Kinh tế học hành vi: khái niệm, bản chất và ví dụ thực tiễn

31/08/2023

Nếu quan tâm đến lĩnh vực kinh tế thì chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe đến khái niệm kinh tế học hành vi. Ngày nay thuật ngữ này ngày càng phổ biến cũng như được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, quảng cáo cũng như quản lý tài chính cá nhân. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm, bản chất, ví dụ thực tiễn cùng các vấn đề quan trọng của kinh tế học hành vi nhé!

kinh-te-hoc-hanh-vi-1

Kinh tế học hành vi: khái niệm, bản chất và ví dụ thực tiễn

Kinh tế học hành vi là gì?

Kinh tế học hành vi hay Behavioral Economics là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế học, dùng để chỉ những nghiên cứu về tâm lý học có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của khách hàng hay doanh nghiệp cụ thể. Kinh tế học hành vi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý do tại sao con người lại đưa ra những quyết định có vẻ không hợp lý, từ việc mua sắm đến đầu tư.

Bằng cách hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu và mong muốn của họ. Chính vì vậy những kiến thức này có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ marketing, tài chính đến kinh doanh, thương mại.

Hiểu đơn giản nhất, bản chất của kinh tế học hành vi là đưa ra lời giải thích cho một lựa chọn nhất định, ví dụ mua cà phê thay vì sữa hay dành bao nhiêu tiền để đi du lịch. Quá trình nghiên cứu này sẽ kết hợp cả hai lĩnh vực là tâm lý học và kinh tế học, đặc biệt với các quyết định không tuân theo dự đoán của các mô hình kinh tế.

Ví dụ thực tiễn của Kinh tế học hành vi

Trong thực tế hàng ngày, chúng ta có thể thấy kinh tế học hành vi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Lấy ví dụ, nhiều quốc gia đã áp dụng các chiến lược Opt – Out (từ chối tham gia) thay vì Opt – In (tự đăng ký) để khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn cho hưu trí. Thay vì yêu cầu người lao động phải chủ động đăng ký vào chương trình tiết kiệm hưu trí, họ sẽ tự động được đăng ký và có thể chọn rút lui nếu không muốn tham gia, cách tiếp cận này làm tăng tỷ lệ tham gia cũng như tổng số tiền tiết kiệm.

Hay như chúng ta có thể thấy việc đặt các gói thuốc lá ở vị trí khó tiếp cận hơn trong cửa hàng hoặc in hình ảnh cảnh báo sức khỏe trên bao bì sẽ làm giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này của người tiêu dùng.

Một ví dụ khác khi các doanh nghiệp thường sử dụng cách trình bày giá cả là 99.000 đồng thay vì 100.000 đồng như một kỹ thuật tâm lý để tăng doanh số bán hàng. Các chương trình như số lượng có hạn, chỉ còn vài sản phẩm cuối cùng thường kích thích người tiêu dùng khiến họ cảm thấy cần phải mua ngay lập tức.

kinh-te-hoc-hanh-vi-2

Ví dụ thực tiễn của Kinh tế học hành vi

Các khái niệm quan trọng của Kinh tế học hành vi

Khi tìm hiểu về Kinh tế học hành vi bạn cần đặc biệt chú ý đến một số khái niệm như sau:

Framing Effect (Hiệu ứng đóng khung)

Framing Effect hay hiệu ứng đóng khung dùng để chỉ hiện tượng não bộ có đưa ra quyết định dựa vào cách thức thông tin được trình bày thay vì tìm hiểu thực tế của sự thật. Nói cách khác, cùng một đối tượng, sự việc nhưng nếu thay đổi góc độ tiếp cận sẽ làm chúng ta quan tâm hơn nhiều hơn. Hiệu ứng đóng khung được ứng dụng khá phổ biến trong kinh doanh nhằm mục đích cải thiện doanh số bán hàng.

Lấy ví dụ đối với một số thực phẩm, chúng ta có thể nói sản phẩm này chứa 90% chất béo không bão hòa thay vì sản phẩm này chứa 10% chất béo bão hòa. Cùng một sản phẩm, nhưng khi nhấn mạnh vào phần trăm chất béo không bão hòa (có lợi cho sức khỏe), người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn nhiều hơn so với khi nhấn mạnh vào thành phần chất béo bão hòa (có hại cho sức khỏe).

Hiệu ứng đóng khung cũng xuất hiện trong một số cách tiếp thị như sản phẩm của chúng tôi giúp bạn tiết kiệm 50% thời gian so với sản phẩm thông thường, chỉ còn 10 sản phẩm cuối cùng hay khuyến mãi chỉ trong 24 giờ tới.

Priming Effect (Hiệu ứng chim mồi)

Priming Effect là một hiện tượng tâm lý khi não có có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các thông tin như hình ảnh, âm thanh, màu sắc…đã được tiếp nhận trước đó. Hiện nay chúng ta có thể phân loại một số hiệu ứng chim mồi phổ biến là: hiệu ứng chim mồi trực tiếp, hiệu ứng mồi gián tiếp, hiệu ứng mồi thương hiệu, hiệu ứng mồi bằng hình ảnh và hiệu ứng mồi bằng màu sắc.

Ví dụ như khi bạn nhìn thấy một biển quảng cáo lớn về một thương hiệu nước ngọt cụ thể trên đường đi làm, sau đó khi đến siêu thị, bạn có xu hướng chọn loại nước ngọt đó hơn các loại khác, mặc dù trước đó bạn chưa có ý định mua nó. Hay khi bán một chiếc điện thoại cao cấp, nhà sản xuất có thể đưa ra thêm một phiên bản có cấu hình thấp hơn với giá rẻ hơn. Phiên bản này thường không được nhiều người quan tâm, nhưng nó lại giúp làm cho phiên bản cao cấp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.

Anchoring Effect (Hiệu ứng mỏ neo)

Anchoring Effect dùng để chỉ một hiện tượng tâm lý khi chúng ta thường đưa ra quyết định dựa vào thông tin đầu tiên mà não bộ tiếp nhận được. Một số ví dụ điển hình của hiệu ứng mỏ neo là:

  • Trong các cuộc đấu giá, người đưa ra giá khởi điểm đầu tiên sẽ đặt ra một “mỏ neo” cho cuộc đấu giá. Những người tham gia sau đó sẽ có xu hướng đưa ra các mức giá cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với mức giá khởi điểm này, mặc dù giá khởi điểm đó có thể hoàn toàn tùy ý.
  • Khi giới thiệu một sản phẩm mới, nhà bán hàng có thể so sánh giá của sản phẩm đó với giá của một sản phẩm cạnh tranh cao cấp hơn. Điều này khiến cho sản phẩm mới trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.
  • Khi một sản phẩm được niêm yết với giá gốc cao, sau đó được giảm giá, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang được hưởng một ưu đãi lớn. Dù giá giảm vẫn có thể cao hơn giá trị thực của sản phẩm, nhưng so với giá gốc, khách hàng sẽ thấy đó là một “món hời”.

Endowment Effect (Hiệu ứng sở hữu)

Hiệu ứng sở hữu thường xảy ra khi mọi người có xu hướng sẵn sàng bán một mức giá cao hơn cho một sản phẩm so với giá mà họ muốn mua khi không sở hữu chúng. Cách thức Endowment Effect dựa vào Loss aversion (tâm lý sợ mất mát) khi nhiều người đánh giá cao sự tổn thất hơn là lợi ích, Ownership & Belonging (Ý thức sở hữu) khi con người sẽ quan tâm đến đồ vật họ sở hữu hơn và Status Quo Bias (Thiên kiến hiện trạng).

Một ví dụ dễ thấy của hiệu ứng sở hữu là các công ty mỹ phẩm, thực phẩm thường cung cấp mẫu thử miễn phí để khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Khi đã sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy có một sự gắn bó nhất định và có xu hướng mua sản phẩm đó để tiếp tục sử dụng. Hay như các nhà đầu tư thường không muốn bán một cổ phiếu mà họ đã mua với giá thấp, dù giá thị trường hiện tại đã giảm. Họ tin rằng cổ phiếu đó sẽ sớm tăng giá trở lại, vì vậy họ giữ nó lại, mặc dù điều này có thể gây ra tổn thất.

kinh-te-hoc-hanh-vi-3

Endowment Effect (Hiệu ứng sở hữu) trong kinh tế học hành vi

Một số ứng dụng của Kinh tế học hành vi

Hiện nay kinh tế học hành vi được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:

Kinh doanh và quảng cáo: Nhiều doanh nghiệp ngày nay thường ứng dụng kinh tế học hành vi để phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như xây dựng kế hoạch quảng cáo, tiếp thị nhằm tăng tỷ lệ bán hàng cũng như thúc đẩy doanh thu.

Chính sách công: Các chính phủ thường áp dụng các phương pháp như tự động đăng ký vào các quỹ hưu trí, khuyến khích tiết kiệm dài hạn và đầu tư bằng cách giảm bớt rào cản hành chính và điều chỉnh cách thức cung cấp thông tin. Từ đó, kinh tế học hành vi giúp các chính sách công có thể được thiết kế một cách hiệu quả hơn.

Giáo dục: Hiện nay người ta có thể áp dụng các nguyên tắc kinh tế học hành vi để thiết kế chương trình học và các công cụ học tập sao cho hiệu quả hơn, như việc cung cấp phản hồi kịp thời và thiết lập các mục tiêu học tập cụ thể. Những biện pháp này sẽ giúp quá trình học tập trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Quản lý nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp thường sử dụng các chiến lược như thiết kế quy trình tuyển dụng, đưa ra phần thưởng để tạo động lực cho nhân viên cũng như xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Áp dụng các nguyên tắc trong kinh tế học hành vi này sẽ giúp thúc đẩy sự hài lòng của người lao động cũng như tăng cường năng suất làm việc.

Quản lý tài chính cá nhân: Kinh tế học hành vi sẽ giúp chúng ta lập kế hoạch ngân sách và phân tích chi tiêu để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

kinh-te-hoc-hanh-vi-4

Một số ứng dụng của Kinh tế học hành vi

Nên theo học ngành Kinh tế học ở đâu?

Nếu bạn yêu thích ngành Kinh tế học mà chưa tìm được địa chỉ theo học chất lượng thì hãy tham khảo trường Đại học VinUni. Tại đây mang đến chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. VinUni mang đến cho người học không chỉ kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế mà còn trang bị hàng loạt kỹ năng cần thiết khác. Đặc biệt, vào năm cuối bạn sẽ có cơ hội tham gia các chương trình thực tập tại một số đơn vị là đối tác của VinUni.

Nhờ đó sinh viên khi ra trường sẽ tự tin đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của môi trường làm việc trong nước cũng như quốc tế. Với chuyên ngành Kinh tế của VinUni, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí như Nhà Kinh tế học, Chuyên gia Thống kê, Chuyên gia Phân tích và Nghiên cứu thị trường, Chuyên gia Thẩm định rủi ro, Chuyên gia Phân tích tài chính, Chuyên gia Phân tích chính sách,…

kinh-te-hoc-hanh-vi-5

Nên theo học ngành Kinh tế học ở đâu?

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết khái niệm, bản chất, ví dụ thực tiễn cùng các vấn đề quan trọng của kinh tế học hành vi. Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích và sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược hiệu quả trong các hoạt động như kinh doanh, quảng cáo hay tiếp thị bán lẻ. Ngoài ra đừng nên bỏ qua trường Đại học VinUni nếu bạn yêu thích chuyên ngành Kinh tế nhé!

Banner footer