Tổng hợp các nhà Tâm lý học nổi tiếng trên thế giới

16/09/2023

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bản thân cũng như những người xung quanh. Xã hội càng phát triển thì Tâm lý học cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có được thành tựu như hiện nay không thể nào bỏ qua quá trình nghiên cứu, nỗ lực của các nhà Tâm lý học nổi tiếng trên thế giới. Chi tiết tìm hiểu ngay sau đây.

cac-nha-tam-ly-hoc-noi-tieng-1

Tổng hợp các nhà Tâm lý học nổi tiếng trên thế giới

Các nhà Tâm lý học nổi tiếng

Dưới đây là các nhà Tâm lý học nổi tiếng sở hữu những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Tâm lý học. Dưới đây là một số cái tiên tiêu biểu:

William James

William James là một trong các nhà Tâm lý học nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử. Ông không chỉ là một nhà Tâm lý học mà còn là một triết gia xuất sắc với những đóng góp nổi bật đã đặt nền móng cho sự phát triển của Tâm lý học ở Mỹ và trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu nổi bật không thể bỏ qua của William James là:

  • Thuyết thực dụng (Pragmatism): James là một trong những người sáng lập ra thuyết thực dụng, một trường phái triết học nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hữu ích và ứng dụng thực tiễn của ý tưởng và kiến thức. Ông tin rằng giá trị của một ý tưởng hoặc lý thuyết nằm ở khả năng áp dụng và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống thực tế.
  • Tâm lý học chức năng (Functionalism): William James là một trong những người đi đầu trong trường phái tâm lý học chức năng. Thay vì tập trung vào cấu trúc của ý thức, ông nhấn mạnh vào cách mà tâm trí con người hoạt động, tương tác với môi trường,và giúp con người thích nghi với cuộc sống.
  • Lý thuyết James-Lange về cảm xúc: Cùng với nhà sinh lý học Carl Lange, William James đã phát triển lý thuyết James-Lange về cảm xúc, theo đó cảm xúc không phải là nguyên nhân của các phản ứng sinh lý, mà là kết quả của chúng.

John B. Watson

John B. Watson là một nhà tâm lý học người Mỹ nổi bật nhất trong thế kỷ 20, được biết đến rộng rãi với vai trò là người sáng lập ra trường phái hành vi học (Behaviorism). Ông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực Tâm lý học bằng cách tập trung vào nghiên cứu hành vi có thể quan sát được thay vì các quá trình tâm lý nội tại. Những đóng góp chính của John B. Watson là:

  • Thí nghiệm Little Albert: Trong thí nghiệm này, ông đã điều kiện hóa bé Albert sợ chuột trắng bằng cách kết hợp tiếng động lớn mỗi khi bé chạm vào con chuột. Từ đó chứng minh rằng phản ứng cảm xúc, như nỗi sợ hãi, có thể được điều kiện hóa và học được thông qua các kích thích môi trường.
  • Phản đối việc nghiên cứu ý thức: Watson cho rằng việc nghiên cứu ý thức là không khoa học vì nó không thể quan sát và đo lường được. Ông đề xuất Tâm lý học nên tập trung vào việc nghiên cứu các hành vi có thể quan sát được.
  • Ứng dụng tâm lý học vào thực tiễn: Watson tin rằng tâm lý học có thể được ứng dụng để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện cuộc sống của con người.

Sigmund Freud

Sigmund Freud, sinh năm 1856 tại Áo, được biết đến rộng rãi là “cha đẻ của phân tâm học” – một trường phái Tâm lý học tập trung vào việc khám phá thế giới vô thức của con người. Một số nghiên cứu nổi bật của Sigmund Freud là:

  • Phân tâm học (Psychoanalysis): Đây là phương pháp điều trị tâm lý dựa trên việc khám phá các xung đột vô thức ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con người. Phân tâm học tập trung vào việc khám phá quá khứ của người bệnh, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu, để giải quyết các vấn đề tâm lý hiện tại.
  • Lý thuyết về vô thức (Unconscious Mind): Freud cho rằng tâm trí con người được chia thành ba phần: ý thức (conscious), tiền ý thức (preconscious) và vô thức (unconscious). Ông tin rằng phần lớn các suy nghĩ, khao khát và ký ức của chúng ta nằm trong vô thức đồng thời chúng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi, cảm xúc mà chúng ta không nhận thức được.
  • Cơ chế phòng vệ (Defense Mechanisms): Freud đề xuất rằng con người sử dụng các cơ chế phòng vệ để bảo vệ bản thân khỏi những cảm giác lo âu hoặc xung đột bên trong.
  • Cấu trúc nhân cách: Freud chia tâm lý con người thành ba thành phần chính. Trong đó Id đại diện cho các bản năng sơ khai và những ham muốn vô thức, Ego là phần có ý thức, đóng vai trò trung gian giữa Id và thế giới thực còn Superego là lương tâm, đại diện cho các chuẩn mực xã hội và đạo đức.
cac-nha-tam-ly-hoc-noi-tieng-2

Các nhà Tâm lý học nổi tiếng

Cơ sở đào tạo ngành Tâm lý học chất lượng

Trường Đại học VinUni tự hào mang đến chương trình đào tạo ngành Tâm lý học được xây dựng theo chuẩn quốc tế nhờ sự hợp tác với các trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Khóa học này không chỉ cung cấp kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về Tâm lý học mà còn cập nhật các xu hướng và nghiên cứu mới nhất trong ngành đồng thời trang bị cho người học hàng loạt kỹ năng cần thiết khác.

Giảng viên tại VinUni là những chuyên gia, nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực Tâm lý học, nhiều người trong số họ đã có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc tại các trường Đại học danh tiếng trên thế giới. Trong những năm gần đây, VinUni tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng với các phòng học, phòng thí nghiệm được trang bị công nghệ tiên tiến, hỗ trợ tối đa cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Đặc biệt, Trường có các mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp sinh viên có cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tế ngay từ khi còn học. Điều này không chỉ giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm mà còn mở rộng mạng lưới kết nối nghề nghiệp. VinUni luôn khuyến khích người học tham gia vào các dự án nghiên cứu, từ đó phát triển khả năng tư duy phản biện, phân tích và sáng tạo. Đồng thời, trường cũng chú trọng phát triển toàn diện cho sinh viên cả về mặt kỹ năng mềm lẫn chuyên môn.

cac-nha-tam-ly-hoc-noi-tieng-3

Cơ sở đào tạo ngành Tâm lý học chất lượng

Bài viết trên đã giới thiệu các nhà Tâm lý học nổi tiếng trên thế giới cùng những nghiên cứu nổi bật của họ. Mong rằng với những thông tin này bạn sẽ có nhìn toàn diện và bao quát hơn về lĩnh vực này.