Tăng trưởng kinh tế là gì và tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024

29/12/2024

Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 tiếp tục chứng kiến những bước tiến đáng kể, khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế năng động và có sức hấp dẫn đầu tư lớn ở khu vực châu Á.

Để đi sâu vào vấn đề, chúng ta hãy cùng phần nội dung tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng để hiểu hơn về điểm nổi bật của kinh tế nước ta.

Tang-truong-kinh-te-la-gi-va-tinh-hinh-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-2024-hinh-anh-1.jpg

Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2023 – 2038 (Hình ảnh được cập nhật từ trang thông tin điện tử Ban Kinh tế Trung ương)

Tổng quan về tăng trưởng kinh tế

Trước khi đi sâu vào tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024, chúng ta cùng điểm lại khái niệm về tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản xuất và giá trị hàng hóa, dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo quý hoặc năm). Điều này được đo lường thông qua sự thay đổi của các chỉ số kinh tế, phổ biến nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo thời gian.

Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và khả năng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế

Đầu tiên, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ nâng cao mức sống hơn cho người dân. Điều này giúp tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, qua đó thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ tăng.

Tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra nhiều nguồn lao động, vì các doanh nghiệp mở rộng sản xuất tạo ra cơ hội việc làm cho người dân.

Việc tăng trưởng kinh tế còn giúp tăng nguồn thu cho chính phủ. Kinh tế phát triển dẫn đến tăng thu thuế, nguồn thu này sẽ được đầu tư nhiều hơn vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém, nền kinh tế vững mạnh sẽ củng cố vị thế quốc gia, nâng cao ảnh hưởng quốc gia trên trường quốc tế

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế không đến một cách ngẫu nhiên mà là kết quả giữa nhiều yếu tố.

Nguồn lao động

Con người chính là trung tâm của sản xuất và phát triển kinh tế, một quốc gia có lực lượng lao động dồi dào sẽ có lợi thế trong thúc đẩy sản xuất.

Mặt khác, chất lượng lao động cũng cần được đảm bảo như trình độ giáo dục, đào tạo kỹ năng, và sức khỏe của người lao động. Một lao động lành nghề, được trang bị kiến thức hiện đại sẽ làm việc hiệu quả hơn và tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn.

Vốn đầu tư

Vốn là nguồn lực quan trọng để mở rộng sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng suất lao động. Bao gồm

Vốn vật chất: máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị cần thiết để sản xuất. Nếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm nhanh hơn, chất lượng cao hơn.

Vốn tài chính: đầu tư tài chính từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, và doanh nghiệp giúp hỗ trợ hoạt động sản xuất. Những sự đầu tư này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa công nghệ, kỹ thuật và kiến thức mới vào nền kinh tế.

Tài nguyên thiên nhiên

Các tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Nguồn tài nguyên sẵn có: đất đai, dầu mỏ, khoáng sản, nước là các yếu tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp và nông nghiệp.

Tuy nhiên, cần có sự khai thác hợp lý để tránh cạn kiệt tài nguyên. Kết hợp sử dụng các công nghệ hiện đại để khai thác, giúp tối ưu giá trị tài nguyên mà không gây tổn hại đến môi trường.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Công nghệ là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ những công nghệ tiên tiến như ứng dụng công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống thông minh giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự sáng tạo trong sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại giải pháp mới cho nền kinh tế.

Tang-truong-kinh-te-la-gi-va-tinh-hinh-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-2024-hinh-anh-2.jpg

Đầu tư vào công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất

Hệ thống pháp luật và chính sách hỗ trợ

Yếu tố quan trọng không kém để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là thể chế pháp luật. Một đất nước có hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, thủ tục hành chính đơn giản sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Song song đó, các chính sách như giảm thuế, hỗ trợ vốn vay, khuyến khích xuất khẩu đều thúc đẩy sản xuất và thương mại.

Nhu cầu tiêu dùng

Yếu tố cuối cùng không thể bỏ qua đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khi người dân có thu nhập cao ổn định, họ sẽ bắt đầu chi tiêu cho hàng hóa/dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất.

Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực và phục hồi rõ rệt. Theo chuyên trang Ban Kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở quý III và 9 tháng ước đạt 7,4% và 6,82%. Đây là con số đạt mức cao hơn kỳ vọng, trong bối cảnh kinh tế, đặc biệt ở khu vực phía Bắc vừa chịu ảnh hưởng không nhỏ của cơn bão số 3 – bão Yagi.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam 2024 còn có những điểm sáng, cụ thể.

Nhu cầu toàn cầu tăng trở lại đã hỗ trợ phục hồi xuất khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD và ước tính cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Điều này giúp cải thiện tình hình sản xuất và thương mại, đặc biệt là trong các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, và nông sản.

Tang-truong-kinh-te-la-gi-va-tinh-hinh-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-2024-hinh-anh-3.jpg

Tính đến tháng 11/2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn. (Theo Báo Điện tử Chính phủ, ngày 14/12/2024)

Đẩy mạnh đầu tư công, chính phủ tiếp tục ưu tiên giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa và tạo việc làm. Đây cũng là giải pháp giúp kích thích tăng trưởng trong bối cảnh khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang nỗ lực cải cách thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường trái phiếu và cổ phiếu, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn dài hạn, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Nền kinh tế số, kinh tế xanh cùng đóng góp vai trò không nhỏ.

Sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản cũng là điểm sáng đáng kể, sau thời gian chững lại, thị trường bất động sản được dự báo sẽ khởi sắc hơn vào cuối năm 2024, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân.

Đặc biệt, vào tháng 12 vừa qua, Việt Nam được công ty bán dẫn hàng đầu Nvidia chọn nước ta làm nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên tại ASEAN, tạo động lực hiện đại hóa công nghiệp và mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Học Kinh tế học tại VinUni

Để chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp trong lĩnh vực Kinh tế học, các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào chương trình Cử nhân Kinh tế thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng tại trường Đại học VinUni. Toàn bộ nội dung học tập tại VinUni đều được thiết kế và phát triển bởi hai trường đại học hàng đầu là Đại học Cornell và Đại học Penn.

Sinh viên sẽ được học bằng tiếng Anh và được cung cấp đầy đủ kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về kinh tế. Bên cạnh đó, trường còn  tích hợp rèn luyện các kỹ năng liên ngành, ứng dụng công nghệ, tư duy phân tích, phản biện, kỹ năng học tập suốt đời -những yếu tố này sẽ giúp bạn nổi bật và thành công trong thị trường lao động toàn cầu.

Thêm vào đó, vào năm cuối, sinh viên sẽ cơ hội thực tập tại các tập đoàn hàng đầu, mang lại kinh nghiệm thực tiễn quý giá và xây dựng mạng lưới kết nối sâu rộng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tang-truong-kinh-te-la-gi-va-tinh-hinh-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-2024-hinh-anh-4.jpg

Sinh viên có cơ hội thực hành tại các tập đoàn thuộc hệ sinh thái Vingroup

Như vậy, chúng ta vừa điểm qua một số thông tin liên quan đến tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024. Tăng trưởng kinh tế là kết quả của sự kết hợp và cân bằng giữa các yếu tố trên. Để đạt được tăng trưởng bền vững, các quốc gia cần chú trọng không chỉ vào tốc độ tăng trưởng, mà còn phải đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, và duy trì ổn định thể chế kinh tế.

Xem thêm: Robot trí tuệ nhân tạo

Banner footer