Những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất trên Thế giới
Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm lý đã có từ nhiều thập kỷ. Tâm lý học cũng là một trong những con đường đưa con người tìm về với thiện niệm. Hiện nay, tâm lý học là một trong những ngành được rất nhiều người quan tâm bởi sự hấp dẫn của nó. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin về 3 nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới. Cùng VinUni khám phá ngay nhé!
Nhà tâm lý học Sigmund Freud
Đầu tiên phải kể đến là Sigmund Freud là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới. Nhà tâm thần học, tâm lý học người Áo này chính là người sáng lập ra thuyết phân tâm học. Ông đã sáng tạo ra một lĩnh vực mới tìm hiểu về Tâm lý học tiềm ý thức, thúc đẩy động lực phát triển của tâm lý học, tâm lý cá tính và tâm lý học bất thường. Sigmund Freud còn là người đặt định nền tảng mới cho môn thức y học hiện đại, cung cấp chỗ dựa vững chắc cho lý luận quan trọng cho khoa học nhân văn của phương Tây trong thế kỷ 20.
Theo quan niệm của ông, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người như sau :
- Thực tế, không có gì gọi là ‘đùa cợt’ một cách thuần túy; mọi sự đùa cợt đều chứa đựng thành phần nghiêm túc.
- Không hề có thứ gọi là “lỡ lời”, mọi sự lỡ lời đều là những sự tiết lộ chân thực của tiềm ý thức.
- Những người có tinh thần lành mạnh thường có sự nỗ lực làm việc, yêu thương con người. Khi cong người có thể làm được hai việc này thì những việc khác cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Cuộc đời con người có thể được ví như một ván cờ; chỉ cần đi sai một nước, bạn có thể thua cả ván cờ đó. Đây cũng chính là một trong những nỗi khổ, bi ai của con người. Ván cờ thì có thể chơi lại hoặc đi lại nước cờ khác còn cuộc đời thì không thể.
- Con người đều có thể tiếp nhận bằng lý trí nên không có ai là người không có lý trí
- Hầu hết con người không thực sự mong muốn có sự tự do, bởi lẽ tự do đều bao hàm trách nhiệm. Mà trách nhiệm lại là một trong những thứ khiến con người sợ hãi.
- Lương tâm được hiểu là một thứ cảm giác trong nội tâm con người. Có thể đây là sự ức chế của những mong muốn bất thường nào đó đang dâng lên trong cơ thể của chúng ta.
- Thế giới này không có sự ngẫu nhiên, chỉ tồn tại những điều tất nhiên và những giấc mơ cũng giống như vậy
Nhà tâm lý học Alfred Adler
Alfred Adler cũng là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Ông là một nhà tâm thần học, ông chính là người đã sáng lập tâm lý cá tính người Áo, Alfred Adler là người đi tiên phong trong lĩnh vực tâm lý chủ nghĩa nhân văn và là cha đẻ của tâm lý học cá tính hiện đại. Ông cũng đã từng theo Sigmund Freud khám phá các vấn đề về tâm thần. Tuy nhiên, ông cũng là người đầu tiên phản đối. Các giải mã cuộc đời theo quan niệm của ông như sau:
- Những người không có hứng thú với người khác thì sẽ gặp nhiều nhất những khổ nạn trong đời. Họ cũng là những người làm tổn thương người khác sâu sắc nhất. Theo ông, mọi thất bại của nhân loại đều được sinh ra bởi kiểu người này.
- Một người có dũng khí đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống thì người có có thể định nghĩa như thế nào về cuộc sống.
- Mỗi con người đều luôn cảm thấy tự ti ở những mức độ khác nhau. Bởi lẽ ai cũng mong muốn mình trở nên ưu tú hơn và có một cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Một người gặp phải những vấn đề không thể giải quyết dễ dàng nhưng họ lại luôn tin tưởng chắc chắn bản thân sẽ giải quyết được thì điều này là minh chứng cho sự tự ti của họ mà thôi.
Thực tế thế giới rất đơn thuần, cuộc đời con người cũng vậy. Sự phức tạp của thế giới chính là do con người tạo nên.
Alfred Adler cho rằng: không có một ai sống trong thế giới khách quan. Con người đều sống trong một thế giới chủ quan mà mỗi người tự định nghĩa về thế giới đó.
Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung
Carl Gustav Jung là một nhà tâm lý học người Thuỵ Sỹ. Từ năm 1907 ông đã bắt đầu hợp tác với Sigmund Freud để phát triển và quảng bá học thuyết phân tâm học suốt 6 năm. Tuy nhiên sau đó quan niệm của ông và Sigmund Freud có sự khác biệt nên họ đã tách ra nghiên cứu riêng. Ông là người sáng lập nên lý luận phân tâm học Jung. Cho đến nay, lý luận và tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng rất sâu rộng tới lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học.
Theo quan điểm của nhà tâm lý học này, cuộc đời và con người được nhìn qua lăng kính như sau:
- Con người có sự nỗ lực cả một đời cũng chỉ để sửa đổi lại tính cách mà họ đã hình thành từ thuở ấu thơ.
- Không phải xung quanh không có người khiến bạn cảm thấy cô độc. Mà sự cô độc là do bạn không thể chia sẻ với người khác cảm nhận bức thiết nhất của bản thân.
- Con người cần phải nhẫn nại trước thế giới tàn khuyết này, bên cạnh đó cũng đừng đánh giá quá cao sự hoàn mỹ của bản thân.
Nếu như khắc phục những xung đột mạnh mẽ thì con người có thể tìm được sự an toàn và trạng thái tĩnh lặng bình ổn, siêu nhiên. Nếu muốn đạt được trạng thái an toàn và tĩnh lặng dài lâu về tâm lý, thì những sự kiện bùng phát đột ngột và mạnh mẽ là điều cần thiết phải xảy ra.
Số ngày và số đêm trong một năm là như nhau, có thể thấy thời gian cũng dài như nhau. Dẫu cho chúng ta sống hạnh phúc thế nào thì cũng sẽ có những vệt đen. Nếu không trải qua bi ai khổ cực thì hạnh phúc sẽ mất đi ý nghĩa của nó.
Cử nhân Tâm lý học- Trường Đại học VinUni
Chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn với sự phát triển toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực để thành công trong lĩnh vực tâm lý học trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội và mong muốn của người học. Sinh viên sẽ được trang bị nền tảng lý thuyết và kiến thức ứng dụng trong tâm lý học, giúp họ phát triển sự hiểu biết sâu sắc về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người, cũng như khả năng đánh giá chuyên môn về tình trạng tinh thần và thực hiện các nghiên cứu liên quan trong các lĩnh vực như tâm lý học xã hội, tâm lý học học đường, và tâm lý học tổ chức và kinh doanh.
Sinh viên còn có cơ hội phát triển kiến thức liên ngành, kiến thức công nghệ số, tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng học tập suốt đời, năng lực nghiên cứu, nền tảng đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội, và cam kết giải quyết các thách thức xã hội thông qua khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp.
Trong năm cuối, sinh viên sẽ tham gia thực tập hoặc dự án cuối khóa để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng các kỹ năng và kiến thức đã học, xây dựng mạng lưới quan hệ với doanh nghiệp, và củng cố sự phát triển nghề nghiệp của mình. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Cử nhân Tâm lý học tại VinUni sẽ có kiến thức chuyên sâu về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, tổ chức cũng như trong giáo dục.
Kỹ năng nghiên cứu và viết vượt trội, tư duy giải quyết vấn đề, khả năng tư duy phân tích, phản biện, tổng hợp và đánh giá thông tin hiệu quả được trang bị trong chương trình sẽ giúp sinh viên có nhiều lựa chọn trong thị trường lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu hiểu biết về hành vi con người. Chương trình học còn tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên theo đuổi các chương trình sau đại học, như Thạc sĩ và Tiến sĩ, trong các lĩnh vực liên quan hoặc mở rộng, bao gồm nghiên cứu hay thực hành lâm sàng về tâm lý học, khoa học thần kinh, hoặc đào tạo về chăm sóc sức khỏe, luật, và cả kinh doanh.
Trên đây là các nhà tâm lý học nổi tiếng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành tâm lý thế giới. Các nghiên cứu của ông vẫn còn được nhắc tới cũng như áp dụng cho tới tận ngày nay. Tâm lý có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn có đam mê với ngành tâm lý học hãy tham khảo chương trình học tại trường Đại học VinUni để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé!