Kinh tế học Cổ điển: khái niệm, sự hình thành và phát triển

05/09/2023

Kinh tế học Cổ điển là một trong những trường phái cơ bản của kinh tế học, đây cũng là nền tảng hình thành và phát triển một số quan điểm trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngay sau đây hãy cùng khám chi tiết về Kinh tế học Cổ điển bao gồm khái niệm, lịch sử hình thành, quá trình phát triển cũng như một số nguyên lý cơ bản của trường phái này nhé!

kinh-te-hoc-co-dien-1

Kinh tế học Cổ điển: khái niệm, sự hình thành và phát triển

Tìm hiểu chung về Kinh tế học Cổ điển

Kinh tế học Cổ điển hay Classical economics là khái niệm dùng để chỉ một trường phái kinh tế học phát triển mạnh mẽ nhất vào khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Các nhà kinh tế học như Adam Smith, David Ricardo và Thomas Malthus là những nhân vật tiêu biểu đã đặt nền móng cho trường phái này.

Nguồn gốc ra đời

Kinh tế học Cổ điển được ra đời trong hoàn cảnh như sau:

  • Cách mạng công nghiệp: Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đã đặt ra những câu hỏi mới về sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Các nhà Kinh tế học Cổ điển đã cố gắng tìm ra những nguyên tắc cơ bản chi phối các hoạt động kinh tế mới này.
  • Tự do thương mại: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và xu hướng tự do thương mại đã tạo ra nhu cầu về một lý thuyết kinh tế có thể giải thích và biện minh cho các chính sách kinh tế mới.
  • Sự phê phán chế độ phong kiến: Các nhà Kinh tế học Cổ điển đã phê phán những hạn chế của chế độ phong kiến và đề xuất một hệ thống kinh tế dựa trên tự do cạnh tranh.

Lịch sử phát triển

Trường phát Kinh tế học Cổ điển được hình thành và phát triển qua từng thời kỳ như sau:

Giai đoạn cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18: Các nhà kinh tế học thời kỳ này bắt đầu quan tâm đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt là liên quan đến thương mại, tiền tệ và thuế khóa. Mặc dù chưa có một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nhưng các quan điểm cũng đã phần nào đặt nền tảng cho những phân tích về giá trị, chi phí sản xuất và vai trò của thị trường.

Một số thành tựu tiêu biểu của thời kỳ này là sự xuất hiện chủ nghĩa trọng nông mà đứng đầu là Francois Quesnay và Anne-Robert-Jacques Turgot cũng như nghiên cứu về giá trị và thu nhập quốc dân của William Petty.

Giai đoạn cuối thế kỷ 18: Đây là giai đoạn mà Kinh tế học Cổ điển đạt đến đỉnh cao với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm nổi bật. Được coi là cha đẻ của kinh tế học cổ điển, Adam Smith đã trình bày các nguyên tắc cơ bản trong tác phẩm nổi tiếng của ông, “Của cải của các quốc gia” (1776). Smith đã giới thiệu khái niệm “bàn tay vô hình”, cho rằng thị trường tự do có thể dẫn đến kết quả hiệu quả mà không cần sự can thiệp của chính phủ.

Ricardo mở rộng lý thuyết của Smith với các công trình quan trọng như “Các nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế” (1817). Ông phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh và các mô hình phân phối thu nhập.

Các nhà kinh tế học thời kỳ này đã xây dựng một hệ thống lý thuyết khá hoàn chỉnh về hoạt động của nền kinh tế, bao gồm lý thuyết giá trị lao động, luật cung và cầu, lý thuyết lợi thế so sánh và vai trò của thị trường tự do. Các lý thuyết được xây dựng nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế thực tế của thời kỳ, như vấn đề tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập cũng như chính sách thương mại.

Giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19: Trong giai đoạn này, các lý thuyết kinh tế cổ điển bắt đầu bộc lộ những hạn chế khi đối mặt với những biến đổi của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các công ty lớn. Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa tân cổ điển bắt đầu nổi lên, phê phán và bổ sung cho các lý thuyết kinh tế cổ điển. Các nhà kinh tế học bắt đầu quan tâm đến những vấn đề mới như phân phối thu nhập, chu kỳ kinh doanh và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế.

Tiêu biểu là Malthus nổi tiếng với lý thuyết dân số, theo đó ông cho rằng sự gia tăng dân số nhanh chóng có thể dẫn đến thiếu hụt tài nguyên và đói nghèo. Hay Mill kết hợp các ý tưởng của Smith và Ricardo với tư tưởng của mình, phát triển các lý thuyết về tự do và chính sách kinh tế trong tác phẩm “Nguyên lý kinh tế chính trị” (1848).

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19: Các nhà kinh tế học như Leon Walras, William Stanley Jevons, và Alfred Marshall đã phát triển những lý thuyết mới dựa trên các nguyên tắc của Kinh tế học Cổ điển nhưng sử dụng các công cụ toán học và thống kê để phân tích hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp. Dần dần, kinh tế học tân cổ điển trở thành đối tượng chính trong nghiên cứu, thay thế cho kinh tế học cổ điển.

kinh-te-hoc-co-dien-2

Tìm hiểu chung về Kinh tế học Cổ điển

Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học cổ điển

Trong quá trình hình thành và phát triển, trường phái Kinh tế học Cổ điển đã đưa ra một số nguyên lý cơ bản như sau:

Sự linh hoạt của giá cả

Sự linh hoạt của giá cả là một trong những nguyên lý cốt lõi của kinh tế học cổ điển. Các nhà kinh tế học tin rằng giá cả có thể tự do điều chỉnh để cân bằng điều tiết thị trường. Điều này có nghĩa là thị trường tự do, khi không bị can thiệp nó có khả năng tự điều chỉnh và phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả nhất.

Khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm, khuyến khích tiêu dùng và giảm sản xuất. Ngược lại, khi cầu vượt cung, giá sẽ tăng, khuyến khích sản xuất và giảm tiêu dùng.

Tiết kiệm – bình đẳng trong đầu tư

Kinh tế học Cổ điển tin rằng tiết kiệm làm nguồn vốn tăng lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế học tiêu biểu như David Ricardo, cho rằng tiết kiệm dẫn đến đầu tư và sự phân phối bình đẳng trong đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Học thuyết giá trị – lao động

Học thuyết này do Adam Smith và David Ricardo phát triển, cho rằng giá trị của hàng hóa chủ yếu được xác định bởi số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Theo lý thuyết này, lao động là yếu tố chính tạo ra giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Giá trị của một hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Thuyết Malthusianism

Được phát triển bởi Thomas Malthus, thuyết Malthusianism chỉ ra sự gia tăng dân số sẽ vượt quá khả năng cung cấp thực phẩm và tài nguyên sẽ dẫn đến những vấn đề như đói nghèo và khủng hoảng xã hội nếu không có các biện pháp hạn chế. Cụ thể, dân số có xu hướng tăng trưởng theo cấp số nhân nếu không có yếu tố nào hạn chế.

Ngược lại, các nguồn lực như lương thực, đất đai chỉ có thể tăng trưởng theo cấp số cộng. Điều này có nghĩa là khả năng cung cấp lương thực và các nguồn lực khác không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của dân số. Theo Malthus, các cuộc chiến tranh, dịch bệnh, và các yếu tố kiểm soát dân số tự nhiên như đói kém sẽ là những yếu tố giúp cân bằng lại mối quan hệ giữa dân số và nguồn lực.

Lý thuyết bàn tay vô hình

Lý thuyết bàn tay vô hình được Adam Smith phát biểu trong tác phẩm “Của cải của các quốc gia”. Lý thuyết này cho rằng trong một thị trường tự do, các quyết định của các cá nhân hoạt động theo lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến kết quả hiệu quả cho toàn xã hội như thể có một “bàn tay vô hình” điều tiết hoạt động kinh tế.

Luật cung và cầu

Luật cung và cầu là một trong những nội dung nền tảng của Kinh tế học Cổ điển được phát triển bởi Adam Smith và David Ricardo. Nguyên lý này giải thích mối quan hệ giữa lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp và lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau.

Luật cung và cầu là yếu tố quyết định chính giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Giá cả đóng vai trò như một tín hiệu, hướng dẫn các nhà sản xuất và người tiêu dùng phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ buộc họ phải giảm giá hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, từ đó làm lợi cho người tiêu dùng.

Tự do thương mại

Các nhà kinh tế học cổ điển, đặc biệt là Adam Smith, đã mạnh mẽ ủng hộ việc loại bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch và các quy định hạn chế thương mại giữa các quốc gia. Tự do thương mại khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh hiệu quả.

kinh-te-hoc-co-dien-3

Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học cổ điển

VinUni – trường Đại học đào tạo ngành Kinh tế học chất lượng

Trường Đại học VinUni đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo cũng như thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ yêu thích chuyên ngành Kinh tế học. Nhờ sự hợp tác với các trường Đại học hàng đầu thế giới, chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng của VinUni sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng vững chắc, kỹ năng phân tích số liệu, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề thực tế.

Người học được tìm hiểu các môn học nền tảng như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, xác suất thống kê cùng với các môn học chuyên sâu hơn như kinh tế học sức khỏe, kinh tế phát triển, kinh tế học thể chế,…Đội ngũ giảng viên của VinUni đến từ các trường Đại học danh tiếng trên thế giới, sở hữu trình độ học vấn cao cùng kinh nghiệm giảng dạy phong phú.

Đặc biệt trường còn sở hữu cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Với các yếu tố trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế tại VinUni có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các công ty đa quốc gia, ngân hàng, tổ chức tài chính, các công ty khởi nghiệp và các cơ quan nhà nước.

kinh-te-hoc-co-dien-4

VinUni – trường Đại học đào tạo ngành Kinh tế học chất lượng

Bài viết trên đã chia sẻ khái niệm, lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Kinh tế học Cổ điển cũng như một số nguyên lý cơ bản của trường phái này. Đừng quên lựa chọn trường Đại học VinUni nếu bạn đam mê và yêu thích chuyên ngành Kinh tế học nhé!

Banner footer