Tâm lý học hoạt động – một cơ sở căn bản
Tâm lý học hoạt động là một lĩnh vực nghiên cứu với lý luận cơ bản và sâu sắc về bản chất tâm lý – xã hội của hoạt động con người và những thành tựu thực tiễn của nó, xứng đáng là một cơ sở căn bản của các hoạt động giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng. Bài viết sau sẽ trình bày một số điểm về Tâm lý học hoạt động nhằm cung cấp một trong những cơ sở khoa học thiết yếu cho việc đổi mới trong phương pháp giáo dục đang diễn ra sâu rộng hiện nay.
Sơ lược về tâm lý học hoạt động
Tâm lý học hoạt động là một trong những thành tựu nổi bật của Tâm lý học Xô viết thế kỷ XX. Lý thuyết này được L.X. Vưgôtxki khởi xướng từ những năm 1925 . Sau khi ông qua đời, A.N. Lêônchiep và các cộng sự đã phát triển cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, trở thành nguyên tắc cơ bản, quan điểm mới cho việc nghiên cứu tâm lý của con người, nhất là tâm lý trẻ em . Từ đầu những năm 1980 đến nay, lý thuyết Tâm lý học hoạt động được truyền bá ở Việt Nam, trước hết bởi Phạm Minh Hạc và Hồ Ngọc Đại, trở thành một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho hầu hết các công trình nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học .
Hoạt động là một phạm trù bao quát vô cùng rộng lớn, đây cũng là “phương thức tồn tại của con người”; cuộc sống của con người là những hoạt động đan xen nhau; bản chất tâm lý của hoạt động tồn tại và biến hoá vô cùng linh động, phong phú trong mỗi dạng hoạt động của con người. Hoạt động trong Tâm lý học được hiểu là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoài và hoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay còn gọi là cơ chế “xuất tâm” – “nhập tâm”…
Trong bài viết này, có thể hiểu hoạt động là quá trình chủ thể tác động vào đối tượng bằng các hành động, thao tác với các công cụ, phương tiện phù hợp, nhằm biến đổi, chiếm lĩnh đối tượng theo những động cơ, mục đích nhất định.
Định nghĩa này bao gồm các thành tố có mối quan hệ tương tác, chuyển hoá lẫn nhau theo cả chiều ngang và dọc, tạo nên “cấu trúc vĩ mô của hoạt động” : Chủ thể – Đối tượng; Hoạt động – Động cơ; Hành động – Mục đích; Thao tác – Công cụ/phương tiện và tạo ra sản phẩm hoạt động.
Để triển khai hoạt động, một mặt chủ thể phải lĩnh hội được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với việc sử dụng các công cụ phương tiện; mặt khác hoạt động được định hướng, thúc đẩy, điều chỉnh bởi những động cơ, mục đích có ý thức rõ rệt. Các yếu tố đó là tiền đề tâm lý để vận hành hoạt động, đồng thời chúng được thể hiện, trải nghiệm, phát triển trong quá trình hoạt động.
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Tâm lý ý thức là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, nhưng đồng thời, ý thức (phản ánh tâm lý, hình ảnh tâm lý) lại làm khâu trung gian để con người – chủ thể của hoạt động với nhân cách của mình – tác động vào đối tượng, thay đổi đối tượng, tạo ra sản phẩm, đồng thời để khẳng định, phát triển, biến đổi và hoàn thiện bản thân. Các hiện tượng tâm lý – quá trình, trạng thái, thuộc tính …tâm lý, – đều có bản chất hoạt động” . Với ý nghĩa như vậy, Tâm lý học hoạt động được coi là một cơ sở căn bản cho việc nghiên cứu cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động … trong tất cả các lĩnh vực của đời sống cá nhân và xã hội.
Đối với hoạt động dạy và học nói riêng, giáo dục nói chung, Tâm lý học hoạt động càng có tầm quan trọng đặc biệt.
Phân tích tâm lý học hoạt động
Tâm lý học hoạt động của L.X.Vugotxki; X.L Rubinstein; A.N Leonchev lấy Triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Tâm lý học hoạt động của L.X.Vugotxki; X.L Rubinstein; A.N Leonchev là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoat động. Tâm lý học hoạt động cho rằng con người mang tính chủ thể có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành và phát triển trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
Tâm lý học hoạt động (Lý thuyết hoạt động) thường được sử dụng để mô tả các hành động trong một hệ thống kỹ thuật xã hội thông qua sáu yếu tố liên quan của một hệ thống khái niệm được mở rộng bởi các lý thuyết sắc thái hơn:
– Tính hướng đối tượng – mục tiêu của hệ thống hoạt động. Đối tượng là tính khách quan của thực tế; vật phẩm được coi là khách quan theo khoa học tự nhiên nhưng cũng có tính chất văn hóa xã hội.
– Chủ thể hoặc nội bộ hóa – các tác nhân tham gia vào các hoạt động; khái niệm truyền thống về các quá trình tinh thần
– Cộng đồng hoặc ngoại cảnh – bối cảnh xã hội; tất cả các tác nhân tham gia vào hệ thống hoạt động
– Công cụ hoặc trung gian công cụ – các tạo tác (hoặc khái niệm) được sử dụng bởi các tác nhân trong hệ thống. Các công cụ ảnh hưởng đến tương tác giữa tác nhân và cấu trúc, chúng thay đổi theo kinh nghiệm tích lũy. Ngoài hình dạng vật chất, kiến thức cũng phát triển. Các công cụ chịu ảnh hưởng của văn hóa, và việc sử dụng chúng là một cách để tích lũy và truyền đạt kiến thức xã hội. Công cụ ảnh hưởng đến cả tác nhân và cấu trúc.
– Phân công lao động – các giai tầng xã hội, cấu trúc thứ bậc của hoạt động, sự phân chia hoạt động giữa các tác nhân trong hệ thống
– Quy tắc – quy ước, hướng dẫn và quy tắc điều chỉnh các hoạt động trong hệ thống.
Vận dụng Tâm lý học hoạt động vào đổi mới phương pháp giáo dục
Có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận, nhiều cấp độ trong việc vận dụng Tâm lý học hoạt động vào thực tiễn giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
Tâm lý học đóng góp vào việc am hiểu các phương pháp dạy học theo ba cách:
- Các phương pháp có thể được trực tiếp suy ra từ các quy luật về bản chất con người.
- Phương pháp dạy học xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và tâm lý học sẽ giúp hiểu vì sao phương pháp này lại hiệu quả hơn phương pháp kia bằng cách giải thích mang tính khoa học.
- Tâm lý học từ khi trở thành một khoa học độc lập đánh dấu bằng sự ra đời của phòng thực nghiệm Wunt (1879) với phương pháp thực nghiệm và về sau phát triển thành các phương pháp đo lường khoa học thì nó có thể gợi ra những phương tiện đo nghiệm, xác minh hoặc trau chuốt các loại phương pháp dạy học.
Tâm lý học hoạt động đóng góp cơ sở lý thuyết về các hoạt động chủ đạo đặc trưng trong mỗi một giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, trước tuổi mẫu giáo (0-1 tuổi) chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ; ở giai đoạn mầm non, mẫu giáo (3-6 tuổi), hoạt động chơi là chủ đạo, đặc biệt là chơi đóng vai theo chủ đề… đến giai đoạn đại học: học và tập nghiên cứu là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, trong giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh cần ý thức được việc dạy học cần tôn trọng đặc điểm phát triển tâm lý và hoạt động chủ đạo của trẻ ở giai đoạn đó.
Giáo dục không chỉ thực hiện mục tiêu phát triển trí thức ở học sinh mà còn hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho học sinh. Một số học thuyết nhân cách như Học thuyết Tâm lý học hoạt động phát triển quan niệm coi nhân cách được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp, nhân cách là tổng hòa các mối quan hệ, vì vậy, giáo dục phát triển nhân cách phải gắn với vai trò của xã hội, hình thành giáo dục trong tập thể, đoàn hội, cộng đồng….
Ở Việt Nam, những nhà tâm lý học giáo dục đầu tiên như Hồ Ngọc Đại, Lưu Văn Hy được đào tạo ở Nga đã mạnh dạn vận dụng những kiến thức về tâm lý học giáo dục để cải cách nền giáo dục. Nổi bật nhất là cải cách mang tên “Công nghệ giáo dục” tại trường Thực nghiệm Giảng Võ do Hồ Ngọc Đại chủ xướng năm 1978. Các khoa Tâm lý học, Tâm lý học giáo dục hoặc Tâm lý học sư phạm được đào tạo trong các trường Đại học, các Hội Tâm lý- Giáo dục, Viện Tâm lý học… đóng vai trò là nơi quy tụ các nhà tâm lý, nhà giáo dục sẽ góp phần phát triển, đẩy mạnh các nghiên cứu tâm lý- giáo dục học và ứng dụng chúng vào trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
Chọn trường Đại học VinUni để theo học ngành Tâm lý học
Như vậy, việc áp dụng kiến thức Tâm lý học hoạt động trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy có thể mang lại nhiều lợi ích, từ việc hiểu và quản lý cảm xúc hoạt động đến việc xây dựng và bồi dưỡng, duy trì nhân cách cho học sinh. Bằng cách nắm rõ các sơ lược và phân tích về tam lý học hành động được trình bày trong bài viết này, bạn có thể góp phần trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hay có thể định hướng tương lai nghề nghiệp phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập có hội tụ đầy đủ mọi yếu tố một cách toàn diện để theo đuổi sự nghiệp trong ngành Tâm lý học, trường Đại học VinUni là sự lựa chọn xuất sắc dành cho bạn. Chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng của VinUni được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc về lý thuyết và ứng dụng Tâm lý học. Chương trình không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người mà còn phát triển khả năng đánh giá chuyên môn và tiến hành nghiên cứu trong các lĩnh vực như Tâm lý học xã hội, Tâm lý học học đường và Tâm lý học tổ chức và kinh doanh.
Sinh viên tại VinUni còn có cơ hội mở rộng kiến thức liên ngành, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng học tập suốt đời. Chương trình cũng chú trọng vào việc phát triển nền tảng đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và khả năng lãnh đạo, điều này rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, sinh viên sẽ có cơ hội thực hiện một chương trình thực tập hoặc dự án cuối khóa trong năm cuối, qua đó tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và xây dựng mạng lưới kết nối với các doanh nghiệp. Đây là cơ hội tuyệt vời để củng cố sự phát triển nghề nghiệp và chuẩn bị cho tương lai trong ngành Tâm lý học.
Hãy chọn VinUni để theo đuổi đam mê của bạn trong ngành Tâm lý học và chuẩn bị cho một sự nghiệp thành công với nền tảng học thuật vững chắc và những kỹ năng cần thiết để đối mặt với các thách thức của thế giới hiện đại.