Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous): Công thức và cách dùng đúng
Thì tương lai tiếp diễn là một trong những thì thường xuyên xuất hiện trong anh văn giao tiếp. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa nhận biết được dấu hiệu và cách sử dụng của thì này. Vậy định nghĩa và cách sử dụng thì này thế nào? Có những lưu ý gì?
Định nghĩa về Thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn hay Future continuous tense là thì dùng để mô tả một hành động, sự việc xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Trong một vài trường hợp đặc biệt, thì này còn có thể được sử dụng để diễn tả hành động sẽ xảy ra và kéo dài liên tục trong một quãng thời gian ở tương lai.
Xét ví dụ trong câu sau: “An has a day off. So he will be walking in the park this time tomorrow” (An có một ngày nghỉ. Nên anh ấy sẽ đi dạo ở công viên vào thời điểm này của ngày mai). Ta có thể thấy, câu trên đã diễn tả cụ thể hành động của An là đi dạo, tại địa điểm là công viên và thời điểm là ngày mai. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của Thì tương lai tiếp diễn.
Công thức và dấu hiệu nhận diện Thì tương lai tiếp diễn
Tương lai tiếp diễn là sự kết hợp của hai yếu tố “tương lai” và “tiếp diễn”, do đó mà thì này khá phức tạp để vận dụng. Tuy vậy chúng vẫn có cấu trúc và dấu hiệu nhận biết riêng.
Cấu trúc Thì tương lai tiếp diễn
Cấu trúc câu của Thì tương lai tiếp diễn chia làm 4 dạng: dạng khẳng định, dạng phủ định, dạng WH_question và dạng câu nghi vấn.
Câu khẳng định
Câu khẳng định được sử dụng nhằm khẳng định hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Cấu trúc câu khẳng định:
S + will/shall + be + V-ing
Ví dụ: An will be walking in the park at 8 o’clock tomorrow.
Câu phủ định
Câu phủ định được sử dụng nhằm phản bác thông tin về hành động sai hoặc không diễn ra trong tương lai. Cấu trúc câu phủ định:
S + will/shall +not + be + V-ing
Ví dụ: An will not (won’t) be walking in the park at 8 o’clock tomorrow.
Câu nghi vấn
Câu nghi vấn trong Thì tương lai tiếp diễn được sử dụng khi muốn hỏi về hành động diễn ra trong tương lai mà bản thân người hỏi muốn biết. Cấu trúc câu nghi vấn:
Will/ Shall + S + be + V-ing?
Ví dụ: Will An be walking in the park at 8 o’clock tomorrow?
Câu WH_question
WH_question là thuộc nhóm câu nghi vấn khi nghi ngờ về hành động hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai nhưng có sử dụng từ để hỏi. Các từ này đều bắt đầu bằng Wh như who, when, where, what, why, which, whose và một trường hợp đặc biệt là how. Cấu trúc câu WH_question:
WH_word + will/ shall + S + be + V-ing?
Ví dụ: Why will An be walking in the park at 8 o’clock tomorrow?
Dấu hiệu nhận biết Thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn có thể dễ dàng được nhận biết thông qua trạng từ chỉ thời gian trong tương lai và mệnh đề chỉ thời gian trong tương lai.
Trạng từ chỉ thời gian
Các trạng từ phổ biến được à:
- (At) this time/ this moment + thời gian trong tương lai : Vào thời điểm này trong tương lai
- At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: Vào giờ cụ thể trong tương lai
- In + thời gian/ in + thời gian + sở hữu cách + time : trong … nữa.
- All + day/ night: suốt cả ngày/ đêm
Ví dụ: This time tomorrow, An will be walking in the park.
Mệnh đề chỉ thời gian trong tương lai
Tương lai tiếp diễn còn một cách dùng khác mô tả một hành động đang xảy ra trong tương lai thì có hành động khác xen vào. Ở câu này thường có 2 vế, trong đó, vế câu có hành động xen vào động từ được chia thì hiện tại đơn, về còn lại chia Thì tương lai tiếp diễn.
When + S + V (Hiện tại đơn), S + will/shall + be + V-ing
Ví dụ: When you arrive, An will be walking in the park at 8 o’clock tomorrow.
Cách dùng Thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn có 7 cách dùng cơ bản:
- Diễn tả hành động hoặc dự định sẽ xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Ví dụ: At 8 o’clock, I will be doing my homework.
- Diễn tả một hành động đang xảy ra trong tương lai thì bị một hành động khác xen vào.
Ví dụ: I will be doing my homework when my sister comes home tomorrow.
- Diễn tả hành động xảy ra và kéo dài liên tục trong một quãng thời gian ở tương lai.
Ví dụ: I will be studying all day at school so i can’t visit my grandfather.
- Diễn tả hành động xảy ra trong tương lai đã được lên kế hoạch trong thời gian biểu, lịch trình.
Ví dụ: Euro 2024 will be starting next month.
- Đưa ra dự đoán về một hành động có thể đang diễn ra ở hiện tại.
Ví dụ: Don’t find An now. He will be walking in the park.
- Dùng với cấu trúc nghi vấn để hỏi một cách lịch sự dự định trong tương lai của một người nào đó.
Ví dụ: Will you be coming to my wedding?
- Được dùng với “still” để diễn tả hành động đang xảy ra ở hiện tại và tiếp tục kéo dài trong tương lai gần.
Ví dụ: In an hour, I’ll be completing my homework.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng tương lai tiếp diễn
Do tương lai tiếp diễn có một vài điểm tương đồng với các thì khác nên thường bị nhầm lẫn trong cách sử dụng. Vậy nên đối với các mệnh đề bắt đầu bằng từ chỉ thời gian như: Before, after, as soon as, by the time, unless,… thì không nên kết hợp với thì này.
Ngoài ra, không phải động từ nào cũng dùng ở dạng V-ing, do vậy học sinh cần luyện tập nhiều bài tập Thì tương lai tiếp diễn để phân biệt được các từ này. Một số từ thường gặp trong bài tập là: mean, know, believe, hope, like, love, prefer, regret, think,…
Tiêu chí xét tuyển đầu vào tiếng Anh của VinUni
Trường Đại học VinUni là một trong những ngôi trường rất năng động trong giao lưu quốc tế. Đội ngũ giảng viên tới từ 27 quốc gia trên thế giới cùng cơ hội trao đổi học tập quốc tế sẽ giúp sinh viên được học tập và trải nghiệm môi trường học đa văn hoá, chuyên nghiệp. Phương tiện giảng dạy tại VinUni hoàn toàn là tiếng Anh, vậy nên trường cũng có các tiêu chí xét tuyển đầu vào tiếng Anh riêng.
Đối với tiếng Anh đầu vào, các thí sinh cần nộp kết quả bài kiểm tra trình độ tiếng Anh quốc tế được công nhận trong vòng 24 tháng gần nhất gồm IELTS, TOEFL iBT, CAE hoặc bài kiểm tra tiếng Anh Pearson tại VinUni. Điểm tối thiểu để xét tuyển vào các chương trình đào tạo của VinUni là:
- IELTS: Tối thiểu 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0
- TOEFL iBT: Tối thiểu 79 với ít nhất 20 điểm viết, 18 điểm nói, 15 điểm đọc và 15 điểm nghe.
- Bài kiểm tra tiếng Anh Pearson (Học thuật) – Tổng điểm tối thiểu là 58 và không có kỹ năng giao tiếp nào dưới 50.
- Chứng chỉ tiếng Anh nâng cao của Cambridge (CAE) – Tối thiểu 176 không có kỹ năng nào dưới 169 trong bất kỳ phần nào.
Nếu không đạt tiêu chí trên, thí sinh có thể tham gia khoá học đào tạo tiếng Anh trước kỳ học vào mùa hè nhằm đạt được trình độ tiếng Anh cần thiết để học tại trường. Pathway English là môn không tính tín chỉ gồm 2 chương trình là Trung cấp và Nâng cao. Sinh viên Pathway Trung cấp sẽ được học trong học kỳ mùa Hè và học Pathway Cao cấp trong học kỳ mùa Thu và mùa Xuân. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ có trình độ tiếng Anh tương đương CEFR B2+ và đáp ứng đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào của VinUni. Điều này sẽ giúp sinh viên dễ dàng thích ứng với môi trường học tập đầy năng động này.
Thì tương lai tiếp diễn tuy dễ bị nhầm lẫn song nếu nắm rõ các dấu hiệu và cách sử dụng thì có thể dễ dàng vận dụng thì này, nhất là trong các bài thi tiếng Anh để đánh giá trình độ như IELTS, TOEIC, TOEFL,… Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để xét tuyển tại hầu hết các trường đại học cũng như hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong học tập, giao tiếp và công việc sau này.