Phương pháp xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC hiệu quả
Khi thị trường ngày càng cạnh tranh cũng là lúc doanh nghiệp cần biết ứng dụng các phương pháp Marketing hiệu quả để quảng bá sản phẩm, tăng doanh thu cũng như khẳng định giá trị thương hiệu. Một trong những hình thức được nhiều đơn vị ứng dụng hiện nay chính là xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC. Ngay sau đây hãy cùng VinUni tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé!
Xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC là gì?
Xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC không phải một khái niệm quá mới, nhất là với những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên để áp dụng vào chiến lược kinh doanh một cách hiểu quả thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ khái niệm cùng các bước xây dựng cụ thể.
Khái niệm
Xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC viết tắt của là quá trình ứng dụng một số công cụ truyền thông nhất định như quảng cáo, mạng xã hội,…để truyền tải thông điệp, giá trị củ thương hiệu đến với khách hàng. Phương pháp này mang đến một số lợi ích với hoạt động của doanh nghiệp như:
- Xây dựng nội dung và giá trị thương hiệu một cách đầy đủ, chính xác và nhất quán.
- Tạo cơ hội để doanh nghiệp tương tác, giải đáp các thắc mắc cho khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ vững chắc.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp doanh nghiệp đến gần hơn cũng như tạo niềm tin nơi khách hàng.
- Góp phần tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch Marketing
Các bước xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC
Để ứng dụng phương pháp xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC doanh nghiệp cần tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ ràng và cụ thể các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến thông qua mô hình SMART bao gồm: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Có thể đạt được), Realistic (Thực tế), Timely (Đúng thời hạn)
Bước 2: Xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu bằng cách nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như chính sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 3: Tìm hiểu insight khách hàng hay hiểu đơn giản là suy nghĩ, mong muốn, lo lắng, các vấn đề mà khách hàng đang quan tâm.
Bước 4: Hình thành những ý tưởng về chiến dịch Marketing dựa trên nội dung insight khách hàng đã thu thập được. Tuy nhiên ý tưởng này cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với ngân sách cũng như nhất quán với giá trị thương hiệu.
Bước 5: Lên kế hoạch cụ thể để hiên thực hóa các ý tưởng trên. Ở đây chúng ta cần nêu rõ thời gian, kênh truyền thông thực hiện cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
Bước 6: Sử dụng một số công cụ như lượt xem, lượt tương tác, doanh thu,…để đánh giá hiệu quả và có điều chỉnh phù hợp.
6+ công cụ xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC hiệu quả
Khi áp dụng phương pháp xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC doanh nghiệp có thể sử dụng một trong số các công cụ sau:
Advertising – Quảng cáo
Quảng cáo là công cụ Marketing có trả phí nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm của hình thức này là hình thức hấp dẫn, dễ thu hút sự chú ý của số đông khách hàng đồng thời làm nổi bật được những đặc điểm nổi bật của sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của quảng cáo là mức ngân sách cao đồng thời khó đo lường mức độ hiệu quả.
Personal Selling- Bán hàng cá nhân
Với công cụ này, doanh nghiệp sẽ tiến hành tư vấn, giới thiệu sản phẩm với từng khách hàng cụ thể. Personal Selling sẽ phù hợp với một số nhóm sản phẩm nhất định như xe, bất động sản, nhà,…Phương pháp này giúp đơn vị có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng đồng thời kịp thời giải đáp những thắc mắc của họ.
Direct Marketing – Tiếp thị trực tiếp
Direct Marketing là hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm trực tiếp đến khách hàng thông qua một số công cụ như gọi điện, email, tin nhắn,…Mặc dù có thể tạo nên mối quan hệ thân thiện, gẫn gũi giữa người dùng với doanh nghiệp nhưng hình thức vẫn tồn tại rủi ro khi một số khách hàng có thể cảm thấy bị làm phiền.
Sales Promotion – Khuyến mại
Với Sales Promotion, doanh nghiệp thường đưa ra các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, rút thăm trúng thưởng,…để kích thích hành vi mua hàng của người dùng. Ưu điểm của công cụ này là thu hút lượng lớn khách hàng, tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn đồng thời thanh lý hàng tồn kho dễ dàng.
Sponsorship – Hỗ trợ, tài trợ
Sponsorship hiểu đơn giản là doanh nghiệp sẽ tài trợ tài chính cho một đơn vị khác để được quảng bá thương hiệu của mình. Các đối tượng được hỗ trợ thường là cuộc thi, sự kiện, chương trình, triển lãm,…Công cụ này yêu cầu chi phí cao nhưng thông điệp của doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với lượng lớn khách hàng.
PR – Quan hệ công chúng
Một số ví dụ dễ nhận thấy nhất của công cụ PR là sự kiện, họp báo, người đại diện, hoạt động từ thiện,…Việc truyền tải thông điệp phông qua các kênh báo chí sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng và yên tâm hơn nơi khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là cần đầu tư một nguồn ngân sách lớn.
Trường Đại học VinUni tự hào là một trong những địa chỉ đào tạo Marketing uy tín hàng đầu hiện nay. Với chuyên ngành Marketing trong chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh của VinUni, người học sẽ được tìm hiểu từ những khái niệm cơ bản nhất trong quảng cáo tiếp thị đến các phương pháp xây dựng giá trị thương hiệu hiệu quả.
Đặc biệt với cơ hội đi thực tập tại các tập đoàn, doanh nghiệp, bệnh viện, tổ chức… uy tín nhất như Vinpearl, Vinhomes,…sinh viên không chỉ được củng cố kiến thức mà còn có thể áp dụng ngay những nội dung này vào thực tiễn.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến phương pháp xây dựng truyền thông Marketing tích hợp IMC. Nếu bạn muốn tìm hiểu những kiến thức liên quan đến Marketing thì đừng bỏ qua chuyên ngành Quản trị kinh doanh của VinUni nhé!