Tìm hiểu ngành kinh tế học là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

16/09/2023

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các nhóm ngành thuộc lĩnh vực kinh tế vẫn không ngừng mở rộng và phong phú thêm, trong đó ngành kinh tế học đang là ngành thu hút nhiều thí sinh nhất. Vậy ngành kinh tế học là gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu chung về ngành Kinh tế học

Ngành Kinh tế học là gì? Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về cách thức quản lý nguồn lực thông qua các cấu trúc kinh tế – xã hội. Từ đó giúp duy trì các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hoá một cách ổn định và phù hợp. Nhờ sự nghiên cứu này, Kinh tế học giúp chúng ta biết rõ hơn về cách thức hoạt động của nền kinh tế, các vấn đề kinh tế – xã hội và xu hướng toàn cầu, giúp dự đoán tình hình kinh tế và sử dụng nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả. 

tim-hieu-nganh-kinh-te-hoc-la-gi-co-hoi-viec-lam-ra-sao-anh-1

Ngành Kinh tế học là ngành học chuyên nghiên cứu về cách thức quản lý nguồn lực thông qua các kiểu xã hội điển hình

Ngành kinh tế học rất đa dạng về lĩnh vực, do đó, chuyên ngành của nó cũng rất phong phú như: Kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế quốc tế,… Mỗi ngành này đều tập trung vào một khía cạnh cụ thể của kinh tế, do đó, bạn nên xác định rõ thế mạnh và sở thích của mình nhằm theo học đúng chuyên ngành và đúng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. 

Cơ hội việc làm ngành Kinh tế học

Ngành Kinh tế hiện nay gồm 3 nhóm ngành cơ bản là: nhóm ngành Quản trị, nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế – Tài chính và nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán. Mỗi ngành lại có yêu cầu và kỹ năng riêng, do đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực của mình khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học. 

Phân tích, nghiên cứu thị trường

tim-hieu-nganh-kinh-te-hoc-la-gi-co-hoi-viec-lam-ra-sao-anh-2

Để trở thành nhà nghiên cứu thị trường giỏi, bạn cần biết thiết kế nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu

Nghiên cứu thị trường là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và có sự đầu tư chỉn chu nhằm biết được xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể dựa vào sự nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Để trở thành nhà nghiên cứu thị trường giỏi, bạn cần biết thiết kế các nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu nhằm định lượng kết quả và trình bày thông tin này cho khách hàng, doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hiện nay, mức lương của chuyên viên nghiên cứu thị trường rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng và sẽ được tăng thêm theo số năm kinh nghiệm làm việc của bạn. 

Tư vấn tài chính doanh nghiệp 

Tài chính là lĩnh vực khá hấp dẫn đối với sinh viên ngành Kinh tế học vì đây là công việc có môi trường làm việc năng động và cơ hội phát triển sự nghiệp cũng rất tốt. Để gắn bó với công việc này, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên lý kinh tế, kỹ năng phân tích số liệu và khả năng tư duy logic nhằm đưa ra lời khuyên hữu ích nhất giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn lực sản xuất và phân phối. Hiện nay, mức lương của ngành này đang dao động từ 10 – 15 triệu tuỳ vào vị trí công việc của bạn. Tuy đây là công việc hấp dẫn song áp lực công việc khá cao, đi kèm với rủi ro sai sót về tài chính, do đó, bạn cần có kỹ năng xử lý khủng hoảng và tỉ mỉ trong mỗi công đoạn để tránh xảy ra sai sót. 

Quản trị nhân lực

tim-hieu-nganh-kinh-te-hoc-la-gi-co-hoi-viec-lam-ra-sao-anh-3

Quản trị nhân lực cũng là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng sinh viên ngành Kinh tế học rất lớn

Ngoài việc quản trị nguồn lực sản xuất, thì quản trị nhân lực cũng là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Hầu hết sinh viên ngành Kinh tế học khi tốt nghiệp đều nắm rõ về các lý thuyết quản lý và cách vận hành nhân sự trong doanh nghiệp, vì vậy, sinh viên mới tốt nghiệp hoàn toàn có thể ứng tuyển công việc này. Bên cạnh kiến thức quản trị, bạn cần bổ trợ các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,… để thực hiện tốt vai trò điều tiết và quản lý nhân lực của mình. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc, mức lương thường dao động 8 – 12 triệu đồng/tháng, đối với quản lý nhân sự tầm trung thì mức lương sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. 

Do đặc thù ngành học trải dài trên nhiều lĩnh vực về kinh tế vĩ mô, vi mô, tài chính, thống kê; ngoài các công việc kể trên, sinh viên ngành Kinh tế học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác như: Marketing, kế toán, kiểm toán, quản trị rủi ro, nghiên cứu thị trường tài chính… Mỗi ngành này đều có đặc thù công việc riêng, do đó bạn hãy xác định sử thích và điểm mạnh của mình để lựa chọn công việc phù hợp nhé. 

Học Kinh tế học tại VinUni 

tim-hieu-nganh-kinh-te-hoc-la-gi-co-hoi-viec-lam-ra-sao-anh-4

Trường Đại học VinUni là ngôi trường có cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo ngành Kinh tế học tốt nhất

Trường Đại học VinUni là một trong những ngôi trường có cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo ngành Kinh tế học tốt nhất. Chương trình học của trường luôn hướng tới mục tiêu giúp sinh viên có đủ kiến thức và bản lĩnh để trở thành công dân toàn cầu thông qua 4 khoá học là: Khoá học nền tảng, khoá học đại cương và 2 khoá học chuyên môn liên quan tới Chuyển đối số/ Đổi mới xã hội cùng Doanh nghiệp, Thị trường và Thể chế. Học Kinh tế học tại VinUni, bạn sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng và kỹ năng nghiên cứu vượt trội trong thị trường trong Kỷ nguyên số. Ngoài ra, trường còn luôn khuyến khích tư duy khởi nghiệp của sinh viên bằng Trung tâm khởi nghiệp E-Lab, giúp sinh viên có cơ hội thực tập từ sớm tại các doanh nghiệp uy tín. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin trở thành nhà Kinh tế học tài giỏi và có ích cho xã hội. 

Bài viết trên đã tổng hợp lý giải ngành kinh tế học là gì và các công việc tiềm năng của ngành này. Để trở thành một cử nhân Kinh tế học tài năng, bạn cần chọn trường đại học phù hợp nhằm trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức và kỹ năng, giúp bạn phát triển toàn diện khi tốt nghiệp. Hãy chọn VinUni để trở thành một cử nhân toàn diện ngành Kinh tế học nhé.