Học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì? Có dễ xin việc không?
Quản trị Khách sạn là một trong những ngành hấp dẫn nằm trong khối ngành du lịch và khách sạn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đây là ngành được đánh giá có tiềm năng rất lớn. Vậy học Quản trị Khách sạn ra làm nghềgì? Có dễ xin việc không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Học Quản trị Khách sạn ra làm công việc gì trong nhà hàng khách sạn?
Quản trị Khách sạn bao gồm việc quản lý và điều hành tất cả các hoạt động trong khách sạn như lễ tân, tiếp thị hoặc tổ chức sự kiện. Vậy cụ thể học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì? Trong khách sạn, công việc này khá đa dạng và được chia làm 2 nhóm công việc chính là công việc trong khách sạn và công việc trong nhà hàng.
Các công việc trong khách sạn
Quản lý khách sạn
Công việc trong khách sạn thường phức tạp và đòi hỏi sự liền mạch như tư vấn đặt phòng, kiểm tra và dọn dẹp phòng. Do vậy, mỗi khách sạn đều có quản lý để giám sát và điều hành các hoạt động trên. Để làm tốt công việc này, người quản lý cần khả năng giám sát, phân công nhiệm vụ và đảm bảo hoạt động của khách sạn.
Ngoài ra, quản lý khách sạn cũng là người chịu trách nhiệm cho các rắc rối và đền bù, do đó, công việc này còn đòi hỏi sự tỉ mỉ và phân công rõ ràng. Quản lý khách sạn cũng là người theo dõi xu hướng của thị trường và tham gia đóng góp vào kế hoạch định hướng phát triển của khách sạn.
Nhân viên lễ tân
Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Do vậy, các khách sạn thường bố trí bộ phận lễ tân khoảng 10 người để phục vụ từng khâu hướng dẫn, tư vấn hoặc trả phòng cho khách hàng.
Do đặc thù công việc, nên các nhân viên lễ tân cần có kỹ năng giao tiếp tốt và luôn giữ thái độ hiếu khách, lễ phép với khách hàng. Đồng thời cũng cần phối hợp khéo léo với quản lý khách sạn để làm hài lòng khách hàng và đúng yêu cầu của quản lý.
Nhân viên buồng phòng
Việc sắp xếp và chuẩn bị các tiện ích đầy đủ trước khi đón khách và việc dọn dẹp sạch sẽ phòng sau khi khách rời đi cũng là công việc quan trọng. Khi phòng được dọn dẹp và bố trí gọn gàng sẽ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên buồng phòng cần kiểm tra kỹ để kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa. Trong quá trình dọn dẹp nhân viên có thể phát hiện ra các món đồ bị bỏ rơi và liên hệ với bộ phận lễ tân để trả lại cho khách hàng. Điều này cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của khách sạn.
Quản lý tiếp thị
Các khách sạn luôn có sự cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng và có thêm danh tiếng. Do vậy, việc quản lý nội bộ phải đi đôi với quản lý tiếp thị. Người quản lý tiếp thị cần tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra các kế hoạch tiếp thị phù hợp. Đây cũng là công việc phù hợp cho câu hỏi học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì bởi công việc này rất quan trọng với sự phát triển của khách sạn.
Hiện nay, các khách sạn không chỉ tiến hành quảng bá truyền thống mà còn quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vậy nên tính cạnh tranh cũng rất cao. Quản lý tiếp thị cần có trách nhiệm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thực hiện tiếp thị đa nền tảng và các chiến dịch quảng bá để xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Thông thường, các khách sạn sẽ bao gồm việc quản lý, giám sát dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng về chất lượng dịch vụ,… Các dịch vụ trong khách sạn thường bao gồm tổ chức tiệc, hội nghị hoặc các sự kiện đội nhóm. Do đó, khách sạn cũng cần một bộ phận chuyên lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng.
Vị trí này đòi hỏi nhân viên phải có khả năng sáng tạo và kỹ năng quản lý thời gian tốt nhằm đảm bảo sự kiện diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, các chuyên viên tổ chức sự kiện cũng cần có sự phối hợp tốt để tránh xảy ra sự cố ngoài mong đợi.
Các công việc trong nhà hàng
Sinh viên mới ra trường thường băn khoăn học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì, liệu có thể làm việc trong nhà hàng được không? Thì câu trả lời là có bởi hiện nay, các khách sạn đều hướng tới tích hợp nhà hàng với khách sạn nhằm đem lại trải nghiệm phục vụ xuyên suốt cho khách hàng. Vậy nên các công việc trong nhà hàng cũng có vai trò rất quan trọng.
Quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm trong việc điều tiết và vận hành các chuỗi bữa ăn trong nhà hàng, bao gồm cả việc quản lý ngân sách, giám sát dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Trong các nhà hàng, quản lý còn cần chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm và các rắc rối xảy ra trong nhà hàng. Đơn giản như việc thực khách không hài lòng thì quản lý cũng phải đứng ra giải quyết và xoa dịu nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới chuỗi nhà hàng và khách sạn.
Quản lý tồn kho
Dự trữ các nguyên liệu phục vụ cho nhà hàng là vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu được vận chuyển đến ngoài đảm bảo số lượng thì còn phải đáp ứng về chất lượng và độ tươi. Người quản lý tồn kho phải nắm bắt được điều này và sắp xếp đúng nơi để dễ kiểm soát.
Quản lý tồn kho còn bao hàm công việc theo dõi hàng tồn kho và đặt đơn hàng mới để đảm bảo quá trình phục vụ không bị gián đoạn. Trong quá trình bảo quản sẽ có thực phẩm hư hại, người quản lý cũng cần kiểm tra sát sao nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phục vụ nhà hàng
Cũng như bộ phận lễ tân, phục vụ là bộ mặt của nhà hàng. Do vậy, những phục vụ cũng cần luôn có thái độ niềm nở, tôn trọng khách hàng. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và hướng dẫn họ về các món ăn, phục vụ và đáp ứng những nhu cầu khi dùng bữa của thực khách.
Đối với các chuỗi nhà hàng – khách sạn lớn, phục vụ còn được yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp với du khách nước ngoài.
Quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng trong nhà hàng – khách sạn bao gồm các chuỗi dịch vụ như nơi lưu trú, ăn uống, hoạt động giải trí, phương tiện đưa đón,… Quản lý chuỗi cung ứng là công việc khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao ở mỗi khâu. Vậy nên, người quản lý chuỗi cung ứng cần lên kế hoạch chi tiết và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để đảm bảo cung cấp chuỗi cung ứng phù hợp với khách hàng.
Học Quản trị Khách sạn còn có thể làm nghề gì khác?
Quản trị Khách sạn là ngành học rộng và có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực, do vậy nhiều sinh viên còn mông lung và không biết học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì khác. Tuy nhiên, lĩnh vực rộng cũng là lợi thế để bạn lựa chọn công việc phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Nếu không thích làm việc trong nhà hàng và khách sạn, bạn có thể lựa chọn công việc này.
Quản lý và điều hành Tour du lịch
Khách sạn muốn tăng lượng khách hàng, ngoài việc phục vụ chuỗi cung ứng thì còn thường xuyên tổ chức các Tour với hướng dẫn viên nhằm giúp du khách hiểu rõ hơn về hành trình của mình. Vậy nên, người quản lý, điều hành phải có khả năng nắm bắt xu hướng và kỹ năng kiểm soát thời gian tốt để xây dựng và triển khai Tour du lịch.
Khi làm công việc này, bạn cần lên kế hoạch một cách chi tiết và phù hợp, tìm kiếm đối tác và phân chia nhân lực phù hợp với từng nhóm du khách và đáp ứng yêu cầu của họ. Ngoài ra, người quản lý cũng cần giám sát các Tour và có các phương án thay thế khi gặp bất lợi về thời tiết hoặc nhân lực.
Giảng viên trong các ngành du lịch – khách sạn
Nếu yêu thích việc giảng dạy, các sinh viên khi học xong Quản trị Khách sạn có thể lựa chọn học tiếp lên thạc sĩ để trở thành giảng viên dạy học trong các ngành liên quan. Công việc này không chỉ truyền đạt kiến thức và cảm hứng cho thế hệ sau, mà còn giúp bản thân giảng viên có thêm kiến thức sâu rộng hơn về du lịch – khách sạn.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, giảng viên trong ngành này có thể tiến hành nghiên cứu và dự đoán trước các biến động trong ngành du lịch Việt Nam. Từ đó có thể tư vấn cho các nhà hàng và khách sạn để có kế hoạch phát triển phù hợp.
Học Quản trị Khách sạn có dễ xin việc không?
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch thì mỗi năm, ngành du lịch cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện nay lượng sinh viên ra trường lĩnh vực du lịch – khách sạn hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người. Do vậy, sinh viên không cần lo lắng học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì bởi cơ hội việc làm trong ngành là rất lớn.
Các công việc trong ngành Quản trị Khách sạn rất đa dạng và cơ hội thăng tiến rộng mở. Nhưng đi kèm với đó là yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, quản lý và vận hành các hoạt động trong khách sạn. Do đó, bạn nên chọn trường đại học phù hợp có thể cung cấp cho bạn đủ yêu cầu trên trước khi hoạt động trong ngành này.
Bạn có thể lựa chọn học Quản trị Khách sạn tại trường Đại học VinUni. Tại đây, bạn sẽ được học tập trong môi trường giáo dục chất lượng cao nhất về Quản trị Khách sạn, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm. Cơ sở vật chất của trường cũng được đầu tư Khu tổ hợp thực hành dịch vụ H-Lab dành riêng cho Sinh viên ngành dịch vụ – khách sạn với các chương trình đặc biệt như: Khóa học An toàn vệ sinh thực phẩm, Khóa trải nghiệm ẩm thực, Khu chế biến đồ ăn linh hoạt công nghệ cao, Khu vực nhà hàng, Các sự kiện, cuộc thi của ngành…
Ngoài ra, VinUni còn là đối tác tin cậy của Vinpearl, Marriot, Hyatt Regency, IHG,.. Điều này sẽ giúp sinh viên khi ra trường có cơ hội thực tập và trải nghiệm tại một trong những chuỗi nhà hàng – khách sạn sang trọng nhất Việt Nam.
Học Quản trị Khách sạn lương có cao không?
Có thể nói, đây là ngành học có mức lương rất hấp dẫn cho sinh viên khi ra trường. Theo thống kê từ Grant Thornton Việt Nam, vị trí chuyên viên quản lý có mức lương dao động 15-20 triệu đồng/tháng, đối với quản lý cấp cao có thể hơn 60 triệu đồng/tháng. Mức lương cho sinh viên mới ra trường cũng hấp dẫn không kém, dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng.
Các lĩnh vực trong ngành có mối liên quan mật thiết, do vậy, cơ hội thăng tiến khi học và làm việc trong ngành này là rất lớn. Nếu bạn ham học hỏi và trau dồi thêm về ngoại ngữ, bạn sẽ có cơ hội được làm việc trao đổi tại các công ty đối tác lớn ở nước ngoài. Khi ấy bạn không chỉ phong phú thêm về kinh nghiệm mà mức lương cũng trở nên hấp dẫn hơn.
Bài viết trên đã tổng kết lại học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì và cơ hội việc làm của ngành này. Đây là ngành có cơ hội việc làm lớn và mức lương hấp dẫn nhất trong lĩnh vực Khách sạn – Du lịch. Do đó, để gắn bó lâu dài trong ngành, bạn nên trang bị kiến thức cho mình bằng cách chọn trường đại học phù hợp và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, điều này sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi bước chân vào thị trường việc làm.