Kinh tế học chuẩn tắc là gì? Ví dụ về Kinh tế học chuẩn tắc
“Kinh tế học chuẩn tắc là gì?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Đây được xem là nền tảng cốt lõi khách quan của ngành Kinh tế học. Thế nhưng có nhiều người vẫn cảm thấy lạ lẫm với thuật ngữ này. Và Kinh tế học chuẩn tắc khác gì với Kinh tế học thực chứng? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics)
Vậy Kinh tế học chuẩn tắc là gì? Hãy tìm hiểu qua thông tin dưới đây:
Khái niệm Kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) là phân tích để đưa ra những khuyến nghị, nhận định về cái cần phải và nên có, chứ không phải là cái hiện có. Kinh tế học chuẩn tắc đưa đến nhận định như “cần điều tiết độc quyền” hoặc “nên đánh thuế lợi nhuận”.
Những nhận định này có thể khác với Kinh tế thực chứng – một hướng phân tích dữ liệu khách quan. Trong khi đó, Kinh tế học chuẩn tắc quan tâm đến tuyên bố chủ quan của “những gì nên xảy ra”. Họ không quan tâm đến các sự kiện xảy ra dựa trên mối quan hệ nhân quả.
Thông thường, Kinh tế học chuẩn tắc được thiết lập dựa trên cơ sở Kinh tế học thực chứng. Và nó tồn tại dưới dạng một đánh giá về việc xã hội cần có những mục tiêu gì. Nhất là trong quá trình phát triển kinh tế và nghiên cứu hành vi kinh tế nên được tổ chức và thực hiện ra sao. Điều đó còn được gọi là đánh giá giá trị.
Vì vậy, chúng ta có thể tranh cãi với nhau về một nhận định do Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra. Nhất là khi chúng ta cho rằng phân tích thực chứng làm cơ sở của nó không đúng. Bên cạnh đó, chúng ta không nhất trí về những đánh giá có giá trị liên quan.
Ví dụ về Kinh tế học chuẩn tắc
Sau đây là một vài ví dụ về một báo cáo của Kinh tế chuẩn tắc như sau:
Ví dụ 1
“Giá sữa phải là 5 đô la một bình để mang lại cho những người nông dân có mức sống cao hơn và cứu trang trại của gia đình.”
Đây là một tuyên bố có tính quy phạm. Vì nó phản ánh các phán đoán giá trị (cụ thể là giá trị của sữa: 5 đô la một bình). Tuyên bố này đưa ra nhận định rằng nông dân xứng đáng có mức sống cao hơn và các trang trại phải được cứu để xứng đáng với công sức và sự nỗ lực của họ.
Kinh tế học chuẩn tắc tự dự đoán khi tối đa hóa tác nhân tiện ích xã hội, chính trị và được công nhận là “lợi ích tổng hợp”. Các lĩnh vực con của nền Kinh tế học chuẩn tắc bao gồm: Lý thuyết lựa chọn xã hội, lý thuyết trò chơi hợp tác, thiết kế cơ chế.
Một số vấn đề kỹ thuật trước đó dợc đặt ra trong kinh tế học phúc lợi và công lý đã giải quyết đầy đủ. Từ đó dành chỗ cho việc xem xét những đề xuất trong các lĩnh vực ứng dụng. Điển hình như phân bổ nguồn lực, chỉ số xã hội, chính sách công và đo lường sự bất bình đẳng và nghèo đó,…
Ví dụ 2
“Chúng ta cần cắt giảm một nửa thuế để cải thiện mức thu nhập khả dụng”.
Tuy nhiên, một nhận xét thuộc Kinh tế thực chứng mang tính chất khách quan sẽ là: “Dựa trên số liệu trong quá khứ, việc cắt giảm thuế sẽ có ích cho mọi người. Song cùng với đó sẽ là sự hạn chế trong chi tiêu của Chính phủ và làm cho điều đó không phù hợp”.
Lời tuyên bố cuối cùng thuộc Kinh tế học chuẩn tắc. Vì nó phản ánh những đánh giá mang tính chủ quan. Tuyên bố này thể hiện quan điểm rằng mức thu nhập khả dụng nên được tăng thêm. Những tuyên bố có bản chất thuộc Kinh tế học này nên được xem xét. Bên cạnh đó, nó nên được dùng để chứng minh về giá trị thực tiễn lẫn mối quan hệ nguyên nhân cùng kết quả hợp lý.
Các ví dụ của tuyên bố theo Kinh tế học gồm:
- “Người lao động nên nhận mức lợi nhuận tư bản thấp hơn”
- “Phụ nữ nên được nhận khoản vay giáo dục cao hơn đàn ông”
- “Công dân lao động không cần phải trả tiền cho các dịch vụ y tế”
Các tuyên bố thuộc Kinh tế học này đều có chứa những từ khoá như “nên” và “không nên”
Quan điểm của các nhà Kinh tế học về Kinh tế học chuẩn tắc
Khi tìm hiểu về Kinh tế học chuẩn tắc là gì, chúng ta sẽ biết thêm về quan điểm của các nhà Kinh tế học về điều này. Việc phân tích kỹ lưỡng sẽ giải thích điều gì đang tồn tại trong Kinh tế học thực chứng. Kinh tế học được định nghĩa dựa trên những phân tích có giá trị chủ quan. Và nó không dựa trên các nghiên cứu về sự thật khách quan.
Từ đó, Kinh tế học hiện đại đưa ra những kết luận dựa trên những phân tích có tính chủ quan. Kinh tế học liên quan đến việc nhận thức của một cá nhân rằng nền kinh tế nên như thế nào. Họ nói rằng các chính sách nên được thực hiện dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học cũng đề cập đến việc “Điều gì sẽ diễn ra?”.
Phát biểu sau đây là sự kết hợp giữa 2 trường phái Kinh tế học
“Những người già có chi phí chăm sóc y tế rất cao. Vì thế Chính phủ nên trợ cấp cho họ”. Cụm từ “Những người già có chi phí chăm sóc y tế rất cao” là một phát biểu thực chứng. Vì nó nói đến sự vận động của thế giới thực.
Phần thứ hai của phát biểu là đề xuất xem việc Chính phủ có thể làm gì. Đây là một nhận định có tính cá nhân dựa trên cảm xúc của người đưa ra kết luận. Và nó chưa được kiểm chứng đúng hay sai bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Kinh tế học không thể chỉ ra sự nhận định của Kinh tế học hành vi là đúng hay sai.
Nó phụ thuộc vào sở thích hoặc ưu tiên của cá nhân, xã hội khi đưa ra quyết định. Thông thường, Kinh tế học chuẩn tắc được thiết lập dựa trên cơ sở Kinh tế học thực chứng và tồn tại dưới một đánh giá nào đó. Nhất là về việc xã hội cần có những mục tiêu gì trong quá trình phát triển kinh tế. Và họ nghiên cứu xem hành vi kinh tế nên được tổ chức và thực hiện như thế nào.
Nhận định thực chứng có thể được xác nhận hoặc bị bác bỏ
Trong khi một nhận định thực chứng có thể được xác nhận hoặc bị bác bỏ bởi những bằng chứng thực tế. Do đó là một sự đánh giá thực chứng mang ý nghĩa của một phép phân tích khoa học. Song người ta cũng khó thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn tắc. Nhất là chỉ bằng việc xem xét qua các dữ liệu hoặc chứng cứ thực tế.
Các nhận định đó thường dựa trên những quan điểm cá nhân. Những giá trị cá nhân thường khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào thế giới quan hoặc lập trường chính trị của mỗi người. Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là bất thường. Nhưng một người khác lại có thể coi đó là điều tốt đẹp và đáng mong đợi.
Dựa trên bậc thang giá trị khác nhau, người ta sẽ đưa ra nhận định khác nhau. Kinh tế học chuẩn tắc mới không phải là một “kinh tế học phúc lợi mới” mới. Kinh tế học này không giống với “kinh tế học phúc lợi mới” đã từng thực hiện. Họ không quan tâm đến một chuẩn độc nhất mà sẽ được xem xét lại.
Kinh tế học chuẩn tắc xét các lý tưởng khác nhau
Khái niệm này xét các lý tưởng phân phối khác nhau để đánh giá và xếp hạng các lý tưởng này. Kinh tế học này có thể là sự khởi đầu của khái niệm “đạo đức của Kinh tế lý thuyết”. Đây chỉ là cái mới về mặt định nghĩa. Và đây là bằng chứng sai lầm khi bác bỏ tính logic của một khoa học chuẩn tắc.
Tự bản thân kết luận đó đã gây choáng với những dự đoán của hầu hết mọi nhà kinh tế. Bạn không thể rút ra kết luận nào nếu như trước đó không đào sâu vào những điểm quan trọng. Điển hình như ý tưởng về một khoa học chuẩn tắc có đồng nghĩa với việc có những đánh giá đúng không?
Liệu các nhà kinh tế đã loại bỏ các đánh giá vì không phân định một cách rõ ràng với các tiêu chuẩn bắt buộc? Những so sánh cá nhân về mức độ thoả mãn phải chăng đã không chắc chắn như các nhà kinh tế đã nói? Và chúng ta nên chăng xếp những so sánh này vào nhóm những đánh giá giá trị hơn là vào danh sách đánh giá những sự kiện?
Kinh tế học thực chứng
Khi tìm hiểu về Kinh tế học chuẩn tắc là gì, bạn sẽ nghe đến cụm từ Kinh tế học thực chứng cũng phổ biến không kém. Vậy Kinh tế học thực chứng là gì? Hãy cùng xem nhé!
Kinh tế học thực chứng là gì?
Kinh tế học thực chứng là phương pháp giúp phân tích kinh tế. Nó yêu cầu mọi thứ đều phải chứng minh và kiểm nghiệm. Thế nhưng nó không tìm cách kết luận là sự vật cần hay nên diễn ra như vậy. Mục tiêu của Kinh tế học thực chứng là nghiên cứu xem xã hội ra quyết định thế nào trong đầu tư. Kinh tế học thực chứng sẽ xem xét thế giới thật sự vận hành như thế nào.
Đối với Kinh tế học thực chứng, chúng ta xem xét các lập luận: Nếu điều này thay đổi thì điều khác sẽ diễn ra. Vì thế, Kinh tế học thực chứng sẽ trả lời cho câu hỏi “Điều gì sẽ diễn ra?”.
Ví dụ về kinh tế học thực chứng
Những nhà kinh tế học với các quan điểm chính trị khác nhau đã đồng ý: Khi Chính phủ đánh thuế vào hàng hoá thì giá của sản phẩm ấy sẽ tăng. Ví dụ như “Thu thuế hàng hoá có hợp lý hay không?” sẽ là một vấn đề hoàn toàn khác.
Các phát biểu thực chứng nhằm miêu tả nền kinh tế hoạt động tốt và tránh né các đánh giá. Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng sẽ là: “GDP tăng 5% so với năm trước”. Con số 5% này đã được tính toán dựa trên các dữ liệu khoa học và đã được chứng minh.
Vì vậy, không có gì để tranh luận với các phát biểu thực chứng. Kinh tế học thực chứng vẫn còn tồn tại một số câu hỏi chưa thể trả lời được và có nhiều tranh cãi. Những quan điểm bất đồng này chính là những thử thách đặt ra cho kinh tế học thực chứng.
Quan điểm của các nhà Kinh tế học về Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học thực chứng có xu hướng lựa chọn phương pháp miêu tả khách quan về các hiện tượng hay sự kiện trong đời sống kinh tế. Động cơ của phép phân tích thực chứng là giải thích, dự báo các sự kiện kinh tế.
Câu hỏi then chốt ở đây là: Tại sao? Việc phát triển các học thuyết phân tích thực chứng khác nhau nhằm tạo nên những công cụ tư duy. Qua đó để áp dụng tốt cho những kết luận này. Một kết luận của phép phân tích thực chứng được coi là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm và xác nhận bằng những sự kiện thực tế.
Các nhà kinh tế học vẫn có thể đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau về cùng một vấn đề. Và trong lúc chúng chưa được xác nhận hoặc bác bỏ thì các nhà kinh tế vẫn tồn tại mâu thuẫn với nhau.
Trên đây là những gì mà bạn cần biết về Kinh tế học chuẩn tắc là gì. Từ đó bạn sẽ có thêm một góc nhìn sâu sắc hơn về ngành Kinh tế học. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo qua chương trình Cử nhân Kinh tế tại Đại học VinUni. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Từ đó, sinh viên có thể tự tin hơn trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình!