Portfolio Content Marketing là gì? Cách để tạo ra một Content Portfolio
Nếu bạn là người mới hay là một cây viết “lão luyện” thì việc sở hữu một Portfolio Content chuyên nghiệp, đầy ấn tượng cũng sẽ để lại nhiều sự chú ý cho khách hàng. Cùng với CV, Portfolio Content Marketing chính là chìa khoá để mở ra cuốn hồ sơ năng lực cho các Copywriter, Content Writer, Marketer… chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên. Đặc biệt, đối với Freelancer, chúng lại càng cần thiết hơn bao giờ. Bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Portfolio Content Marketing là gì cũng như cách để tạo cho mình một Portfolio ưng ý nhất nhé!
Portfolio Content Marketing là gì?
Về cơ bản, một Portfolio là gì? Portfolio như là một tập hồ sơ năng lực tổng hợp các mẫu công việc mà bạn đã làm để mang mang đến trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, gửi đến những nhà tuyển dụng tiềm năng, hoặc thậm chí là đăng tải trực tuyến.
Cấu trúc 1 Portfolio có thể gồm:
- Cung cấp bằng chứng về công việc bạn đã làm.
- Minh họa kỹ năng và khả năng của bạn.
- Thể hiện chất lượng công việc của bạn.
Portfolio là cách để bạn thể hiện kỹ năng tổ chức và trình bày các công việc, dự án cũng như kinh nghiệm mà bạn đã trải qua. Bạn có thể kể một câu chuyện về sự nghiệp của mình và những thách thức bạn đã trải qua thông qua Portfolio.
Tương tự đó, Portfolio Content Marketing là một bộ sưu tập các công việc viết lách, truyền thông mà bạn đã từng thực hiện. Nó có thể bao gồm các bài blog, copywriting, bài social post, nội dung quảng cáo hoặc kịch bản video,… tùy thuộc vào lĩnh vực bạn chuyên môn hoá.
Portfolio của dân ngành Content Marketing là nơi thể hiện được cái tôi cá nhân và con đường riêng của mình giữa rất nhiều ứng viên tiềm năng khác của doanh nghiệp. Mục đích của Content Portfolio là thể hiện kỹ năng, phong cách, và kinh nghiệm viết lách của bạn. Thay vì chỉ liệt kê kinh nghiệm làm việc và kỹ năng như trên CV, Portfolio giúp trực quan hóa công việc của bạn hơn thông qua các tác phẩm cụ thể.
Portfolio Content Marketing cần có những thông tin gì?
Portfolio Content Marketing rất đề cao tính sáng tạo và cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo thông tin trong đó phải đầy đủ tránh thiếu sót. Cụ thể như:
- Giới thiệu bản thân (tựa như một trang CV thu nhỏ vậy).
- Mục tiêu nghề nghiệp bản thân.
- Kỹ năng cốt lõi của bạn (cái này quan trọng, cần đầu tư kỹ, ví dụ trong mảng Content thì sẽ có content SEO, content Social, viết kịch bản, sản xuất video,…).
- Bằng cấp, chứng chỉ, khóa học mà bạn đã hay đang tham gia.
- Sở trường, sở thích (những gì liên quan đến công việc thôi).
- Kinh nghiệm làm việc, thời gian, chức danh ở những môi trường làm việc trước.
- Dự án bạn đã từng thực hiện (phải thể hiện rõ được cái nhìn tổng quan dự án, kỹ năng, công việc bạn đã làm, kết quả của dự án đó như thế nào… và bạn nên chứng minh qua số liệu).
- Đưa ra quan điểm trong công việc ( vấn đề này thường để xem xét bạn có phù hợp với phong cách hay văn hóa làm việc của doanh nghiệp hay không).
8 bước xây dựng Portfolio Content Marketing
Để xây dựng một Portfolio Contetn Marketing ấn tượng, đầy đủ các thông tin cần thiết và mang bản sắc cá tính riêng của bạn, hãy áp dụng thứ tự 8 bước sau đây:
Bước 1: Chọn một nền tảng để xây dựng Portfolio
Trước hết, bạn nên lựa chọn xem đâu là nơi để bạn thiết kế Portfolio. Đó có thể là một trang web thiết kế miễn phí (Behance, Canva…) hay công cụ quen thuộc như PowerPoint. Nơi mà bạn tự tin với những kỹ năng của mình nhất để thoải mái tạo ra Portfolio cho mình, tránh trường hợp bỏ giữa chừng gây mất thời gian.
Bước 2: Giới thiệu về bản thân của bạn
Khi xem qua Portfolio, người tuyển dụng sẽ biết được “bạn là ai”. Nhiều bạn khi xây dựng Portfolio khi quá tập trung về mặt hình thức, sản phẩm để rồi vô tình làm lu mờ hình ảnh thông tin cá nhân.
Ở bước này, bạn nên viết một đoạn ngắn gọn súc tích, bao gồm thông tin cá nhân, phương thức liên lạc, một vài dòng về kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng đặc biệt, và những đặc điểm nổi trội, thế mạnh của bản thân khiến bạn trở nên “không thể thiếu” trong lĩnh vực này.
Đừng quên thêm một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp mang màu sắc cá nhân bạn để tạo ấn tượng tốt.
Bước 3: Tổng hợp và chọn lọc nội dung cần đưa vào Portfolio
Trong quá trình làm việc, sẽ có nhiều sản phẩm được tạo ra nhưng bạn không thể nào đem toàn bộ những sản phẩm đó vào Portfolio. Điều bạn cần làm là tổng hợp và chọn lọc những sản phẩm tâm đắc, tinh túy nhất. đực đánh giá cao hay tạo nhiều hiệu ứng tốt trong quá trình hoạt động của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn phù hợp, đó có thể là dự án mà bạn tâm đắc nhất, hoặc cũng có thể đó là dự án có đôi nét liên quan đến khách hàng sắp tới của bạn.
Bước 4: Tạo thêm dự án nếu bạn cảm thấy “chưa đủ”
Khi bạn xác định được ngách Content Marketing mà bạn sẽ trình bày trong Portfolio rồi, nhưng số lượng bài viết mà bạn đã từng thực hiện lại quá ít thì bạn đừng ngại tạo thêm chúng để bổ sung vào Portfolio của mình.
Bạn có thể chủ động tìm kiếm những dự án tương tự để viết hoặc bạn cũng có thể tự tạo dự án cho riêng mình.
Bước 5: Phân loại các bài viết của bạn thành các danh mục khác nhau
Thông thường, một Content Marketing có thể viết theo nhiều phong cách và nhiều thể loại khác nhau. Ví dụ như về mẹo hay, review, du lịch, y học, lối sống hay công nghệ…
Do đó, việc phân loại các bài viết của bạn thành các danh mục khác nhau, giúp người xem dễ dàng tìm đọc những nội dung mà họ muốn. Từ đó, giúp bạn dễ dàng ghi điểm hơn với những người tuyển dụng.
Bước 6: Sắp xếp lại thứ tự của các dự án
Trong lĩnh vực nghệ thuật hay sáng tạo, ấn tượng đầu tiên là yếu tố rất quan trọng. Do đó, hãy đưa những bài viết tốt nhất lên đầu để thu hút người xem cũng như tạo ấn tượng tốt trong mắt họ.
Bước 7: Thiết kế Portfolio Content Marketing của bạn thật đẹp
Khi bạn đã chuẩn bị phần nội dung đầy đủ rồi thì hãy bắt tay vào việc “trang điểm” cho Portfolio để tối ưu tính thẩm mỹ. Đây cũng chính là phần để bạn có thể gia tăng sự thích thú của người xem đối với Portfolio Content của bạn.
Một số mẹo khi thiết kế Portfolio Content Marketing mà có bạn có thể tham khảo đó là:
- Chọn màu sắc phù hợp với cá tính của bạn muốn thể hiện.
- Hãy chọn một màu sắc chủ đạo cho bản thiết kế, đi kèm với đó là 2 màu phụ là đủ. Đừng nên kết hợp quá nhiều màu sắc.
- Pinterest là một nền tảng lý tưởng để bạn tham khảo cách sắp xếp bố cục của từng trang.
Bước 8: Kiểm tra và cập nhật dự án của bạn thường xuyên
Cuối cùng, hãy nhớ rằng một Portfolio tốt là một Portfolio luôn được cập nhật và có tính liên kết liền mạch với nhau để kể nên câu chuyện kinh nghiệm làm việc của bạn.
Hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật các dự án mới, những dự án tâm huyết hay đơn giản là những dự án mang lại nhiều giá trị cho khách hàng cũng như cho bạn. Điều này không chỉ giúp bạn giữ cho Portfolio luôn tươi mới, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm với ngành nghề của bạn.
Học Marketing chuyên nghiệp ở đâu chất lượng?
Trường đại học VinUni là một trong những cái tên nổi bật của những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam. VinUni nổi bật với chương trình đào tạo chuyên ngành Marketing chất lượng cao trong môi trường học tập chuẩn quốc tế, được công nhận và đánh giá cao.
Chuyên ngành Marketing là một trong sáu chuyên ngành chính của chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh của VinUni. Chương trình học tập trung cung cấp các kiến thức chuyên môn về ngành Marketing, bên cạnh đó còn nhấn mạnh vào việc áp dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Từ đó, trang bị cho sinh viên những gì tốt nhất trước khi bước chân vào thị trường lao động ngày càng cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
VinUni không bó buộc sinh viên, thay vào đó, với những chương trình đào tạo linh hoạt, sinh viên hoàn toàn có thể tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân như Marketing truyền thông số, phân tích dữ liệu, quảng cáo, nghiên cứu, xây dựng thương hiệu và nhiều hơn nữa. Điều này giúp sinh viên luôn giữ vững đam mê, phát triển kỹ năng chuyên môn sâu và đa dạng hóa những kiến thức về ngành, tạo bàn đạp cho sinh viên vươn lên và thành công trong sự nghiệp trong tương lai.