguyên tắc sinh học cơ bản cũng như các kiến thức sơ khai về sinh học phân tử và sinh lý học cơ thể con người, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực y học.

CHEM1021 – Hóa học

Tín chỉ: 2,5

Môn điều kiện: Không có

Hóa học là môn học bắt buộc đối với sinh viên y khoa năm nhất, bao gồm hóa học cơ bản: khái quát hóa về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học; các chất vô cơ, quá trình động và cân bằng cơ bản; nhóm hữu cơ quan trọng liên quan đến sinh vật và sự sống; kỹ thuật phân tích cơ bản cho các ứng dụng lâm sàng và y sinh.

MEDI1012 – Nhập môn Nghiệp vụ Y học 2

Tín chỉ: 1

Môn điều kiện: Không có

Môn học dành cho sinh viên năm nhất sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng cho chuyên môn của một bác sĩ chuyên khoa. Sinh viên sẽ trở thành những người học tích cực và tìm ra các yếu tố cốt lõi của chuyên môn với tư cách là một sinh viên y khoa và sau này là một bác sĩ. Những yếu tố này quyết định nội dung của sáu năm học.

CHEM1022 – Hóa Học

Tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Môn học này sẽ áp dụng cách tiếp cận thực tế để nghiên cứu các khái niệm hóa học tổng hợp và hóa học hữu cơ, là nền tảng cho sự hiểu biết về các quá trình sinh lý và tế bào bình thường.
Các tình huống lâm sàng thực tế sẽ được áp dụng trong các bài giảng và thực hành của khóa học để liên kết kiến thức lý thuyết về các đặc điểm hóa học và vật lý của các nhóm hợp chất chính (như độ axit-bazo trong pH máu, hiện tượng thẩm thấu và điện giải trong sự hoạt động của tế bào, và phóng xạ) với sinh vật sống, quá trình chẩn đoán và điều trị thực tế của các bệnh. Phần thực hành toàn diện của môn học được xây dựng dựa trên nội dung được truyền đạt trong các bài giảng và bài tập giải quyết vấn đề, đồng thời đào tạo sinh viên cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật.

NURS1070 – Nhập môn Thực hành Điều dưỡng Chuyên nghiệp II

Tín chỉ: 3

Môn điều kiện: NURS1030

Môn học cung cấp cho điều dưỡng viên cơ hội phát triển kỹ năng tư duy phản biện khi áp dụng lý thuyết vào thực tế. Những điều dưỡng viên có thể hiểu các chức năng vai trò tự chủ, hợp tác và được giao phó khi phát triển các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trong môi trường mô phỏng. Sinh viên sẽ được đào tạo khả năng đưa ra quyết định đánh giá, chăm sóc và điều trị bệnh nhân, sau đó là các kỹ năng đánh giá sức khỏe cơ bản và các chiến lược điều dưỡng cơ bản.

NURS1060 – Giải phẫu và Sinh lý học II

Tín chỉ: 3

Môn điều kiện: NURS1020

Đây là phần thứ hai của môn học kéo dài hai học kỳ, được thiết kế để cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người, cùng phôi học cơ bản và sinh lý trưởng thành. Các đặc điểm mô học và tổng thể giải phẫu học của các hệ thống cơ quan có liên quan đến các cơ chế sinh lý và sinh hóa, giúp cơ thể con người duy trì cân bằng nội môi. Trong mỗi hệ thống cơ quan, sinh viên sẽ xác định các vấn đề sức khỏe thông qua những sai lệch so với bình thường, từ đó hình thành kiến thức về sự phức tạp của cơ thể con người. Các phòng thí nghiệm tích hợp và nghiên cứu trường hợp điển hình mang lại cho sinh viên cơ hội thu thập và sử dụng kiến thức chuyên biệt theo lĩnh vực để chăm sóc bệnh nhân, bao gồm đánh giá thể chất và các phương pháp điều trị.

NURS1080 – Tâm lý học và Kỹ năng Giao tiếp trong Thực hành Điều dưỡng II

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: NURS1040

Tâm lý học cung cấp cho sinh viên y khoa hiểu biết cơ bản về các yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật, cũng như phản ứng của con người trước các mối đe dọa sức khỏe. Môn học mang lại cho sinh viên kiến thức về giai đoạn phát triển của một cá nhân, cho phép các bác sĩ đánh giá những sai lệch và phản ứng thích hợp với các lựa chọn chăm sóc và ngôn ngữ giao tiếp với bệnh nhân, gia đình. Môn học sẽ giúp sinh viên điều chỉnh các kỹ năng giao tiếp cơ bản của Tâm lý học và Giao tiếp I với các tình huống lâm sàng và phi lâm sàng phức tạp hơn.

OLSM3010 – Quản lý điều hành

Số tín chỉ: 3

Môn điều kiện: STAT1010

Môn học này cung cấp ba kỹ năng cơ bản trong quản lý điều hành: Phân tích quy trình, Quản lý hàng tồn kho và Kiểm soát chất lượng. Phân tích Quy trình bao gồm việc đánh giá hiệu suất của các quy trình kinh doanh, cũng như cách xác định các cơ hội cải tiến. Quản lý hàng tồn kho dạy sinh viên cách nhận biết các loại hàng tồn kho khác nhau trong chuỗi cung ứng và lý do tích lũy hàng tồn kho, cũng như các công cụ để quyết định số lượng hàng tồn kho mà doanh nghiệp nên giữ trong các trường hợp khác nhau. Cuối cùng, Kiểm soát chất lượng dạy sinh viên cách đo lường và kiểm soát chất lượng đầu ra của quy trình kinh doanh. Môn học cũng bao gồm các chủ đề nâng cao hơn về Xếp hàng (cách tính toán và giảm thời gian chờ đợi), Doanh thu,..

HADM2040 – Quản lý điều hành dịch vụ

Số tín chỉ: 3

Môn điều kiện: Không có

Môn học này mang lại cho sinh viên những khái niệm, mô hình và các vấn đề quản lý trong hoạt động dịch vụ, từ đó đánh giá cẩn thận hiệu suất của các quy trình cung cấp dịch vụ khi đối mặt với sự cạnh tranh. Các quy trình đảm bảo chất lượng sẽ được đánh giá bằng nhiều kỹ thuật định lượng và định tính cần thiết cho dịch vụ khách sạn.

HADM1870 – Định hướng thực tập ngành Khách sạn

Số tín chỉ: không tính tín chỉ

Môn điều kiện: Không có

Môn học được thiết kế để chuẩn bị cho sinh viên năm nhất có một kỳ thực tập thành công. Cụ thể, môn học này giúp sinh viên (1) xác định và tìm một công việc thực tập phù hợp, (2) viết thư xin việc, (3) viết sơ yếu lý lịch, và (4) kỹ năng phỏng vấn nâng cao, (5) phát triển kỹ năng giao tiếp và kết nối với mọi người, và (6) hiểu các yêu cầu để thực tập thành công. Tất cả sinh viên chuyên ngành Quản lý khách sạn phải tham gia môn học này trong học kỳ 2 năm nhất. Sinh viên các ngành khác cũng có thể tham gia môn học này.

LEAD1020 – Hành vi tổ chức

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Môn học giới thiệu cho sinh viên lý thuyết và thực tiễn về những khía cạnh chính của lãnh đạo trong các tổ chức, đặt nền móng cho sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng, có thể làm việc hiệu quả trong các tổ chức trong nước và toàn cầu. Môn học bao gồm các khía cạnh lãnh đạo bản thân thông qua phát triển khả năng tự nhận thức, tư duy phản biện, khả năng phục hồi và phát triển tư duy toàn cầu. Môn học sẽ hướng dẫn sinh viên phát triển khả năng lãnh đạo liên cá nhân thông qua giải quyết vấn đề quản lý quan điểm và phản hồi, đồng thời củng cố các kỹ năng lãnh đạo nhóm thông qua quản lý xung đột và quản lý ý tưởng. Sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng thông qua các bài giảng lý thuyết, phân tích nghiên cứu tình huống, bài tập cá nhân, nhóm và tự nhận xét.

MATH1020 – Giải tích II

Số tín chỉ: 4

Môn điều kiện: MATH1010

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải tích đa biến. Các chủ đề bao gồm vi phân, tích phân bội, tích phân phụ thuộc tham số, tích phân đường, tích phân mặt, lý thuyết trường, định lý Green, định lý Stokes và định lý phân tích.

PHYS1010 – Vật Lý I

Số tín chỉ: 4

Môn điều kiện: MATH1010

Môn học bao gồm cơ học của các hạt tập trung vào động học, động lực học, định luật bảo toàn, trường lực trung tâm, chuyển động tuần hoàn. Cơ học của hệ đa hạt: khối tâm, cơ học quay của vật rắn, cân bằng quay và cơ học chất lỏng, nhiệt độ, nhiệt, các định luật nhiệt động lực học.

COMP1020 – Lập trình hướng đối tượng và cấu trúc dữ liệu

Số tín chỉ: 4

Môn điều kiện: COMP1010

Môn học bao gồm cấu trúc và tổ chức chương trình, lập trình module, các chủ đề nâng cao trong lập trình hướng đối tượng (kiểu dữ liệu trừu tượng, tính đa hình, giao diện, vòng lặp), collection, kiến thức cơ bản về giao diện người dùng đồ họa, kiến thức cơ bản về phân tích thuật toán (asymptotic complexity, big “O” notation), đệ quy, cấu trúc dữ liệu (lists, trees, stacks, queues, heaps, search trees, balanced trees, hash tables, graphs), thuật toán đồ thị. Java là ngôn ngữ lập trình chính.

CECS1030 – Tư duy tính toán và thuật toán

Số tín chỉ: 3

Môn điều kiện: Không có

Môn học giới thiệu tư duy tính toán và thuật toán cho sinh viên chưa có nền tảng về công nghệ. Môn học giải thích tổ chức, mạng và kiến trúc máy tính. Môn học nhấn mạnh các khái niệm tính toán chính như trừu tượng, thuật toán, hiệu quả, tính chính xác và những điều cơ bản của lập trình trực quan, bao gồm các nguyên tắc chính của việc giải quyết vấn đề bằng thuật toán, chẳng hạn như phép lặp, đệ quy, tìm kiếm và sắp xếp, cùng những khái niệm như đồng thời và tính ngẫu nhiên.Môn học sẽ chỉ ra các nguyên tắc chính của trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, thảo luận về tư duy máy tính trong kinh tế, y học và chăm sóc sức khỏe, khoa học thần kinh và thể thao, đồng thời xem xét các vấn đề về an ninh, quyền riêng tư và đạo đức. Trong phòng thí nghiệm, sinh viên giải các bài toán khoa học máy tính với sự hướng dẫn của nhân viên.

HASS1050 – Lịch sử Đảng Cộng sản (Việt Nam: Lịch sử và Văn hóa I)

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Mark Twain, nhà văn và nhà văn hài hước vĩ đại người Mỹ đã từng nói: “Lịch sử không tự lặp lại như một cỗ máy, nhưng nó luôn có những quy luật nhất định.” Môn học này lấy điểm khởi đầu là khả năng sử dụng những quy luật đó của quá khứ để giúp chúng ta định hướng hiện tại và tương lai của mình tốt hơn. Chúng ta có thể rút ra bài học gì? Khi trở thành những doanh nhân, chuyên gia chăm sóc sức khỏe, kỹ sư và nhà khoa học máy tính trong tương lai, những bài học này chắc chắn mang lại cho bạn nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng.

Lịch sử và Văn hóa Việt Nam (I) là nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt Nam từ nguồn gốc ban đầu đến năm 1858 và thời Pháp thuộc. Chương trình giảng dạy được chia thành năm phần, bắt đầu bằng việc xem xét nghiên cứu lịch sử và văn hóa từ các quan điểm lý thuyết và xem xét ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam. “Lịch sử” và “văn hóa” là gì? người Việt Nam mang ý nghĩa gì? Trong phần thứ hai, sinh viên sẽ tìm hiểu quá trình phát triển thời cổ đại của lịch sử và hình thành văn hóa Việt Nam. Phần thứ ba xem xét các triều đại Lý và Trần cũng như cuộc xâm lược của nhà Minh. Thứ tư, sinh viên sẽ khám phá quá trình Nam tiến của người Việt và Cuộc nổi dậy Tây Sơn. Và cuối cùng, thứ năm, sinh viên sẽ đánh giá sự thống nhất của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn và những gì sẽ xảy ra.

Lịch sử Việt Nam thường được mô tả theo góc nhìn cục bộ. Môn học này coi người Việt là tác nhân của lịch sử, xem xét với những câu hỏi lớn và vấn đề lớn. sinh viên cũng khám phá lịch sử của người dân Việt Nam, sẵn sàng học hỏi và tích hợp các ý tưởng và công cụ bên ngoài để phát triển hơn nữa nền văn hóa Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, sinh viên sẽ phải xem xét với những câu hỏi như: Đâu là những sức mạnh đã hình thành nên bản sắc Việt Nam? Điều gì thúc đẩy (những) thế giới quan của người Việt Nam? Nó đã biến đổi như thế nào theo thời gian?

HASS1041/42 – Tư tưởng Hồ Chí Minh (Việt Nam: Lịch sử và Văn hóa II)

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được sự phát triển kinh tế đáng kể đồng thời mở rộng mối liên hệ và cam kết quốc tế. Kết quả là, đất nước đang trải qua một sự biến đổi hiếm thấy trong lịch sử nhân loại. Sự biến đổi này bao trùm các lĩnh vực đa dạng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, thông tin, giao thông, dinh dưỡng và bất động sản. Nhưng khi Việt Nam phát triển, những phức tạp cả trong nước và quốc tế cũng tăng theo. Làm thế nào chúng ta hiểu được tất cả điều này?

Trên thực tế, Việt Nam từ lâu đã là một nút giao của toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử, văn hóa và kinh tế của Việt Nam lại hiếm khi được hiểu theo cách này. Lịch sử và Văn hóa Việt Nam (II) coi tầm quan trọng của Việt Nam như một điểm giao thoa quốc tế kể từ khi Thực dân Pháp đến Việt Nam hiện đại, môn học khám phá các chủ đề như chủ nghĩa thực dân Pháp và sự kết thúc của triều đại Việt Nam, phản ứng của Việt Nam đối với chủ nghĩa thực dân, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai, giai đoạn sau 1975 và Đổi Mới.

Để kể câu chuyện này, môn học tiếp cận các sự kiện như nhà viết kịch nổi tiếng William Shakespeare đã viết “Cả thế giới là một sân khấu.” Để tìm hiểu sâu hơn về các sự kiện và những nhân vật đã tham gia vào các sự kiện đó, sinh viên sẽ được thử thách diễn lại những khoảnh khắc và tương tác trong sự kiện lịch sử ngay trên sân khấu lớp học. Phan Thanh Giản và Phan Đình Phùng là ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua ngày 2 tháng 9 năm 1945 như thế nào? Và không khí ở Geneva năm 1954 như thế nào? Sinh viên sẽ tưởng tượng mình tại các sự kiện này và vào vai những nhân vật trên.

Môn học này dành cho cả sinh viên không hứng thú lịch sử cũng như các bạn đam mê. Như nhà sử học kinh tế huyền thoại của Việt Nam – Đặng Phong đã lập luận, chỉ khi nắm được kiến thức sâu rộng về lịch sử, các nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp. Do đó, môn học này nhằm mục đích đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai trong mọi lĩnh vực, từ đó có thể định hướng và đánh giá tốt hơn các vấn đề phức tạp mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay, cũng như đưa ra những đánh giá sáng suốt về tương lai phía trước.

HASS1010 – Triết học Mác-Lênin (Triết học, Khoa học và Xã hội)

Số tín chỉ: 3

Môn điều kiện: Không có

Triết học, Khoa học và Xã hội là một trong bốn môn học trong Chương trình giáo dục đại cương, giúp hình thành hệ tư tưởng/giáo dục quốc gia, bắt buộc phải có trong chương trình giáo dục đại học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bốn môn học này được biên soạn nhằm đạt được mục tiêu chính là giúp sinh viên hiểu được các giá trị cốt lõi của cả đất nước và trường đại học thông qua lăng kính học thuật khách quan và phê phán trong bối cảnh toàn cầu. Vì các môn học này sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh cho sinh viên sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại Đại học VinUni, nên mỗi môn học được thiết kế theo tinh thần của phương pháp học ngôn ngữ dựa trên nội dung nhằm giúp sinh viên vừa phát triển năng lực tiếng Anh (chú trọng kỹ năng nói , nghe và đọc), vừa hiểu biết cơ bản về nội dung.

Triết học, Khoa học & Xã hội cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quát về những ý tưởng chính trong Triết học, sự liên quan với xã hội và cách chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu thế giới, hay nói một cách khác là “khoa học”. Môn học bắt đầu với cái nhìn tổng quan về vai trò của Triết học và Siêu hình học khi bắt đầu xem xét lại cách chúng ta nhìn thế giới. Trong phần hai của môn học, sinh viên sẽ đi sâu vào các câu hỏi của Nhận thức luận, trên cơ sở đó định hướng và phát triển tư duy sáng tạo, triết lý nhân sinh và hành động. Sinh viên sẽ tiếp tục khám phá các xu hướng xuất hiện cùng với “bước ngoặt xã hội” của nhận thức luận được tìm thấy trong các tác phẩm phê bình của Thomas Kuhn, và sau đó trong nhóm các tác phẩm được nhóm lại thành Xã hội học Khoa học. Sau đó, sinh viên quay lại những câu hỏi cơ bản về nhân loại được đặt ra trong Triết học và Đạo đức xã hội, để hoàn thiện hình dung về mối quan hệ phức tạp giữa triết học, khoa học và xã hội.

HASS1030 – Chủ nghĩa xã hội khoa học (Chính trị và thay đổi xã hội)

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Với giả định về mối quan hệ cơ bản, mạnh mẽ và thậm chí quan trọng giữa xã hội và chính trị, môn học sẽ hướng dẫn sinh viên hiểu sâu về mối quan hệ trên ở Việt Nam cũng như ở khu vực châu Á rộng lớn trong thế kỷ 20 và 21. Môn học mở ra các khái niệm chính về chính trị và thay đổi xã hội, đồng thời thông qua việc giải thích các khái niệm đó để nghiên cứu động lực của chính trị và thay đổi xã hội dưới hình thức cụ thể. Kiến thức này sẽ giúp sinh viên phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp, đặc biệt là trong những lĩnh vực nghề nghiệp yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về chính trị, các vấn đề hiện tại và lịch sử của thế giới trong thế kỷ trước. Sinh viên có thể tự trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta đang ở vị trí hiện tại và chúng ta sẽ đi về đâu?

HASS1020 – Kinh tế Chính trị Chủ nghĩa Mác-Lênin (Kinh tế Chính trị Toàn cầu)

Số tín chỉ: 2

Môn điều kiện: Không có

Toàn cầu hóa là gì? Nó có liên quan đến Việt Nam không? Vị trí của Việt Nam trên thế giới là gì? Những cơ hội và thách thức nào Việt Nam đang đối diện trong cấu trúc kinh tế chính trị toàn cầu hiện tại? Đây là một số câu hỏi cơ bản mà chúng ta sẽ cùng thảo luận trong môn Kinh tế Chính trị Toàn cầu: Việt Nam-Khu vực-Thế giới. Môn học này bắt đầu với một cái nhìn toàn diện về các quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa qua các góc nhìn của kinh tế chính trị từ các trường phái khác nhau trong Mác – Lênin, khoa học chính trị, địa lý kinh tế, nhân chủng học và lịch sử. Qua đó đem đến cho sinh viên những câu chuyện đa sắc thái về toàn cầu hoá để xem xét liệu Việt Nam có vị trí trong kinh tế chính trị toàn cầu hay không.

Một bước phát triển quan trọng trong các nghiên cứu về kinh tế chính trị cho thấy rằng khả năng của một quốc gia hội nhập hoặc đối phó với phạm vi toàn cầu hóa ngày càng mở rộng phần lớn được quyết định bởi quản trị trong nước. Cùng với đó, phần thứ hai của môn học tập trung vào lịch sử kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu và sự thay đổi trong quản trị nội bộ của đất nước từ quá khứ đến hiện tại. Đặc biệt, chúng ta cần chú ý đến việc cải cách lịch sử đã vạch ra con đường dẫn đến công cuộc Đổi Mới và quá trình tái gia nhập nền kinh tế chính trị toàn cầu của Việt Nam. Trong phần thứ ba của môn học này, chúng ta tìm hiểu những thay đổi của nền kinh tế chính trị toàn cầu đối với Việt Nam, đặc biệt chú ý đến các khu vực gần Việt Nam như ASEAN, Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc) và Nam Á. Chúng ta sẽ kết thúc môn học này bằng cách đánh giá tình trạng hiện tại của Việt Nam và những lộ trình khả thi mà đất nước có thể thực hiện trong hiện tại và tương lai kỹ thuật số toàn cầu hóa.

ENGL0022 – Pathway English Cao cấp B

Số tín chỉ: 6

Môn điều kiện: ENGL0021

Mục tiêu tổng thể của Pathway English là cung cấp cho sinh viên trình độ tiếng Anh nhất định và các kỹ năng học thuật cần thiết để học tập tại VinUni. Pathway English Cao cấp là môn học dành cho học viên đã hoàn thành chương trình Pathway English Trung cấp hoặc cho những học viên có trình độ tiếng Anh đầu vào CEFR B2 (IELTS 6.0 hoặc tương đương). Sinh viên học Pathway EnglishTrung cấp trong học kỳ Mùa hè sẽ học Pathway English Cao cấp trong học kỳ Mùa thu và Mùa xuân, bên cạnh một số môn học đại cương. Khi kết thúc môn học, sinh viên sẽ có trình độ tiếng Anh tương đương CEFR B2+ và đáp ứng đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào của VinUni.

Môn học được chia thành hai thành phần kỹ năng riêng biệt: đọc viết và nghe nói. Sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết tiếng Anh học thuật cơ bản, cũng như nâng cao kiến thức về ngữ pháp, cách phát âm và từ vựng học thuật. Các lớp học sẽ tích cực tổ chức các hoạt động bao gồm thảo luận nhóm, làm nhiệm vụ và học tập trực tuyến. Sinh viên sẽ được cung cấp nhiều loại học liệu, bao gồm văn bản nghe nhìn. Sinh viên ở cấp độ này vẫn được hỗ trợ xây dựng chiến lược cấu trúc, phân tích thông tin, đánh giá quá trình thường xuyên, giảng viên hỗ trợ và hỗ trợ bên ngoài lớp học để đạt được kết quả tối ưu. Môn học không chỉ cải thiện trình độ tiếng Anh cho sinh viên mà còn giúp các em học và áp dụng các kỹ năng học thuật để chuẩn bị thích nghi với các tiêu chuẩn và kỳ vọng của môi trường đại học hiện đại.

ENGL1020 – Tiếng Anh chuyên ngành 2

Số tín chỉ: 3

Môn điều kiện: ENGL1010

Tiếng Anh chuyên ngành 2 củng cố và mở rộng các kỹ năng ngôn ngữ và học thuật được phát triển trong Tiếng Anh Chuyên ngành 1. Sinh viên sẽ tiếp tục mở rộng và hoàn thiện phạm vi sử dụng và độ chính xác của tiếng Anh, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào kỹ năng viết. Mục đích chính của môn học là chuyển đổi từ bài luận viết sang bài nghiên cứu, nâng cao kỹ năng viết học thuật của sinh viên để chuẩn bị cho thể loại viết cần thiết trong quá trình học đại học. Sau khi xác định một câu hỏi nghiên cứu, thông qua phương pháp tiếp cận nhiều giai đoạn và có cấu trúc, sinh viên sẽ thể hiện kỹ năng viết, tạo ra một bài nghiên cứu mạch lạc và chia sẻ những phát hiện với sinh viên liên ngành thông qua các bài thuyết trình. Sinh viên sẽ phát triển hơn nữa các kỹ năng nghiên cứu học thuật, tổng hợp và đánh giá phản biện kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, phát hiện những kết nối mới và cuối cùng là tạo ra các ý tưởng của riêng mình.

VCOR1010 – Trải nghiệm năm nhất – Nhận thức liên văn hóa OASIS 4

Số tín chỉ: không tính tín chỉ

Môn điều kiện: Không có

Số giờ bắt buộc: 6

Đây là học phần thứ 4 không tính tín chỉ của chương trình OASIS@VinUni.
Môn học được cung cấp thông qua các Viện/ký túc xá nội trú của sinh viên, phối hợp với Ủy ban Chương trình Giáo dục Đại cương. Đây là môn học nền tảng nhằm trang bị cho sinh viên năm nhất hiểu biết đúng đắn về bản chất, giá trị và yêu cầu chung của giáo dục đại học, được thiết kế để hỗ trợ sinh viên tìm được định hướng thông qua trải nghiệm học tập mới ở trường đại học. Môn học này cũng tạo nên cơ sở hỗ trợ vững chắc, từ đó sinh viên có thể phát triển hơn nữa phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong trường đại học.

Học phần này giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của năng lực liên văn hóa và giúp các em nuôi dưỡng một cái nhìn toàn cầu tổng quát về nền trí tuệ và học thuật, từ đó nuôi dưỡng sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau.

VCOR1010 – Trải nghiệm năm nhất – OASIS 5 Phát triển bản thân & Khám phá

Số tín chỉ: Không tính tín chỉ

Môn điều kiện: Không có

Số giờ bắt buộc: 6

Các chương trình cung cấp cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và mạng lưới chuyên gia. Sinh viên có thể học hỏi thông qua tiếp xúc với các phương pháp làm việc đa dạng và các ngành công nghiệp mới lạ, tham gia vào những cuộc trò chuyện sâu với các nhà lãnh đạo trong ngành. Chương trình cũng mở ra cơ hội khám phá và phát triển sự nghiệp, tạo nền tảng để sinh viên xây dựng mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng.

Lối sống lành mạnh 2 – VCOR1022

Số tín chỉ: Không tính tín chỉ

Môn điều kiện: VCOR1021

Số giờ yêu cầu: 22.5

“Lối sống lành mạnh” là môn học bắt buộc và không tính tín chỉ của Chương trình Giáo dục đại cương. Sinh viên phải theo học môn này để đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nhất. Môn học cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết và các bài học thực hành (các lớp thể dục/thể thao), nhờ đó sinh viên có thể phát triển một cách tiếp cận phù hợp để đạt được một lối sống lành mạnh về thể chất, tinh thần, xã hội và tâm hồn.

Cụ thể, môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về các thói quen hàng ngày nhằm xây dựng một lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh bao gồm sức khỏe thể chất, tâm lý xã hội và tinh thần. Sinh viên sẽ nhận được tư vấn và định hình quan điểm, cho thấy tầm quan trọng của việc có một cuộc sống cân bằng. Nội dung môn học nhấn mạnh các thành phần của lối sống lành mạnh có quy trình và mang tính khoa học, cho phép sinh viên hiểu rõ phải làm gì để đạt được mục tiêu về sức khỏe tổng thể. Sinh viên sẽ được học về dinh dưỡng và chế độ ăn uống, xua tan những lầm tưởng về chăm sóc sức khỏe. Có một trí óc lành mạnh, cơ thể khỏe mạnh, suy nghĩ minh mẫn và khả năng xử lý thông tin hiệu quả là những đặc điểm chính của một lối sống lành mạnh.

Môn học nhấn mạnh ứng dụng thực tế của các kiến thức đã học, tích hợp vào thói quen hàng ngày và trong suốt cuộc đời sinh viên. Phần lớn môn học sẽ được tổ chức trong các môi trường và địa điểm khác nhau, giúp sinh viên tiếp xúc với nhiều loại công cụ và tài nguyên thể dục để duy trì một nền tảng lành mạnh.