Hướng dẫn cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

01/08/2023

Những từ đồng nghĩa, trái nghĩa là yếu tố quan trọng giúp bạn giao tiếp thành thạo cũng như dễ dàng rèn luyện các kỹ năng khác. Chính vì thế mà kiến thức này đã xuất hiện ở nhiều bài thi tiếng Anh, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia. Ngay sau đây hãy cùng khám phá ngay cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa đơn giản, hiệu quả nhất nhé!

cach-lam-bai-tim-tu-dong-nghia-trai-nghia-1

Hướng dẫn cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

Tìm hiểu khái quát về dạng bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

Cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa là kỹ năng cơ bản mà bất cứ thí sinh nào cũng cần nắm chắc nếu muốn đạt số điểm cao. Bởi lẽ dạng bài này thường chiếm khoảng 4 câu trong tổng số 50 câu của đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh. Để nhận biết chúng ta có thể tìm kiếm trong đề bài từ CLOSET (đồng nghĩa) hoặc OPPOSITE (trái nghĩa).

Đề bài thường đưa ra câu văn có gạch chân một từ ở vị trí nhất định kèm theo 4 đáp án tương ứng. Nhiệm vụ của thí sinh là phân tích và lựa chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được gạch chân. Để làm tốt dạng bài này trước hết bạn nên tìm hiểu rõ từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa là gì.

Cụ thể từ đồng nghĩa hay closet meaning chỉ những từ có nghĩa giống hoặc gần sát nghĩa nhau, ví dụ big – large, happy – glad. Còn từ trái nghĩa hay opposite meaning lại chỉ những từ hoặc cụm từ có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ hot (nóng) – cold (lạnh), high (cao) – low (thấp).

cach-lam-bai-tim-tu-dong-nghia-trai-nghia-2

Tìm hiểu khái quát về dạng bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

Cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

Khi gặp dạng bài này trong đề thi bạn có thể tham khảo cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa với các bước như sau:

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài: Trước hết thí sinh cần phân tích đề bài cẩn thận để xác định đây là dạng bài tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa. Cụ thể, dấu hiệu nhận biết câu tìm từ đồng nghĩa thường là cụm từ Closet meaning/Synonym, còn với tìm từ trái nghĩa là Opposite meaning/Antonym.

Bước 2: Phân tích câu văn trong đề bài: Ở bước này bạn hãy đọc qua câu văn một lượt và dịch nghĩa nếu có thể để đoán nội dung, ngữ cảnh cũng như thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Sau đó chúng ta nên phân tích kỹ vị trí, vai trò của từ được gạch chân để xác định đây là từ loại nào.

Bước 3: Phân tích câu trả lời: Cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa thường được chia thành hai loại riêng biệt. Cụ thể với dạng đầu tiên, đề bài sẽ đưa ra những từ hoặc cụm từ quen thuộc mà chúng ta có thể dịch nghĩa dễ dàng. Thí sinh chỉ cần dựa vào những thông tin này đối chiếu với từ được gạch chân để lựa chọn đáp án đúng.

Tuy nhiên với dạng thứ hai khó hơn khi đề thường cho các từ vựng lạ, bạn sẽ rất khó để hiểu nghĩa. Lúc này chúng ta nên dựa vào ngữ cảnh câu văn để đoán nghĩa từ được gạch chân, sau đó thử lần lượt các đáp án vào câu văn xem đâu là lựa chọn phù hợp.

Bước 4: Kiểm tra lại đáp án: Khi đã lựa chọn được phương án cho bản thân, bạn nên kiểm tra lại một lần cuối thật kỹ càng trước khi tô đáp án trong phiếu trả lời trắc nghiệm.

Tip làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa

Để tìm ra cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo một số tip nhỏ sau đây:

  • Loại trừ những đáp án là từ trái nghĩa nếu đề bài yêu cầu tìm từ đồng nghĩa và ngược lại.
  • Loại trừ những đáp án có cách viết tương tự hoặc gần giống với từ được gạch chân.
  • Trong dạng bài tìm từ trái nghĩa, thí sinh nên chú ý đến những phương án có nghĩa khác với các đáp án còn lại.
  • Nếu thí sinh nhận thấy từ được gạch chân là một từ vựng khó thì khi chọn đáp án hãy cân nhắc hơn những từ quen thuộc, có thể hiểu hoặc đoán nghĩa.
  • Đặc biệt, thí sinh không nên bỏ qua bước học từ để giải quyết dễ dàng dạng bài này. Cụ thể bạn hãy rèn luyện phương pháp học từ theo từng họ từ (Word family), học nhóm từ đồng nghĩa – trái nghĩa và học từ qua ví dụ cụ thể để nhớ ngữ cảnh sử dụng của chúng.

Trường Đại học VinUni tự hào sở hữu đối tác học thuật và chương trình đào tạo xuất sắc hàng đầu hiện nay. Các nội dung giảng dạy tại đây được xây dựng theo chuẩn mực cao nhất, cập nhật nhanh nhất xu hướng nghề nghiệp mới đồng thời có nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhờ đó sinh viên khi tốt nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng với những yêu cầu của môi trường làm việc quốc tế.

Để đảm bảo người học theo kịp chương trình giảng dạy trên lớn, VinUni đã đưa ra chuẩn đào vào ngoại ngữ dành cho thí sinh xét tuyển là sở hữu chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên, đặc biệt không có kỹ năng dưới 6.0. Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu này, thí sinh có thể cần nhắc tham gia khóa học tiếng Anh dự bị Pathway English mà VinUni tổ chức.

cach-lam-bai-tim-tu-dong-nghia-trai-nghia-3

Trường Đại học VinUni tự hào sở hữu đối tác học thuật và chương trình đào tạo xuất sắc hàng đầu hiện nay

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết cách làm bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa cùng một số tip giúp bạn giải quyết dạng đề này một cách đơn giản, dễ dàng nhất. Hy vọng rằng với những kiến thức hữu ích trên, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện kỹ năng làm bài của bản thân và đạt số điểm cao trong những kỳ thi sắp tới.

Banner footer