Marketing Myopia là gì? Khái niệm và ví dụ

Marketing Myopia là gì? là câu hỏi được nhiều người thắc mắc

Marketing Myopia là gì? Khái niệm và ví dụ

08/07/2023

Marketing Myopia là gì?” là một câu hỏi mà bất cứ ai quan tâm đến Marketing cũng sẽ thắc mắc ít nhất một lần. Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp ánh mắt say mê của một founder khi mô tả về sản phẩm của mình và nghĩ đến viễn cảnh khách hàng sẽ đổ xô săn đón sản phẩm của họ ra sao. Tuy nhiên, họ lại quá tập trung vào cảm giác đó mà bỏ qua bước chăm chút chất lượng cho “đứa con” của mình. Vì thế, thuật ngữ này được gọi là Marketing Myopia.

Khái niệm Marketing Myopia

Marketing Myopia là gì? Marketing Myopia, hay còn được gọi với cái tên khác là Tiếp thị thiển cận, được sáng tạo bởi Giáo sư Theodore Levitt của trường Harvard Business School vào năm 1960. Theo ông, Marketing Myopia là một sai lầm phổ biến của các doanh nghiệp khi lựa chọn ưu tiên những mục tiêu ngắn hạn hơn các mục tiêu dài hạn.

Thuật ngữ này cũng chỉ ra sai lầm của nhiều thương hiệu là khi họ chỉ tập trung để thỏa mãn nhu cầu của mình, thay vì đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Ví dụ đơn giản: Khách hàng không cần chiếc quạt có khả năng phun sương hay điều hòa tự động, họ cần sự mát mẻ.

Marketing Myopia là gì 1

Marketing Myopia là thuật ngữ chỉ Tiếp thị thiển cận của các doanh nghiệp

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp rơi vào bẫy Marketing Myopia

Sau khi tìm hiểu “Marketing Myopia là gì?”, chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp rơi vào bẫy Marketing Myopia nhé! Có 3 điều cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm khi bắt đầu kinh doanh đó là: Nguồn lực, sản phẩm và nhu cầu thiết yếu trước mắt. Nếu lãng quên ba yếu tố trên, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.

Ngoài ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Thiếu mục tiêu rõ ràng: Công ty cần đề ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách rõ ràng.
  • Kiêu ngạo và bảo thủ: Mù quáng tin vào tính ưu việt của sản phẩm và dịch vụ mà mình có thể cung cấp có thể khiến công ty mất đi khả năng cạnh tranh. Vì họ không có kế hoạch cải thiện hay thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường.
  • Áp lực từ các cổ đông: Các cổ đông có thể yêu cầu thu mức ROI cao ngay lập tức. Điều đó sẽ gây thêm áp lực lên các nhà lãnh đạo và khiến họ quyết định chọn lợi ích ngắn hạn hơn chiến lược dài hạn.
  • Sợ thay đổi: Việc thay đổi mô hình kinh doanh có thể gây ra rủi ro với một số công ty. Nhưng sự thận trọng quá mức sẽ khiến họ rơi vào bẫy Marketing Myopia.
Marketing Myopia là gì 2

Có khá nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp rơi vào bẫy Marketing Myopia

Ví dụ cụ thể về trường hợp Marketing Myopia

Khi tìm hiểu về “Marketing Myopia là gì?”, ta sẽ biết thêm được nhiều ví dụ điển hình cho trường hợp này để học hỏi và tránh mắc sai lầm như họ. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu nhất của một doanh nghiệp khi mắc phải “bệnh” Marketing Myopia (Marketing thiển cận)

Hãng máy ảnh Kodak

Hãng máy ảnh Kodak từng được xem là một trong những thương hiệu hùng mạnh và tạo nên cơn sốt trong giới nhiếp ảnh lúc bấy giờ. Thế nhưng điều gì đã khiến “ông hoàng” của lĩnh vực sản xuất máy chụp ảnh hơn 20 năm về trước phải “rớt đài”? Chúng ta hãy tìm hiểu xem nhé!

Với sự phát triển nhanh chóng của máy ảnh kỹ thuật số, khách hàng đã có được những tấm ảnh mà họ mong muốn chỉ với một nút bấm đơn giản, thay vì phải trải qua với hàng loạt những công đoạn khác. Thế nhưng, giống như trận chiến giữa các họa sĩ và công nghệ AI như hiện nay, thương hiệu Kodak đã nhanh chóng bài trừ công nghệ này, thậm chí còn lên án chỉ trích chúng.

Sở dĩ việc Kodak bỏ qua công nghệ của máy ảnh kỹ thuật số là vì chi phí kinh doanh phim và giấy in mang lại lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Nếu người mua không cần đến chúng nữa, Kodak sẽ bị tổn thất lớn và phải đóng cửa nhà máy sản xuất. Thế nhưng ý tưởng máy ảnh kỹ thuật số lại được hãng Fujifilm tại Nhật Bản áp dụng rất tốt và rất nhanh sau đó, các hãng khác cũng dần học hỏi theo và phát triển tốt hơn.

Điều này đã khiến Kodak bị bỏ lại ở phía sau và đây chính là sai lầm của họ. Việc phủ nhận công nghệ mới, không chịu thích ứng với sự thay đổi của xã hội là sự khởi đầu cho những lần thất bại tiếp theo của họ.

Điện thoại Nokia

Trước khi Apple và Samsung được sinh ra thì Nokia được xem là một đế chế trong lĩnh vực sản xuất điện thoại với 70% thị phần toàn cầu vào năm 2007. Thế nhưng, việc bảo thủ và không chịu thay đổi theo thị trường công nghệ đã khiến “gã khổng lồ” này trượt dốc không phanh trước những đối thủ sinh sau đẻ muộn.

Về mặt phần cứng, thay vì chạy theo xu hướng Android, Nokia lại chọn công nghệ cũ kỹ và không được đa dạng khi bắt tay cùng Microsoft. Điều này dẫn đến những thất bại ê chề với chủ đề “Window Phone” của những năm về trước.

Về mặt ngoại hình, họ lại tiếp tục thua xa nhà Táo (Apple) với những mẫu mã điện thoại kém thời thượng và khó sử dụng. Không chỉ thất bại với các dòng điện thoại cao cấp (flagship phone), mà Nokia cũng thất bại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Với sự xuất hiện của quá nhiều thương hiệu khác như Xiaomi, Motorola, HTC, Huawei,…đã khiến Nokia gặp thất bại.

Marketing Myopia là gì 3

Nokia là ví dụ điển hình của trường hợp Marketing Myopia

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết để giải đáp cho câu hỏi “Marketing Myopia là gì?”. Để tránh rơi vào bẫy Marketing thiển cận, doanh nghiệp cần lập ra kế hoạch phát triển lâu dài, không ngừng học hỏi, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình và lắng nghe ý kiến của khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Banner footer