
Giới thiệu
Thầy Trần Khải Hoài gia nhập VinUniversity vào năm 2022 với vai trò Giảng viên cao cấp ngành Lịch sử và Văn hóa Việt Nam. Thầy được đào tạo theo phương pháp tiếp cận xuyên khu vực và không biên giới đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, xem Việt Nam như một không gian giao thoa giữa các nền văn minh Đông Á thuộc hệ Hán và thế giới hàng hải Đông Nam Á. Thầy hoàn thành chương trình Thạc sĩ (2006) và Tiến sĩ (2022) về Văn học, Tôn giáo và Văn hóa Việt Nam tại Đại học Cornell.
Trước khi đến với VinUniversity, thầy từng là Giảng viên tại Đại học Cornell, giảng dạy các khóa học từ Lịch sử Trung Hoa, Tiếng Trung, Tôn giáo châu Á cho đến Nghiên cứu Đông Nam Á.
Niềm say mê của thầy đối với đất nước Việt Nam vượt xa môi trường học thuật. Thầy đã dành gần một thập kỷ để theo đuổi báo chí văn hóa, biên tập và dịch thuật, cũng như các hoạt động phi lợi nhuận nhằm bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Thầy từng là Biên tập viên và Dịch giả cho tạp chí điện tử Vietnam Heritage và Nhà xuất bản Thế Giới, nơi thầy tham gia xuất bản các ấn phẩm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010–2010). Sau đó, thầy giữ vai trò giữ vai trò giám tuyển bộ sưu tập kỹ thuật số các văn bản Hán Nôm Việt Nam của Tổ chức Bảo tồn Nôm Việt Nam (NGO và phi lợi nhuận) tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hai ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, thầy còn dành tâm huyết bảo tồn và truyền dạy văn hóa Việt Nam thông qua võ thuật truyền thống. Từ năm 2007 đến 2016, thầy là người hướng dẫn võ cổ truyền Việt Nam tại Hà Nội theo mô hình lớp học cộng đồng và tiếp tục quảng bá võ thuật Việt ra quốc tế.
Hiện tại, thầy đang theo đuổi các dự án kết nối giữa lịch sử Việt Nam tiền hiện đại và văn hóa đương đại. Tiêu biểu là nghiên cứu về vở chèo và bài thơ Hán Nôm Quan Âm Thị Kính—một câu chuyện nguyên gốc Việt Nam về Bồ Tát Quán Âm nhưng lấy bối cảnh ở Triều Tiên—như một truyền thống kể chuyện đa tầng vượt qua nhiều phương tiện, quốc gia, cộng đồng và ngôn ngữ. Bên cạnh đó, thầy cũng tìm hiểu sự liên hệ giữa các lời tiên tri cổ xưa, các truyền thống Phật giáo thiên niên kỷ đang lan tỏa trên toàn cầu, nhằm làm sáng tỏ những tác động của khủng hoảng khí hậu tại Việt Nam. Nghiên cứu sắp tới của thầy tập trung vào niềm tin thờ Cá Ông ở miền Nam và tác động của tín ngưỡng này tới du lịch sinh thái và tâm linh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
· Nghiên cứu Hán Nôm
· Việt Nam và khu vực Hán văn (Sinosphere)
· Các tôn giáo Việt Nam
· Phật giáo
· Võ thuật như văn hóa thân thể
· Lịch sử môi trường
· Nhân văn học sinh thái
· Lịch sử Việt Nam tiền hiện đại
· Khu vực Hán văn (Sinosphere)
· Tôn giáo châu Á và Việt Nam
· Truyền thống tư tưởng Đông Á
· Trải nghiệm và văn hóa thân thể trong văn hóa Việt Nam
· Lịch sử môi trường
1. “Punting through a Shallow World: Master Buddha’s Watery Eschatology amidst the Rising Tides of Climate Change in the Mekong Delta.” Yin-Cheng Journal of Contemporary Buddhism, 1, no. 2 (March 2025).
2. “Cetacean Afterlives: Missed Encounters with the Whale God and the Haunting of Spiritual and Ecological Tourism in the Mekong Delta.” Conference paper, Open Innovation Conference: Innovation for a Green Future,” December 6–7, 2024.
3. “The Little Old Vietnamese Man?: Taijiquan Diplomacy in Sino-Vietnamese Relations and the Making of an Internal Martial Art.” Martial Arts Studies (forthcoming 2025).
4. “Magic and Memory: Considering an Itinerant Doctor’s Account of Living Buddhism during the Republic of Vietnam,” Kyoto Review of Southeast Asia, 35 (Mar 2023): https://kyotoreview.org/issue-35/magic-and-memory-during-the-republic-of-vietnam/.
5. “Views from the South” and “Lessons from the South.” Essays for Dr. Ben Judkin’s blog for the academic study of Traditional Chinese Martial Arts, Kung Fu Tea, Nov. 15, 20, 2020, https://chinesemartialstudies.com.
6. “New Story of Quan Âm with Commentary and Explanation,” Korea and Vietnam: Early Modern Encounters Conference. New York: Columbia University Press, forthcoming.
7. “Esoteric Tradition of Master Buddha of Western Peace.” Asian Philosophical Texts: Exploring Hidden Sources, edited Takeshi Morisato. Mimesis, 2020.
8. Dharma Mountain Buddhism and Martial Yoga, Frederick, MD: Chua Xa Loi, 2007, 2010.
9. “Thần Quyền: An Introduction to Spirit Forms of That Son Martial Arts.” Journal of Asian Martial Arts 13, no. 2 (2004): 64-79.
· Tiến sĩ Văn học, Tôn giáo và Văn hóa Việt Nam (Đại học Cornell)