Hướng dẫn cách làm bài viết lại câu đơn giản

01/08/2023

Cách làm bài viết lại câu là một trong những kỹ năng quan trọng cần nắm vững trong quá trình học tiếng Anh. Đặc biệt, khi sử dụng thuần thục kỹ năng này, bạn sẽ tránh khỏi tình trạng lặp đi lặp lại một cấu trúc câu nhàm chán và truyền tải không rõ ý. Dẫu thế, kỹ năng làm bài viết lại câu có cấu trúc khá phức tạp. Để nắm rõ tầm quan trọng cũng như cấu trúc kỹ năng này, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

huong-dan-cach-lam-bai-viet-lai-cau-don-gian-hinh-anh-1

Thường xuyên luyện tập cách làm bài viết lại câu khi học tiếng Anh

Viết lại câu trong tiếng Anh là gì? Tầm quan trọng khi sử dụng cấu trúc viết lại câu?

Viết lại câu trong tiếng Anh là hình thức chuyển đổi cách viết của câu sang một dạng khác nhưng vẫn giữ nguyên được nội dung và ý nghĩa. Cách làm bài viết lại câu được sử dụng trong các trường hợp:

  • Muốn câu trả lời không bị lặp lại và thu hút hơn
  • Chuyển từ câu chủ động sang bị động
  • Chuyển từ câu tường thuật trực tiếp sang gián tiếp
  • Sử dụng trong các câu đảo ngữ

Để thấy rõ hơn về tầm quan trọng của việc thành thạo cách làm bài viết lại câu, bạn có thể tham khảo phần thi IELTS Writing Task 2. Trong đó có tiêu chí Grammatical Range and Accuracy nghĩa là độ đa dạng hóa cấu trúc câu và tính chính xác về mặt ngữ pháp. Tiêu chí này là yếu tố tiên quyết giúp bạn cải thiện band điểm IELTS Writing lên đến 6.0 – 7.0.

Hãy luyện tập thường xuyên, khi đã nằm lòng công thức, bạn sẽ dễ dàng vận dụng đa dạng cấu trúc viết lại câu, nắm bắt rõ trường hợp nào nên sử dụng viết lại câu sao cho phù hợp.

Một số cấu trúc thường gặp và cách làm bài viết lại câu tiếng Anh

Cấu trúc câu thì có rất nhiều nhưng bài viết này chỉ nhắm tới những cấu trúc câu dễ sử dụng, thường được các thầy cô “ưu ái” mà đưa vào trong các đề thi. Bạn hãy phân tích và ghi nhớ rõ cách làm bài viết lại câu này.

Câu điều ước

Câu điều ước – Wish là một trong những dạng câu khá phổ biến. Cách làm bài viết lại của cấu trúc Wish được chia ra làm 3 thì: quá khứ – hiện tại – tương lai

  • Cấu trúc Wish thì quá khứ: Wish + someone + had + V3/ed

Ví dụ: I didn’t say that I love him

=> I wish i had said that I loved him.

  • Cấu trúc Wish thì hiện tại: Wish + someone + V2/ed

Ví dụ: I don’t have lots of money

=> I wish I could have lots of money

  • Cấu trúc Wish thì tương lai: Wish + someone + would + bare infinitive

Ví dụ: BlackPink won’t comeback here

=> I wish BlackPink comeback here.

Câu điều kiện

Câu điều kiện dùng để diễn tả một sự việc sẽ xảy ra khi có điều kiện cụ thể, chúng ta có thể chuyển câu thông thường sang dạng câu đảo ngữ theo các công thức sau.

  • Câu điều kiện loại 1:

If + S1 + V/ Vs-es , S2 + will/can/should … + V-infinitive

=>  Should + S1 + (not) + V, S2 + will/can/should … + V-infinitive

Ví dụ: If my sister gets good grades, she can apply for a scholarship.

=> Should my sister get good grades, she can apply for a scholarship.

  • Câu điều kiện loại 2:

If + S1 + V2/ V-ed, S2 + would/could/might/ … + V-infinitive

=> Were + S1 + (not) + to V-infinitive, S2 + would/could/might/ … + V-infinitive

Ví dụ: If I had more time, I could finish the artwork.

=> Were I to have more time, I might finish the artwork.

  • Câu điều kiện loại 3:

If + S1 + had + Vpp, S2 + would/could/might/ … + have + Vpp

=> Had + S1 + (not) + Vpp, S2 + would/might/could … + have + Vpp

Ví dụ: Thomas cannot cook because he feels very tired today

=> Thomas cannot cook because he feels very tired today.

huong-dan-cach-lam-bai-viet-lai-cau-don-gian-hinh-anh-2

Câu điều kiện thường được sử dụng nhiều trong học tập lẫn giao tiếp

Too to và enough

Cấu trúc Too too hay “quá… để mà…”, cấu trúc này cũng tương đồng với cấu trúc enough, do đó bạn có thể đồng áp dụng công thức

S + V + too + Adj + to V

=> not + Adj + enough + to V

Ví dụ: Yuri is too young to drive a car

=>  Yuri not old enough to drive a car

Câu tường thuật

Câu tường thuật hay được biết đến là câu gián tiếp dùng để tường thuật lại lời nói của một ai đó nhưng không làm thay đổi ngữ nghĩa câu. Cách làm bài viết lại câu từ trực tiếp chuyển sang gián tiếp:

  • Thay đổi đại từ và tính từ sở hữu
Câu trực tiếp Câu tường thuật
Đại từ nhân xưng I

You

We

He, she

I, he, she, they

They

Tính từ sở hữu My

Our

Your

His, her

Their

Our, their

Đại từ sở hữu Mine

Your

Ours

His, her

Ours, mine, theirs

Theirs

  • Lùi thì phù hợp cho động từ
Câu trực tiếp Câu tường thuật
Hiện tại đơn Quá khứ đơn
Hiện tại tiếp diễn Quá khứ tiếp diễn
Hiện tại hoàn thành Quá khứ hoàn thành
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Quá khứ đơn Quá khứ hoàn thành
Quá khứ tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Tương lai đơn Tương lai đơn trong quá khứ (would/should)
Tương lai gần Tương lai gần trong quá khứ (was/were going to)
Tương lai tiếp diễn Tương lai tiếp diễn trong quá khứ
Tương lai hoàn thành Tương lai hoàn thành
Tương lai hoàn thành tiếp diễn Tương lai hoàn thành tiếp diễn trong quá khứ
  • Thay đổi trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn: trong câu tường thuật, một sự việc hiếm khi xảy ra ngay khi người nói tường thuật lại. Chính vì thế, bạn cần thay đổi trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn.
Câu trực tiếp Câu tường thuật
Here There
Now Then
Today That day
Tonight That night
Yesterday The previous day

The day before

Tomorrow The following day

The next day

Time + ago Time + before
Last + time The previous + time
Next + time The following + time
This That
These Those

Ngoài yếu tố chia theo thì như trên, bạn sẽ gặp không ít những câu tường thuật có cấu trúc chuyển đổi khác, ví dụ như:

  • Câu mệnh lênh:

Câu trực tiếp: S + ask/request/require/… + O + to – infinitive

=> Câu gián tiếp: S + asked/requested/ required + O + to – infinitive

Ví dụ: Marry asked me, “Help me carry this laptop, please.”

=> Marry asked me to help her carry that laptop

  • Câu nghi vấn:

(Yes/ no question) S + asked/inquired/wondered, wanted to know + if/whether + S + V

(Wh – question) S + asked (+ O)/wanted to know/required/wondered + Wh – words + S + V

Ví dụ: He asked me, “Did you finish your homework?”

=> He asked me if I had finished my homework.

  • Câu cảm thán:

S + said/told/exclaimed + that + S + V (lùi thì) + O

Ví dụ: “I can’t believe it!”, my dad said.

=> My dad said that he couldn’t believe it.

So that và such that

Cấu trúc câu So that và such that nghĩa là “quá… đến nỗi mà…”

S + be + so + adj + that + S + V

=> It + be + such + Noun + that + S + V

Ví dụ: The movie was so boring that I couldn’t see it to the end

=> It was such the boring movie that I couldn’t see it to the end.

Trình độ tiếng Anh để xét tuyển vào VinUni

Trường Đại học VinUni là môi trường đào tạo đạt chuẩn quốc tế, sinh viên muốn được xét tuyển vào trường phải chứng minh năng lực của mình. Các bạn phải cung cấp đầy đủ các bảng điểm, thành tích học tập, những giải thưởng đạt được qua các năm học và quan trọng hơn hết đó là trình độ tiếng Anh. Sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.

Trong trường hợp tiếng Anh của bạn chưa đạt yêu cầu. Đừng lo lắng! VinUni có cung cấp khóa học tiếng Anh dự bị – Pathway English nhằm giúp các sinh viên củng cố và trau dồi lại kiến thức. Qua đó, bạn sẽ cải thiện được các kỹ năng học thuật cần thiết để đạt điều kiện theo học tại VinUni.

huong-dan-cach-lam-bai-viet-lai-cau-don-gian-hinh-anh-3

Tiếng Anh là một trong những yêu cầu hàng đầu nếu bạn muốn theo học tại VinUni

Trên đây là một vài cấu trúc tiêu biểu cho cách làm bài viết lại câu trong tiếng Anh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều trong quá trình chinh phục ngôn ngữ phổ biển nhất thế giới này. Chúc bạn thành công!