Tâm lý học giới tính và giáo dục học giới tính: Khái niệm và tầm quan trọng
Tâm lý học giới tính và giáo dục học giới tính
Tâm lý học giới tính là một chuyên ngành của Tâm lý học, nghiên cứu về đời sống giới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các hoạt động xã hội của con người và cuộc sống của con người trong xã hội.
Giáo dục học giới tính là chuyên ngành của Giáo dục học, nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính cho con người, chủ yếu là giáo dục cho thế hệ trẻ.
Mặc dù là hai ngành khoa học khác nhau, Tâm lý học giới tính và Giáo dục học giới tính có mối quan hệ rất mật thiết.
Hiện nay, trong nghiên cứu về giới tính, người ta thường kết hợp tâm lý học giới tính với giáo dục học giới tính như một lĩnh vực khoa học thống nhất.
Nghiên cứu về giới tính, hiện nay người ta thường kết hợp tâm lý học giới tính với giáo dục học giới tính như một lĩnh vực khoa học thống nhất. Khi tìm hiểu về tâm lý học giới tính, người ta phải kết hợp với vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh. Việc nghiên cứu những vấn đề của tâm lý giới tính phải phục vụ cho giáo dục giới tính, phải đi tới nội dung, phương hướng giáo dục những vấn đề giới tính đó… cho con người. Ngược lại, khi nghiên cứu về giáo dục học giới tính, các nhà giáo dục phải dựa trên cơ sở tri thức của Tâm lý học giới tính đề xác định chương rình, nội dung, phương pháp, hình thức, kế hoạch… giáo dục giới tính phù hợp. Vì vậy trong nhiều công trình nghiên cứu về khoa học giới tính hiện nay ở nước ta, thường có sự kết hợp chặt chẽ của cả hai ngành khoa học trên.
Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
Đối tượng nghiên cứu
- Các hiện tượng của đời sống giới tính.
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng của đời sống giới tính.
- Mối liên hệ giữa nam và nữ dưới ảnh hưởng của đời sống giới tính.
- Lịch sử nghiên cứu các vấn đề giới tính và sự hình thành phát triển của các khoa học về giới tính.
- Những vấn đề tâm lí trong giáo dục giới tính.
- Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giới tính.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả và giải thích các hiện tương của đời sống giới tính.
- Phát hiện các quy luật của các hiện tượng giới tính.
- Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí, các quy luật tâm lí về việc giáo dục giới tính cho thanh niên, học sinh.
- Đề xuất những phương hướng giáo dục, vững nội dung, cách thức, biện pháp thích hợp để giáo dục con người về mặt giới tính, tạo điều kiện để phát triển toàn diện dân cách cho thanh thiếu niên học sinh và cho mọi người.
Mối quan hệ giữa Tâm lí học giới tính, Giáo dục học giới tính với các ngành khoa học khác
Tâm lý học giới tính và Giáo dục học giới tính có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học, phải dựa trên cơ sở của Tâm lí học Sinh lí học, Giải phẫu sinh lí, Tâm lí học xã hội, Tâm lí học giao tiếp, Xã hội học… Khi nghiên cứu Tâm lý học giới tính và Giáo dục học giới tính, chúng ta còn phải dựa trên cơ sở của Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lí học giới tính… Đây là những ngành khoa học còn non trẻ ở nước ta.
Ngoài ra, việc nghiên cứu tâm lý giới tính còn phải gắn với nhiều ngành khoa học khác như: Y học,Giáo dục học, Sinh học, Xã hội học, Dân số học và Giáo dục dân số… Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu các vấn đề giới tính đang được sự quan tâm đặc biệt của Y học, Xã hội học, Giáo dục học và Tâm lý học.
Những phương hướng nghiên cứu và phát triển của Tâm lý học giới tính
Hiện nay, việc nghiên cứu các khoa học về giới tính đang được quan tâm ở nhiều ngành, nhiều cơ quan khoa học. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khả mới mẻ ở nước ta, do đó còn rất nhiều vấn đề cần phải tập trung nghiên cứu. Tâm lý học giới tính (Gender Psychology) là một lĩnh vực nghiên cứu trong tâm lý học tập trung vào các khác biệt và tương đồng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực như hành vi, cảm xúc, và nhận thức. Nội dung nghiên cứu trong tâm lý học giới bao gồm:
- Nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các ngành khoa học về các lĩnh vực của đời sống giới tính như: Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lý học giới tính, những vấn đề y học về đời sống giới tính, Giáo dục học và Tâm lý học giới tính…
- Nghiên cứu sâu hơn bản chất của các hiện tượng trong đời sống giới tính như: sự phát triển sinh lý cơ thể ở nam và ở nữ trong các giai đoạn lứa tuổi, đặc biệt là các lứa tuổi ở người lớn như: giai đoạn từ khoảng 48 – 50 đến 54 – 55; từ 56 đến 65; từ trên 65 đến 75 ở nữ; từ trên 75 đến 85 ở nam, hiện tượng kinh nguyệt và sinh nở; đời sống tình dục, các hiện tượng bệnh lý giới tính, sự già lão của cơ thể, vấn đề sức khoẻ sinh sản, đời sồng tình: yêu và hôn nhân…
- Vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục tính dục cho học sinh, sinh viên và các lứa tuổi lớn hơn…
- Các vấn đề tâm lý, diễn biến tâm lý về việc giáo dục giới tính trong nhà trường và xã hội.
- Tăng cường việc nghiên cứu, giảng dạy các kiến thức giới tính cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường sư phạm, để khi ra trường, họ sẽ là các giáo viên có khả năng, trình độ làm công tác giảng dạy và giáo dục giới tính.
- Thống nhất và chính xác hóa các khái niệm quan trọng (như giới tính, tính dục, tình dục, sức khỏe sinh sản…) các nội dung trình bày của những ngành khoa học có liên quan đến đời sống giới tính mới được quan tâm nghiên cứu (như giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản, giáo dục gia đình, tâm lý và giáo dục giới tính…).
- Xây dựng, bổ sung thêm những khái niệm, thuật ngữ mới trong khoa học giới tính như “độ trẻ trung”, “sự già lão”, “chỉ số sinh sản” ở nam, ở nữ, “vẻ đẹp cơ thể”, “động cơ yêu đương”, “hôn nhân hạnh phúc”…
- Sự Phát Triển Giới Tính: Nghiên cứu cách mà giới tính phát triển từ giai đoạn trẻ em đến trưởng thành, bao gồm sự hình thành bản sắc giới, vai trò giới, và các kỳ vọng xã hội.
- Khác Biệt Giới Tính Trong Hành Vi: Phân tích sự khác biệt về hành vi, cảm xúc, và nhận thức giữa các giới. Ví dụ, nghiên cứu về cách mà nam và nữ xử lý cảm xúc hoặc đối mặt với stress.
- Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Và Xã Hội: Đánh giá cách mà các yếu tố văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của cá nhân theo giới tính. Điều này bao gồm các chuẩn mực xã hội và các định kiến liên quan đến giới.
- Sự Tương Tác Giới Trong Các Mối Quan Hệ: Nghiên cứu cách mà giới tính ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân, gia đình, và công việc, bao gồm các vấn đề về bình đẳng giới và phân biệt giới.
Vận dụng Tâm lý học giới tính
Tâm lý học giới tính tuy mới nhưng được ứng dụng khá tốt trong các ngành nghề đặc thù, cụ thể như:
- Trong Giáo dục: Tâm lý học giới có thể được áp dụng để thiết kế các chương trình giáo dục nhằm giảm thiểu sự phân biệt giới và thúc đẩy bình đẳng trong lớp học. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy không phân biệt giới và khuyến khích sự tham gia đồng đều của cả nam và nữ.
- Trong tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Hiểu biết về giới tính có thể giúp các nhà tư vấn và nhà trị liệu cung cấp sự hỗ trợ phù hợp cho khách hàng, nhận ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính như sự tự ti về giới hoặc các vấn đề liên quan đến bản sắc giới.
- Trong Quản lý và lãnh đạo: Các tổ chức có thể áp dụng nguyên tắc tâm lý học giới để tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, giảm thiểu phân biệt giới và thúc đẩy sự đa dạng trong các vị trí lãnh đạo.
- Phân Tích Chính Sách và Phát Triển: Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có thể sử dụng nghiên cứu tâm lý học giới để thiết lập các chính sách và chương trình hỗ trợ bình đẳng giới, chẳng hạn như chương trình khuyến khích phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực truyền thống của nam giới.
Tóm lại, việc nghiên cứu và áp dụng tâm lý học giới giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự khác biệt và tương đồng giữa các giới, từ đó có thể thiết kế và triển khai các chiến lược hiệu quả nhằm tạo ra một xã hội bình đẳng và công bằng hơn.
Vì sao chọn VinUni để theo học ngành Tâm lý học?
Do đó, qua bài viết trên ta đã hiểu được Tâm lý học giới tính là gì, Giáo dục học giới tính là gì và tầm quan trọng của ngành khoa học này trong sự phát triển của con người và xã hội hiện nay.
Nếu bạn quan tâm đến việc theo đuổi ngành Tâm lý học và muốn trang bị cho mình nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, Chương trình Cử nhân Tâm lý học tại trường Đại học VinUni là sự lựa chọn lý tưởng. Chương trình này được thiết kế để đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn với sự phát triển toàn diện, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Tâm lý học trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình cung cấp nền tảng lý thuyết và kiến thức ứng dụng về Tâm lý học, giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết sâu sắc về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người. Sinh viên sẽ học cách đánh giá chuyên môn về trạng thái tinh thần và tiến hành các nghiên cứu trong các lĩnh vực như Tâm lý học xã hội, Tâm lý học học đường và Tâm lý học tổ chức và kinh doanh. Sinh viên được phát triển kỹ năng nghiên cứu và viết vượt trội, tư duy giải quyết vấn đề tốt và khả năng tư duy phân tích, phản biện, tổng hợp và đánh giá thông tin hiệu quả mà sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học được trang bị trong chương trình sẽ mang đến cho họ nhiều lựa chọn khi tham gia thị trường lao động ở hầu hết các lĩnh vực yêu cầu hiểu biết về hành vi con người.
Chương trình học cũng cung cấp cho sinh viên nền tảng tuyệt vời để theo đuổi đào sâu chuyên môn với các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ trong cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực liên quan khác, bao gồm nhưng không giới hạn ở các chương trình tập trung vào nghiên cứu hay thực hành lâm sàng về Tâm lý học, khoa học thần kinh hoặc đào tạo về chăm sóc sức khỏe, luật, và cả kinh doanh.
Với sự cam kết cung cấp một nền giáo dục chất lượng và cơ hội thực hành phong phú, Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng VinUni sẽ có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý trong Doanh nghiệp – Tổ chức cũng như Giáo dục. Do đó, VinUni là lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn theo đuổi ngành Tâm lý học và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.