Tầm quan trọng của Tâm lý học gia đình trong đời sống

07/09/2023

Trong Tâm lý học gia đình, gia đình được xem là một hệ thống, nơi mà các thành viên gắn kết và có sức ảnh hưởng đến nhau. Những thành viên trong gia đình không tồn tại riêng lẻ mà sống nương tựa lẫn nhau. Để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm, là nơi để nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc con cái, là nơi để phụng dưỡng bố mẹ, để xây dựng hạnh phúc lứa đôi, chúng ta cần phải hiểu biết mọi mặt về cuộc sống gia đình. Chính vì thế, việc nắm bắt những kiến thức, quy luật trong Tâm lý học gia đình sẽ giúp bạn trở thành chủ nhân tương lai tổ ấm của chính mình ở phiên bản tốt nhất.

tam-quan-trong-cua-tam-ly-hoc-gia-dinh-trong-doi-song-hinh-anh-1

Nắm bắt Tâm lý học gia đình giúp xây dựng mái ấm hạnh phúc chính mình

Khái niệm về Tâm lý học gia đình và các giai đoạn hình thành

Tâm lý học gia đình là gì?

Tâm lý học gia đình là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các nguyên tắc tâm lý học vào các vấn đề và mối quan hệ trong gia đình. Mục tiêu của nó là hiểu và cải thiện các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự hòa hợp và hạnh phúc trong các mối quan hệ gia đình.

Các chủ đề nghiên cứu chính trong lĩnh vực này có thể kể đến như:

  • Sự khác nhau các mô hình gia đình và cách chúng tác động đến sự phát triển của trẻ em và người lớn
  • Vai trò các thành viên trong nhà và mối quan hệ của họ
  • Những vấn đề gia đình: bạo lực gia đình, ly hôn, xung đột giữa các thế hệ,…
  • Cách công nghệ và truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến gia đình
  • Các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe gia đình, chăm sóc người lớn tuổi
  • Vấn đề về giới tính, tình dục, hôn nhân trong gia đình

Lịch sử hình thành

Tâm lý học gia đình được phát triển theo các giai đoạn chính:

  • Giai đoạn đầu thế kỷ 20: Các nghiên cứu về Tâm lý học gia đình bắt đầu phát triển, điển hình chính là John Bowlby và Sigmund Freud. Hai nhân vật nổi tiếng này đã có những đóng góp quan trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong quá trình nghiên cứu các mối quan hệ gia đình và sự phát triển của con người. Đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ em và người chăm sóc chính ở những năm đầu đời.
  • Những năm 1940 -1950: Murray Bowen đã phát triển mô hình hệ thống gia đình Bowen, ông nhấn mạnh các vấn đề tâm lý cá nhân thường không thể hiểu rõ nếu không xem xét các mối quan hệ trong gia đình họ.
  • Từ những năm 1960 – 1970: Đây là giai đoạn lĩnh vực nghiên cứu phát triển mạnh mẽ hơn với sự ra đời của các phương pháp trị liệu, chẳng hạn: Trị liệu hệ thống – Systems therapy; Trị liệu cấu trúc – Structural therapy của Salvador Minuchin và Trị liệu chiến lược – Strategic therapy của Jay Haley.
  • Từ những năm 1980 đến nay: Lĩnh vực nghiên cứu đã được mở rộng hơn bao gồm các nghiên cứu đa văn hóa và hướng đến các dạng gia đình hiện đại như gia đình đơn thân, gia đình đồng tính. Nghiên cứu các vấn đề như bạo lực gia đình, ly hôn và cách nuôi dạy con cái.
tam-quan-trong-cua-tam-ly-hoc-gia-dinh-trong-doi-song-hinh-anh-2

Nghiên cứu của John Bowlby nhấn mạnh vào mối quan hệ của trẻ em và người gắn bó những năm đầu đời.

Tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu này

Tâm lý học gia đình có vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội, tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống.

  • Cải thiện mối quan hệ tổ ấm: Tâm lý học gia đình hỗ trợ nâng cao kỹ năng giao tiếp nhờ đó mà các thành viên trong nhà có thể hiểu, giao tiếp hiệu quả hơn, quản lý xung đột và xây dựng được sự đồng cảm. Hỗ trợ duy trì và củng cố các mối quan hệ trong gia đình.
  • Nuôi dạy con cái: Lĩnh vực hướng dẫn các chiến lược, nguyên tắc khi nuôi dạy con, hỗ trợ phát triển tâm lý và hành vi của trẻ. Các phương pháp nuôi dạy khoa học sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tự quản lý cảm xúc và xây dựng sự tự tin.
  • Xử lý xung đột và khủng hoảng: Khi gia đình gặp phải xung đột hoặc khủng hoảng như bệnh tật, ly hôn, nhà có tang,… Tâm lý học gia đình sẽ đưa ra các phương pháp đề giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, giảm căng thẳng và giúp các thành viên nhanh chóng phục hồi tâm trạng.
  • Quản lý stress và sức khỏe tâm lý: Tâm lý học gia đình giúp các thành viên đối phó với stress và các vấn đề sức khỏe tinh thần. Nó cung cấp kỹ thuật để giảm căng thẳng và giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho các thành viên.
  • Xây dựng môi trường sống tích cực: Đây cũng là một vai trò mà Tâm lý học gia đình có thể mang lại, nó giúp các thành viên cảm nhận được sự gắn bó , hỗ trợ và động viên lẫn nhau. Điều này góp phần tạo nên môi trường nuôi dưỡng đầy tình yêu thương.
  • Khuyến khích sự phát triển các nhân, gia đình: Chuyên ngành này cho thấy, nó không chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề mà còn khuyến khích sự phát triển cá nhân và sự phát triển chung của mọi người trong một tổ ấm. Nó giúp các thành viên gia đình xây dựng mục tiêu, cải thiện kỹ năng cá nhân và phát triển mối quan hệ tích cực.
  • Xây dựng gia đình văn hóa: Chuyên ngành này sẽ góp phần xây dựng và duy trì một văn hóa gia đình tích cực, vui vẻ và khỏe mạnh. Nơi các quan điểm và niềm tin được chia sẻ và củng cố.

Đối với ngành Tâm lý học nói chung và Tâm lý học gia đình nói riêng, cơ hội việc làm ở ngành nghề này đang ngày càng phát triển. Riêng những bạn tập trung vào lĩnh vực Tâm lý học gia đình có thể theo đuổi những công việc này sau khi tốt nghiệp.

  • Nhà Tâm lý học gia đình: Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các gia đình, giải quyết những khúc mắc trong đời sống hôn nhân, các vấn đề trong quan mối quan hệ vợ chồng – con cái, sức khỏe, tài chính.
  • Giáo viên giảng dạy các môn về Tâm lý học gia đình, gia đình học hoặc giáo dục mầm non.
  • Chuyên viên nghiên cứu về gia đình và các vấn đề xã hội: Tham gia vào các dự án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các vấn đề thường xảy ra trong một nhà, đề ra các chính sách hỗ trợ gia đình và xã hội.
  • Nhân viên cộng đồng: Tham gia các dự án hỗ trợ cộng đồng, các chương trình giáo dục về nuôi dạy con, tài chính và sức khỏe.
tam-quan-trong-cua-tam-ly-hoc-gia-dinh-trong-doi-song-hinh-anh-3

Nhà Tâm lý học gia đình sẽ tư vấn, giải quyết những khúc mắc trong đời sống hôn nhân.

Học Cử nhân Tâm lý học tại VinUni

Hiện nay, với tình hình đời sống đang có nhiều thay đổi dẫn đến nhu cầu quan tâm đến sức khỏe tâm thần cũng ngày một nhiều hơn. Điều này dẫn đến ngành Tâm lý học cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ, trở thành một trong những ngành học có sự phát triển nhanh nhất. Nếu bạn đang nghiên cứu môi trường học tập phù hợp cho chuyên ngành này thì trường Đại học VinUni sẽ là một lựa chọn sáng suốt.

Tại VinUni có chuyên ngành Cử nhân Tâm lý học thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng. Chương trình học trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến thức ứng dụng về tâm lý học để phát triển sự hiểu biết sâu sắc về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người, khả năng đánh giá chuyên môn về trạng thái tinh thần và tiến hành các nghiên cứu liên quan trong các lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học học đường và tâm lý học tổ chức và kinh doanh.

Chương trình học cũng cung cấp cho sinh viên nền tảng tuyệt vời để theo đuổi đào sâu chuyên môn với các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ trong cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực liên quan khác, không giới hạn ở các chương trình tập trung vào nghiên cứu hay thực hành lâm sàng về tâm lý học, khoa học thần kinh hoặc đào tạo về chăm sóc sức khỏe, luật, và cả kinh doanh.

Tóm lại, Tâm lý học gia đình là một phân nhánh trong Tâm lý học nhưng tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến gia đình và xã hội. Đến với lĩnh vực này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về các vấn đề như tâm lý gia đình, nuôi dạy con cái, cách cải thiện chất lượng cuộc sống,… Hứa hẹn mở ra cho bạn nhiều góc nhìn thú vị về nghiên cứu khoa học gia đình mà bạn không thể bỏ qua.