Tổng hợp câu tường thuật đặc biệt dạng To-Infinitive và V-ing

04/08/2023

Câu tường thuật là một phần ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, được sử dụng phổ biến trong văn bản cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Trong , câu tường thuật đặc biệt là một phần nhỏ trong chuyên đề ngữ pháp này và có những quy tắc riêng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các kiến thức liên quan để người đọc có thể hiểu và nắm vững về “câu tường thuật đặc biệt“.

cau-tuong-thuat-dac-biet-trong-tieng-anh-so-1

Tổng quan về câu tường thuật đặc biệt

Câu tường thuật đặc biệt là gì?

Câu tường thuật, hay còn gọi là câu gián tiếp, trong tiếng Anh được gọi là Reported Speech. Đây là dạng câu được sử dụng để tahuật lại lời nói hoặc hành động của một cá nhân nào đó.

Khi sử dụng câu tường thuật trong tiếng Anh, người học cần tuân thủ một số quy tắc ngữ pháp, đặc biệt khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu tường thuật. Tuy nhiên có một số trường hợp, cấu trúc câu tường thuật không tuân theo quy tắc ngữ pháp thông thường, thì đây chính là câu tường thuật đặc biệt.

Câu tường thuật đặc biệt dạng To-Infinitive và V-ing

Trong một số tình huống, cấu trúc câu tường thuật có thể được điều chỉnh để phù hợp với ngữ cảnh và mục đích của người nói. Khi đó, chúng ta sẽ có các câu tường thuật đặc biệt.

Cấu trúc của các câu tường thuật đặc biệt thường được chia thành hai nhóm chính: câu tường thuật với To-Infinitive và câu tường thuật với V-ing (Gerund). Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về các dạng câu tường thuật đặc biệt này!

reported-speech-with-infinitive-so-3

Câu tường thuật đặc biệt dạng To-Infinitive

Dạng đặc biệt với To-Infinitive

Câu tường thuật đặc biệt thường được rút gọn bằng cách kết hợp với To-infinitive. Công thức câu tường thuật đặc biệt với To-Infinitive được sử dụng cho những mục đích sau:

Khi muốn thuật lại một mệnh lệnh

Cấu trúc: Told somebody (not) to do something

Ví dụ:

  • Direct speech: “Keep quiet!”, said the teacher.
  • Reported speech: The teacher told us to keep quiet.

Khi muốn thuật lại một yêu cầu

Cấu trúc: Asked somebody (not) to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Please, don’t bring food in the car”, the driver said.
  • Reported Speech: The driver asked me not to bring food in the car.

Trong trường hợp câu trực tiếp là dạng câu hỏi yêu cầu bắt đầu bằng Will/Would/Can/Could, bạn cũng có thể áp dụng cấu trúc trên trong câu tường thuật.

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Will you clean the room?”, my mother said.
  • Reported Speech: My mother asked me to clean the room.

Khi muốn thuật lại một lời khuyên

Cấu trúc: Advised somebody (not) to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “You should study hard for the exam”, my friend said.
  • Reported Speech: My friend advised me to study hard for the exam.

Trong trường hợp câu trực tiếp chứa các cấu trúc “You’d better” hay “If I were you” thì bạn vẫn có thể áp dụng cấu trúc câu tường thuật đặc biệt trên.

Ví dụ:

  • Direct Speech: “ You’d better study now”, she said.
  • Reported Speech: She advised me to study then.

Khi muốn thuật lại một lời hứa

Cấu trúc: Promised to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I will buy you a new car”, my husband said.
  • Reported speech: My husband promised to buy me a new car.

Khi muốn thuật lại một lời đe dọa

Cấu trúc: Threatened to do something

Ví dụ:

  • Direct speech: “Give me all your money or I’ll kill you”, said the robber.
  • Reported speech: The robber threatened to kill me if I didn’t give him all my money.

Khi muốn thuật lại một lời cảnh báo

Cấu trúc: Warned somebody (not) to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Don’t move. There’s a bomb”, he said.
  • Reported Speech: He warned me not to move since there was a bomb.

Khi muốn thuật lại một lời mời

Cấu trúc: Invited somebody to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Do you want to come to the party?”, my boyfriend said.
  • Reported Speech: My boyfriend invited me to come to the party.

Khi muốn thuật lại một lời nhắc nhở

Cấu trúc: Reminded somebody to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Don’t forget to close the window”, my father said.
  • Reported Speech: My father reminded me to close the window.

Khi muốn thuật lại một lời động viên

Cấu trúc: Encouraged somebody to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Keep going! You can win the competition”, my teacher said.
  • Reported Speech: My teacher encouraged me to keep going.

Khi muốn thuật lại một lời khẩn cầu

Cấu trúc: Begged/implored somebody (not) to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Please, Don’t leave me alone”, my friend said.
  • Reported Speech: My friend begged me not to leave.

Khi muốn thuật lại một sự tự nguyện

Cấu trúc: Offered to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Could I help you?”, the waiter said.
  • Reported Speech: The waiter offered to help me.

Khi muốn thuật lại một sự đồng ý

Cấu trúc: Agree to do something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I will give you a second chance”, Tom said.
  • Reported Speech: Tom agreed to give me a second chance.
reported-speech-with-gerund-so-2

Câu tường thuật đặc biệt dạng V-ing

Dạng đặc biệt với V-ing (Gerund)

Trong nhiều trường hợp, câu tường thuật đặc biệt còn được sử dụng với các động từ đặc biệt và không cần phải tuân theo cấu trúc thông thường. Khi đó, động từ chính sẽ được chia dưới dạng V-ing. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần sử dụng câu tường thuật đặc biệt với V-ing:

Khi muốn thuật lại một lời buộc tội

Cấu trúc: Accused somebody of doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “You broke my phone, Joe”, Nancy said.
  • Reported Speech: Nancy accused Joe of breaking her phone.

Khi muốn thuật lại một lời thừa nhận

Cấu trúc: Admitted doing/having done something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I didn’t go to school yesterday”, James said.
  • Reported Speech: James admitted not going/having gone to school last day.

Khi muốn thuật lại một lời phủ nhận

Cấu trúc: Denied doing/having done something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I don’t steal your money”, she said.
  • Reported Speech: She denied stealing/having stolen my money.

Khi muốn thuật lại một lời xin lỗi

Cấu trúc: Apologized (to somebody) for doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I’m sorry I broke your car”, Lisa said
  • Reported Speech: Lisa apologized for breaking my car.

Khi muốn thuật lại một lời khen ngợi

Cấu trúc: Congratulated somebody on doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Congratulations! You achieved your target”, my friend said.
  • Reported Speech: My friend congratulated me on achieving my target.

Khi muốn thuật lại một sự quả quyết, khăng khăng

Cấu trúc: Insisted on doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I must invite her to my party”, Luke said
  • Reported Speech: Luke insisted on inviting her to his party.

Khi muốn thuật lại một lời đề nghị

Cấu trúc: Suggested doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Let’s visit HCM city this summer”, Ken said.
  • Reported Speech: Ken suggested visiting HCM city that summer.

Ngoài ra, khi câu trực tiếp có cụm từ “Why don’t you” với ý nghĩa đề nghị, gợi ý, ta cũng có thể sử dụng cấu trúc trên để diễn đạt trong câu trần thuật.

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Why don’t you go to the cinema with us?”, She said.
  • Reported Speech: She suggested going to the cinema with them.

Khi muốn thuật lại một lời cảm ơn

Cấu trúc: Thanked somebody for doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Thank you for your interesting answer”, the teacher said.
  • Reported Speech: The teacher thanked me for answering her question.

Khi muốn thuật lại một lời cảnh báo

Cấu trúc: Warned somebody against (doing) something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “Don’t trust her”, my friend said.
  • Reported Speech: My friend warned me against trusting her.

Khi muốn thuật lại một sự đổ lỗi

Cấu trúc: Blamed somebody for doing something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “You caused this mess!”, my girlfriend said.
  • Reported Speech: My girlfriend blamed me for causing that mess.

Khi muốn thuật lại một lời thú tội

Cấu trúc: Confessed to (doing) something

Ví dụ:

  • Direct Speech: “I copied your assignment”, Jane said.
  • Reported Speech: Jane confessed to copying my assignment.

Như vậy, chúng tôi vừa tổng hợp các kiến thức quan trọng về câu tường thuật đặc biệt. Các trường hợp về câu tường thuật đặc biệt rất đa dạng nên thí sinh cần có tư duy tốt và xử lý chúng gọn gàng. Để đáp ứng yêu cầu tiếng Anh của các trường đại học hàng đầu như VinUni, nắm vững các kỹ năng này là cực kỳ quan trọng. 

VinUni yêu cầu ứng viên đạt tối thiểu 6.5 IELTS (hoặc tương đương) để đủ điều kiện xét tuyển. Nếu bạn chưa đạt yêu cầu này, bạn có thể tham gia chương trình Pathway English. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ cải thiện kỹ năng đọc, nghe, nói và viết tiếng Anh học thuật, đồng thời nâng cao kiến thức về ngữ pháp, phát âm và từ vựng học thuật. Hãy chuẩn bị thật tốt để có cơ hội học tập tại môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế của VinUni!

Xem thêm: Trợ động từ trong tiếng Anh và những điều cần biết

Banner footer