Nội dung của 10 Nguyên lý kinh tế học cơ bản hiện nay

16/09/2023

Nguyên lý Kinh tế học là tổng hợp 10 ý tưởng cơ bản của Kinh tế học do Giáo sư kinh tế Mankiw ở trường Đại học Havard nêu ra trong những nguyên lý của kinh tế học. Trong bài viết này, hãy cùng VinUni tìm hiểu về các nguyên lý cơ bản này nhé!

nguyen-ly-kinh-te-hoc-so-1

Kinh tế học là một lĩnh vực khá rộng và bao quát toàn xã hội hiện đại

Kinh tế học là gì?

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người và xã hội có liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi, sản xuất phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hóa cũng như các dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội.

Kinh tế học có thể định nghĩa là ngành khoa học xã hội tập trung nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nó cũng nghiên cứu về cách thức sử dụng, quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

nguyen-ly-kinh-te-hoc-so-2

Kinh tế học nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ

Kinh tế học chủ yếu nghiên cứu cách thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của xã hội, tức là giải quyết ba vấn đề cơ bản nhất của nền kinh tế

  • Sản xuất cái gì?
  • Sản xuất như thế nào?
  • Sản xuất cho ai?

10 nguyên lý của kinh tế học

Nền kinh tế không có gì là bí hiểm cả, suy cho cùng thì khái niệm này được dùng để chỉ về “một nhóm người có tác động qua lại với nhau trong một cuộc đấu tranh sinh tồn”. Suy cho cùng, thì hoạt động của nền kinh tế chẳng qua chỉ là tác động tổng hợp hoạt động của các cá nhân cấu thành trong nền kinh tế hiện nay. Dưới đây là thông tin về các nguyên lý Kinh tế học căn bản mà bạn nên biết:

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

“Mọi thứ đều có giá” – Để có được một vật ưa thích, người ta bắt buộc bỏ ra một thứ khác mà mình thích. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi sự đánh đổi (Trade-off) một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác lớn hơn.

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó

Sự đánh đổi liên quan trực tiếp đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định đó, ta thường phải so sánh giữa chi phí và lợi ích trực tiếp của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều tình huống chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như lúc mới quan sát.

Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý (rational people) suy nghĩ tại vị trí cận biên

Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng tuyệt đối có hoặc không, mà thường là dưới dạng tăng lên hay giảm xuống một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt không phải là phải ăn hay không ăn, mà là có nên ăn thêm một ít cơm hay thức ăn không. Khi đến kỳ thi, vấn đề không phải là bỏ mặc không ôn tập hay học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một đến hai tiếng nữa hay dừng lại để lên mạng Wikipedia để tìm hiểu thông tin. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để ám chỉ những điều chỉnh nhỏ dần và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là khu vực lân cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh cơ bản ở vùng lân cận.

Trong nhiều trường hợp, mọi người thường đưa ra được quyết định tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên; bằng việc so sánh ích lợi cận biên và các chi phí cận biên.

Nguyên lý 4: Con người phản ứng lại các kích thích

Con người thường đưa ra các quyết định dựa trên sự so sánh về chí phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi một tiêu chí là chi phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi

Nguyen-ly-kinh-te-hoc-so-3

Nắm rõ các nguyên tắc kinh tế giúp vận hành bộ máy công ty tốt hơn

Nguyên lý 5: Thương mại đều mang lại lợi ích cho mọi người

Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ tác động để cải thiện được kết cục của thị trường

Thúc đẩy tính hiệu quả và công bằng của xã hội hiện nay là hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đưa ra đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế được lớn lên và vừa làm thay đổi các cách thức phân chia chiếc bánh đó.

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó

Hầu hết sự chênh lệch về mức sống có nguyên nhân xuất phát từ sự khác nhau về năng suất lao động của mỗi quốc gia (nghĩa là số lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động của một nhân công). Ở những quốc gia, người lao động sản xuất ra được số lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời gian nhất định, thì hầu hết người dân được hưởng mức sống cao hơn; còn những quốc gia có năng suất kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống khó khăn và thiếu thốn hơn. Thực chất, tốc độ tăng năng suất lao động của một đất nước quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó.

nguyen-ly-kinh-te-hoc-so-4

Kinh tế học tại Đại học VinUni rất được chú trọng

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Trong dài hạn, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát chính là sự gia tăng quá mức của lượng tiền làm cho đồng tiền bị mất giá. Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiền lớn thì giá trị của tiền sẽ giảm đi.

Nguyên lý 10: Trong ngắn hạn Chính phủ đối mặt với việc phải đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và tình trạng thất nghiệp

Nếu lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế lại gặp rắc rối trong việc chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước? Một lý do là mọi người cho rằng việc cắt giảm lạm phát thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng lên trong ngắn hạn..

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến Kinh tế học và 10 nguyên lý Kinh tế học mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Ngành Kinh tế học tại VinUni sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về những nguyên lý cơ bản này