Trợ động từ trong tiếng Anh và những điều cần biết

Tổng hợp các kiến thức về trợ động từ trong tiếng Anh

Trợ động từ trong tiếng Anh và những điều cần biết

10/07/2023

Trợ động từ trong tiếng Anh là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Hiện nay, trợ động từ được chia làm nhiều loại khác nhau với vô vàn các quy tắc và cách sử dụng riêng biệt. Nếu bạn vẫn chưa nắm được trợ động từ là gì và cách sử dụng trợ động từ ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

khai-quat-tro-dong-tu-trong-tieng-anh-so-1

Tổng quan về trợ động từ trong tiếng Anh

Trợ động từ Auxiliary Verb là gì?

Trợ động từ trong tiếng Anh viết tắt là gì? Trong tiếng Anh, trợ động từ được viết tắt là Auxiliary Verbs, đây là những từ đứng trước động từ chính để hỗ trợ và làm rõ nghĩa của câu. Chúng thường được sử dụng để hình thành câu phủ định, câu nghi vấn, biểu thị thời gian và các tình huống khác trong câu.

Trong tiếng Anh, các trợ động từ phổ biến bao gồm: be (thì, là, ở), have (có), do (làm), will (sẽ), shall (sẽ), can (có thể), could (có thể ở quá khứ),…

Ví dụ:

  • She is reading a book. (Trợ động từ “is” được sử dụng để biểu thị thì hiện tại tiếp diễn)
  • They have finished their homework. (Trợ động từ “have” được sử dụng để tạo thì hiện tại hoàn thành)
  • Did you eat lunch? (Trợ động từ “did” được sử dụng để tạo câu hỏi)
  • He can play the piano. (Trợ động từ “can” được sử dụng để biểu thị khả năng)
khai-niem-tro-dong-tu-trong-tieng-anh-so-2

Trợ động từ trong tiếng Anh là gì?

Bốn trợ động từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, có 4 loại trợ động từ thường gặp đó chính là: “to be,” “to have,” “to do,” và “modal verbs” mỗi loại có chức năng riêng trong cấu trúc câu. Sau đây là cấu trúc của từng loại trợ động từ cũng như một số lưu ý bạn cần nắm khi sử sử dụng:

Trợ động từ “be”

Trợ động từ To Be (am, is, are, was, were) được kết hợp với động từ chính để tạo thành thể bị động hoặc tiếp diễn.

Ví dụ:

  • Thể bị động: He was imprisoned for two years. (Anh ta bị bỏ tù 2 năm.) 
  • Thể tiếp diễn: I am doing exercise. (Tôi đang tập thể dục.)

Trợ động từ “do”/ “does”

Trợ động từ do, does và did dùng để thành lập câu hỏi, câu phủ định và nhấn mạnh các hành động. 

Ví dụ: 

  • Câu phủ định: I don’t know how to speak Chinese. (Tôi không biết nói tiếng Trung.)
  • Câu hỏi: Do you know how to cook? (Bạn có biết nấu ăn không?)
  • Nhấn mạnh hành động: She does like you. (Cô ấy rất mến bạn.)

Trợ động từ “have” / “has”

Trợ động từ To Have (have, has, had) được sử dụng để tạo nên thể hoàn thành. 

Ví dụ:

  • I realized that I had met her before. (Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã gặp cô ấy.)
  • They have lived here for a long time. (Họ đã sống ở đây lâu rồi.)

Trợ động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Trợ động từ khuyết thiếu (Modal verbs) cũng được xem là trợ động từ, bởi vì nó giúp bổ sung ý nghĩa cho động từ chính, thể hiện trạng thái ngữ pháp và nhấn mạnh ngữ nghĩa của câu. Những động từ khuyết thiếu thường gặp như:

Can/could (có thể)

Can có dạng quá khứ là could, ở dạng phủ định là can not (can’t) và could not (couldn’t). Can được dùng để:

  • Diễn đạt khả năng ở hiện tại hoặc tương lai.
  • Trong câu hỏi: Diễn tả sự xin phép, cho phép, lời yêu cầu, đề nghị, gợi ý,…

Ví dụ:

  • I can see you tomorrow. → Ngày mai tôi có thể gặp bạn.
  • Can I use your phone?  → Tôi dùng điện thoại của bạn có được không?

May/might (có thể, có lẽ)

May có dạng quá khứ là might và dạng phủ định là may not, might not. May được dùng để:

  • Diễn tả điều gì đó có thể là thật hoặc có khả năng xảy ra ở hiện tại và tương lai.
  • Lời xin phép có tính trang trọng, lễ phép hơn “can”.

Ví dụ:

  • She may be out shopping. → Có thể cô ấy đang đi mua sắm.
  • May I borrow your car? → Tôi có thể mượn xe của bạn được không?

Must (phải)

Must có dạng phủ định là must not (mustn’t). Must được dùng để:

  • Diễn đạt sự cần thiết hoặc bắt buộc ở hiện tại và tương lai.
  • Đưa ra lời khuyên hoặc lời yêu cầu được nhấn mạnh.
  • Đưa ra suy luận hợp lý và chắc chắn.

Ví dụ:

  • Plants must get enough water and light. → Cây cần phải có đủ nước và ánh sáng.
  • You must get up earlier in the morning. → Buổi sáng bạn phải dậy sớm hơn nữa.
  • You must keep it a secret. → Bạn phải giữ kín chuyện đó.

Ought to (nên)

Ought to có dạng phủ định là ought not to. Ought to được dùng để chỉ sự bắt buộc hay bổn phận phải làm gì (mức độ thấp hơn must).

Ví dụ:

  • You ought to start at once. → Bạn nên khởi hành ngay.
  • She ought to see a doctor. → Cô ấy nên đến gặp bác sĩ.

Will/would (sẽ)

Will (sẽ) có dạng phủ định là will not (won’t) và ở dạng quá khứ là would. Will được dùng để:

  • Dự đoán về khả năng sự việc xảy ra trong tương lai.
  • Đưa ra một quyết định tại thời điểm nói.

Ví dụ:

  • I will give my girlfriend a bouquet. → Tôi sẽ tặng bạn gái một bó hoa.
  • I will come pick you up right away. → Tôi sẽ đến đón bạn ngay lập tức.
cac-loai-tro-dong-tu-trong-tieng-anh-so-3

Các loại trợ động từ thông dụng hiện nay

Đặc điểm chung của trợ động từ (Auxiliary Verbs)

Nhìn chung, mọi trợ động từ đều có những đặc điểm sau:

  • Chuyển thành dạng phủ định khi thêm “not” vào phía sau. Ví dụ: won’t (sẽ không), can’t (không thể),…
  • Đảo ngữ, trợ động từ đứng đầu câu sẽ hình thành câu nghi vấn. Ví dụ: Is he a cat? (Anh ấy là một con mèo phải không?)
  • Sử dụng để tạo các câu hỏi đuôi. Ví dụ: She is good, isn’t she? (Cô ấy tốt, đúng chứ?)
  • Trả lời các câu hỏi bằng câu trả lời ngắn hình thành bằng chính trợ động từ ấy. Ví dụ: Yes, I will. (Vâng, tôi sẽ.)
  • Cấu tạo nên các câu tỉnh lược. Ví dụ: Don’t you? (Bạn không làm đúng không?)
dac-diem-tro-dong-tu-trong-tieng-anh-so-4

Một số đặc điểm của các loại trợ động từ

Tiêu chí xét tuyển tiếng Anh đầu vào của VinUni

Trường Đại học VinUni là một trong những trường Đại học có chất lượng đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế, với mục tiêu đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc và có khả năng hội nhập toàn cầu. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, VinUni yêu cầu các ứng viên phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu 6.5 IELTS hoặc tương đương như: TOEFL iBT hoặc PTE Academic. Điều này giúp đảm bảo rằng sinh viên có đủ khả năng ngôn ngữ để tham gia các khóa học hoàn toàn bằng tiếng Anh và giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu tiếng Anh này, VinUni cung cấp chương trình Pathway English. Chương trình này được thiết kế nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên, giúp họ đạt được mức CEFR B2+ sau khi hoàn thành. Pathway English không chỉ tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ mà còn cung cấp các kỹ năng học thuật cần thiết như: viết luận, nghiên cứu, và thuyết trình. Đây là một cơ hội tuyệt vời để những ứng viên chưa đạt yêu cầu tiếng Anh có thể chuẩn bị tốt hơn cho chương trình học chính thức tại VinUni.

Việc đầu tư vào kỹ năng tiếng Anh ngay từ giai đoạn đầu vào không chỉ giúp sinh viên tự tin hơn trong học tập mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và phát triển cá nhân trong tương lai. Để biết thêm chi tiết về yêu cầu trình độ tiếng Anh và chương trình Pathway English, bạn có thể tham khảo trên website của VinUni nhé!

tieng-anh-dau-vao-cua-vinuni-bao-nhieu-so-5

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào của VinUni là gì?

Việc hiểu và sử dụng chính xác các trợ động từ trong tiếng Anh là yếu tố quan trọng giúp bạn biểu đạt ý nghĩa lời nói một cách rõ ràng, tránh gây hiểu lầm trong giao tiếp. Vì vậy, để đạt điểm cao trong các kỳ thi cũng như nói tiếng Anh tốt hơn, bạn hãy ghi nhớ nội dung lý thuyết mà VinUni tổng hợp phía trên nhé.