Ngành Tâm lý học lâm sàng và Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng
Tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực khá hấp dẫn, nơi những người đam mê tâm lý có cơ hội để giúp đỡ người khác và cải thiện về chất lượng cuộc sống. Bạn có muốn biết làm thế nào để trở thành một thạc sĩ tâm lý học lâm sàng? Hay bạn muốn hiểu về những thách thức và cơ hội trong ngành này? Hãy cùng VinUni tìm hiểu về lĩnh vực này trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu ngành Tâm lý học lâm sàng
Nhiều người thắc mắc học ngành Tâm lý học làm nghề gì thì Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng cũng là một ngành nghề độc lập của ngành Tâm lý học. Để hiểu tường tận hơn về lĩnh vực đặc thù này, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin chi tiết dưới đây.
Tâm lý học lâm sàng là gì?
Là sự kết hợp giữa thuật ngữ “tâm lý học” – Psychology và “giường” – Clinical. Trong đó thuật ngữ “clinical” có ý nghĩa là giường, trong Y khoa ý chỉ sự thăm khám của các bác sĩ tại giường bệnh. Tuy nhiên để thuật ngữ này mang tính khoa học thì các nhà phiên dịch đã chọn cách phiên âm thành từ Hán – Việt có nghĩa là “lâm sàng”.
Tầm quan trọng của ngành Tâm lý học lâm sàng
Chắc hẳn bạn đang rất quan tâm đến vai trò của ngành Tâm lý học lâm sàng trong cuộc sống hiện nay.
Tâm lý học lâm sàng có phát huy được tối đa vai trò và lợi ích của mình hay không tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Để hiểu được các hoạt động tâm lý của một các nhân một cách khách quan thì nhà Tâm lý học cần sử dụng đến mô hình lý thuyết đa yếu tố. Nhà Tâm lý học có thể tham khảo một số mô hình phổ biến như sau: Phân tâm học, Hệ thống gia đình, Nhận thức hành vi… để từ đó có thể lý giải được toàn bộ hành vi, cách ứng xử của người đó.
- Nhà Tâm lý học trong quá trình thực hành Tâm lý học lâm sàng phải mang tính khoa học và được phổ biến khá rộng rãi. Từ việc đánh giá, can thiệp tâm lý hay áp dụng các biện pháp hữu hiện cần được phổ biến tại nhiều nơi như bệnh viện, trại cai nghiện, trường học….
- Nghiên cứu chính là nền tảng cơ bản của Tâm lý học lâm sàng bởi các lý thuyết, mô hình, phương pháp sử dụng trong lĩnh vực này đều xuất phát từ việc nghiên cứu. Và quá trình thực hành này sẽ giúp việc nghiên cứu phát triển và đưa ra được các mô hình mới hiệu quả chính xác, có tính thích nghi khá cao.
- Các nhà tâm lý lâm sàng cần phải có đủ trình độ, được đào tạo một cách bài bản từ phần lý thuyết đến thực hành. Và điều kiện để một nhà Tâm lý lâm sàng được công nhận đó là phải sở hữu bằng thạc sĩ thực hành về ngành Tâm lý học lâm sàng.
Điểm khác biệt giữa bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng
Trong thực tế, công việc của một bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng đều chung mục đích là giúp đỡ con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, xét một cách chi tiết hơn thì công việc của bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng đều có sự khác biệt. Đó chính là:
- Bác sĩ tâm thần: Có thể được phép kê thuốc nhằm tác động đến sinh học của não nhằm cải thiện hành vi tâm lý của bệnh nhân. Các nghiệp vụ chuyên môn của bác sĩ tâm thần như kiểm tra, nắn, sờ, gõ, nghe bằng ống nghe, dụng cụ tai mũi họng hoặc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Dựa vào các triệu chứng biểu hiện và bằng chứng khoa học đưa ra các chẩn đoán cụ thể và phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân.
- Nhà tâm lý lâm sàng: Tiếp xúc với bệnh nhân thông qua việc quan sát và lắng nghe những hành vi, lời nói hành động, cử chỉ. Các công cụ hỗ trợ việc thăm khám bao gồm: đồ chơi, hình vẽ, sách, trắc nghiệm tâm lý…để có được cái nhìn toàn diện về con người. Từ đó, nhà Tâm lý lâm sàng sẽ hổ trợ bệnh nhân nhận ra được những sai phạm, thiếu hụt trong hành vi để có thể có cách điều chỉnh phù hợp.
Mặc dù có sự khác biệt nhưng nhìn chung các hoạt động và nghiên cứu của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng và bác sĩ tâm thần có liên quan mật thiết và cần sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Ứng dụng của Tâm lý học lâm sàng trong tham vấn trị liệu tại Việt Nam
Tâm lý học lâm sàng ngày nay được cho là một kênh, một phương tiện, một công cụ hữu hiệu cho nhà tâm lý lâm sàng. Dựa vào nghiên cứu của Tâm lý học lâm sàng để tìm hiểu và nghiên cứu sự chuyển biến tâm lý mà con người đóng vai trò là chủ thể.
Với lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng, các nhà tâm lý có thể sử dụng nhiều phương pháp ứng dụng trên nhiều liệu pháp khác nhau để có cái nhìn toàn diện và hoàn chỉnh nhất về vấn đề mà thân chủ đang gặp phải hiện nay. Từ đó đưa ra tiên lượng trị liệu, tham vấn phù hợp và hiệu quả nhất cho thân chủ
Cơ hội và thách thức của ngành Tâm lý học lâm sàng tại Việt Nam
Dưới đây là những cơ hội và thách thức của lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng tại Việt Nam
Cơ hội
- Ngành Tâm lý học lâm sàng tại Việt Nam được sự cho phép hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, bệnh viện, các trường học, tổ chức phi chính phủ….
- Đời sống vật chất của con người được cải thiện, chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân dần được nâng cao hơn. Con người ta ý thức rõ rang và quan tâm hơn về sức khỏe tinh thần.
- Tâm lý học lâm sàng đã ngày càng phổ biến hơn và được nhiều người biết đến thông qua các kênh đa phương tiện.
- Sự phát triển của việc tư vấn, tham vấn tâm lý qua điện thoại, các trang mạng xã hội về sức khỏe tinh thần đã mở ra cơ hội tiếp cận cho nhiều người không có điều kiện tìm đến các trung tâm tâm lý.
- Nhiều chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế của ngành Tâm lý học lâm sàng được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhìn nhận và chuyên nghiệp hóa của ngành.
Thách thức
Thiếu sự thích nghi những khái niệm Tâm lý học của phương Tây với nền văn hóa của đất nước Việt Nam.
- Văn hóa cộng đồng truyền thống của người Việt vẫn đang còn trội lên tính cá thể.
- Các nhà nghiên cứu, thực hành khám Tâm lý lâm sàng ở nước ta thường đối mặt với việc thiếu từ vựng, hạn chế trong việc dịch khái niệm, các thuật ngữ chuyên ngành.
- Tình hình xã hội Việt Nam có sự phức tạp cản trở việc thực hành Tâm lý học lâm sàng.
- Ngành này thiếu tài liệu dịch sang tiếng Việt, làm hạn chế sự chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các nhà nghiên cứu.
- Các trắc nghiệm tâm lý sử dụng trong thực hành đang còn tùy tiện, chưa được hợp thức hóa.
- Suy nghĩ của các cá nhân và tư duy phân tích trong ngành ít khi được đề cao, ít thực hành, ít được quan sát lâm sàng.
Như vậy có thể thấy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe tinh thần của con người ngày nay, Tâm lý học lâm sàng nói riêng và tâm lý học nói chung đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, nhu cầu theo học ngành Tâm lý học của các bạn trẻ hiện nay ngày một tăng cao.
Bài viết trên đây đây là tổng hợp thông tin về thách thức và cơ hội của Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, đồng thời cũng đi sâu nghiên cứu tầm quan trọng của ngành đối với xã hội như thế nào. Ngành Tâm lý học tại VinUni hiện đang được chú trọng và phát triển giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển xã hội hiện đại ngày nay.