Ngành Kinh tế học những môn gì? Ra trường làm việc gì?
Trong những năm gần đây, ngành Kinh tế học luôn là ưu tiên hàng đầu của các bạn trẻ khi đăng ký nguyện vọng. Khi lựa chọn chuyên ngành này, chúng ta sẽ được đào tạo toàn diện về nhiều lĩnh vực cũng như có cơ hội thử sức ở nhiều vị trí trong tương lai. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu ngành Kinh tế học những môn gì cũng như tố chất cần có trong quá trình nghiên cứu nhé!
Ngành Kinh tế học những môn gì?
Kinh tế học là chuyên ngành tập trung nghiên cứu kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động phân tích các vấn đề kinh tế cũng như phân bổ thời gian, tiền bạc và nguồn lực trong các bối cảnh nhất định. Mặc dù không phải là một khái niệm mới nhưng ngành Kinh tế học những môn gì vẫn là băn khoăn của nhiều thí sinh. Thực tế, khi lựa chọn chuyên ngành này, bạn sẽ được tìm hiểu một số môn học như sau:
Các môn cơ bản: Đây là nội dung người học tìm được tìm hiểu trong năm đầu của chương trình đào tạo. Các môn học này sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức nền tảng cơ bản để phục vụ cho quá trình nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành sau này.
Mặc dù là nội dung cơ bản nhưng để học tốt bạn cần sở hữu khối lượng kiến thức rộng cũng như sự tập trung cao độ. Một số môn học cơ bản thuộc ngành Kinh tế học là: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Xác suất thống kê,…
Các môn chuyên ngành: Sau khi tìm hiểu các môn học cơ bản, bạn sẽ tiến hành nghiên cứu một số môn chuyên ngành, tập trung vào những kiến thức nâng cao hơn, bổ trợ cho quá trình làm việc thực tế trong tương lai. Một số nội dung chúng mà người học có thể tham khảo là Kinh tế phát triển, Kinh tế lao động, Kinh tế đầu tư, Quản trị nhân lực, Kinh tế học sức khỏe, Quản lý Dự án…
Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế học
Khi tìm hiểu ngành Kinh tế học những môn gì chúng ta nhận thấy đây là một chuyên ngành rộng, tập trung kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau. Do đó khi ra trường cử nhân Kinh tế học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như:
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là lĩnh vực tập trung vào việc nghiên cứu, điều hành và quản lý các hoạt động của một doanh nghiệp với một số vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cũng như tiến hành đàm phán và chốt đơn hàng.
- Giám đốc bán hàng: Lãnh đạo đội ngũ bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng và đạt được mục tiêu doanh số.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng là lĩnh vực nghiên cứu về tiền tệ, vốn, các hoạt động liên quan đến việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Đây cũng là môn học tương đối quan trọng mà người học sẽ được tìm hiểu trong chuyên ngành Kinh tế học. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng trong một số vị trí như:
- Chuyên viên phân tích tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, dự báo xu hướng thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư.
- Chuyên viên tín dụng: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý danh mục cho vay.
- Chuyên viên đầu tư: Đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản. Chuyên viên thẩm định giá: Đánh giá giá trị của các tài sản, doanh nghiệp.
Kinh doanh quốc tế
Quá trình hội nhập quốc tế làm cho các hoạt xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác kinh doanh quốc tế diễn ra ngày một sôi động. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế học như:
- Chuyên viên xuất nhập khẩu: Thực hiện các thủ tục hải quan, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đàm phán hợp đồng, và quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Chuyên viên Marketing quốc tế: Nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược marketing, và triển khai các hoạt động quảng cáo sản phẩm/dịch vụ ra thị trường quốc tế.
- Chuyên viên tài chính: Quản lý dòng tiền, dự báo tài chính, và đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án quốc tế.
- Nhà phân tích tài chính: Phân tích các thị trường tài chính quốc tế, đưa ra các khuyến nghị đầu tư.
- Quản lý dự án quốc tế: Quản lý các dự án đầu tư, xây dựng, hoặc sản xuất ở nước ngoài.
Quản trị chuỗi cung ứng (logistics)
Hiện nay quá trình buôn bán xuất nhập khẩu đang được tăng cường đẩy mạnh. Chính vì thế cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế học có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này như sau:
- Nhân viên Quản lý kho: Quản lý hàng hóa tồn kho, đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
- Nhân viên Quản lý vận tải: Lên kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng hóa.
- Nhân viên Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý toàn bộ quá trình từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
Toán kinh tế
Ngành Kinh tế học sẽ cung cấp cho sinh viên kỹ năng sử dụng các công cụ toán học để giải quyết vấn đề kinh tế. Vậy nên khi ra trường bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí như:
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Sử dụng các mô hình toán học để phân tích dữ liệu thị trường, đưa ra các dự báo.
- Nhân viên phát triển sản phẩm tài chính: Thiết kế các sản phẩm tài chính mới như chứng khoán phái sinh, quỹ đầu tư.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng để đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
Thương mại điện tử (E-commerce)
Hiện nay thương mại điện tử được coi là một lĩnh vực hot với nhiều vị trí việc làm ví dụ:
- Quản lý cửa hàng trực tuyến: Quản lý các hoạt động bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
- Nhân viên Marketing trực tuyến: Thực hiện các hoạt động marketing trên các kênh trực tuyến như Google, Facebook, Zalo.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu khách hàng: Phân tích hành vi của khách hàng để đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả.
Thẩm định giá
Một số công việc thuộc lĩnh vực thẩm định giá mà bạn có thể lựa chọn là:
- Thẩm định viên bất động sản: Đánh giá giá trị của các bất động sản để phục vụ cho các giao dịch mua bán, thế chấp, đấu giá.
- Thẩm định viên doanh nghiệp: Đánh giá giá trị của các doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động mua bán, sáp nhập, niêm yết.
- Thẩm định viên tài sản: Đánh giá giá trị của các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, hàng tồn kho.
Chứng khoán
Một số công việc thuộc lĩnh vực chứng khoán mà bạn có thể lựa chọn là:
- Chuyên viên phân tích chứng khoán: Nghiên cứu và phân tích các công ty niêm yết, đưa ra các khuyến nghị đầu tư.
- Nhà giao dịch chứng khoán: Mua bán chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận.
- Quản lý quỹ: Quản lý các quỹ đầu tư, lựa chọn các danh mục đầu tư phù hợp.
Đầu tư
Cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế học có thể ứng tuyển vào một số vị trí thuộc lĩnh vực đầu tư như:
- Nhà đầu tư: Đầu tư vào các loại tài sản như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, khởi nghiệp.
- Quản lý danh mục đầu tư: Xây dựng và quản lý các danh mục đầu tư đa dạng.
- Phân tích đầu tư: Nghiên cứu và phân tích các cơ hội đầu tư.
Bất động sản
Bất động sản cũng là một lĩnh vực sở hữu nhiều cơ hội việc làm, tiêu biểu đó là:
- Nhà môi giới bất động sản: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch mua bán, cho thuê bất động sản.
- Nhà đầu tư bất động sản: Mua bán bất động sản để sinh lời.
- Quản lý bất động sản: Quản lý các dự án bất động sản, từ giai đoạn xây dựng đến khai thác.
Quản trị rủi ro
Một số công việc thuộc lĩnh vực quản trị rủi ro mà bạn có thể lựa chọn là:
- Chuyên viên quản lý rủi ro: Xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chuyên viên kiểm soát nội bộ: Kiểm tra và đánh giá các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện để giảm thiểu rủi ro.
- Chuyên viên bảo hiểm: Đánh giá rủi ro và thiết kế các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
Quản trị nhân lực
Đối với lĩnh vực quản trị nhân lực, cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế học có thể lựa chọn một số công việc như:
- Chuyên viên nhân sự: Thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, đánh giá.
- Giám đốc nhân sự: Đứng đầu bộ phận nhân sự, xây dựng chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên phát triển tổ chức: Xây dựng các chương trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên.
- Chuyên viên quan hệ lao động: Giải quyết các tranh chấp lao động, tư vấn pháp luật lao động.
Tố chất để học ngành Kinh tế học
Để học tốt ngành Kinh tế học,bên cạnh kiến thức chuyên môn bạn cần sở hữu một số tố chất khác như sau:
Tính toán nhạy bén: Chuyên ngành Kinh tế học liên quan nhiều đến các số liệu, biểu đồ và phân tích thống kê. So đó việc sở hữu khả năng tính toán nhạy bén, đặc biệt là các phép tính liên quan đến tỷ lệ, phần trăm và lãi suất là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách sử dụng các phần mềm như SPSS, Excel để xử lý dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác.
Kiến thức khoa học xã hội tốt: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, do đó việc hiểu biết về các mối quan hệ xã hội, văn hóa, chính trị là rất quan trọng nhằm giúp bạn phân tích các vấn đề kinh tế hiệu quả hơn. Đặc biệt chúng ta nên tìm hiểu các lý thuyết kinh tế cơ bản để giải thích các hiện tượng kinh tế cũng như đưa ra các quyết định kinh tế.
Tư duy logic và đa chiều: Người học ngành Kinh tế học cần sở hữu khả năng suy luận logic để phân tích các vấn đề đồng thời có thể nhìn nhận vấn đề kinh tế một cách toàn diện, từ đó đưa ra quyết định dựa trên các thông tin và phân tích khách quan này.
Khả năng giao tiếp tốt: Từ trong quá trình học đến khi đi làm, chúng ta luôn phải có khả năng giao tiếp ổn để trình bày các ý tưởng đồng thời phân tích một cách rõ ràng và mạch lạc. Tố chất này cũng là yếu tố quyết định sự thành công khi bạn đàm phán, tư vấn cho đối tác hay khách hàng.
Ngành Kinh tế học tại VinUni gồm những môn gì?
Ngoài ngành Kinh tế học những môn gì thì học chuyên ngành này ở đâu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa có lựa chọn cho bản thân thì có thể tham khảo chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng thuộc trường Đại học VinUni.
Chuyên ngành này tập trung vào các kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế đồng thời trau dồi cho người học các kỹ năng cần thiết khác để sẵn sàng làm việc tại Việt Nam và nước ngoài. Chính vì vậy khi theo học ngành Kinh tế học tại VinUni bạn sẽ được tìm hiểu một số môn như sau:
- Các môn đại cương: Đại cương Kinh tế học, Xác suất Thống kê trong Khoa học Xã hội.
- Các môn nền tảng: Đại cương Kinh tế Vi mô, Kinh tế lượng Cơ bản, Đại cương Kinh tế Vĩ mô, Phân tích và Dự báo Định lượng.
- Các môn chuyên ngành: Kinh tế học vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế học Sức khỏe, Kinh tế học Phúc lợi, Trí tuệ Nhân tạo, Kinh tế học Hành vi, Kinh tế học Bất động sản,…
Đặc biệt sinh viên còn có cơ hội tham gia chương trình thực tập hoặc dự án cuối khóa trong năm cuối nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tiễn cũng như trau dồi kỹ năng cho bản thân để phục vụ cho quá trình phát triển sự nghiệp sau này.
Bài viết sau đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc ngành Kinh tế học những môn gì cũng như các triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn yêu thích chuyên ngành này thì đừng quên lựa chọn trường Đại học VinUni để đồng hành với bản thân nhé!