Học Kinh tế học khối nào? Xét tuyển những môn nào?

05/09/2023

Ngành Kinh tế học là khối ngành khá hot hiện nay, nó đòi hỏi người học phải có những kiến thức bao quát đầy đủ và cả những kỹ năng mềm cần thiết. Vậy học Kinh tế học khối nào? Xét tuyển những môn nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng VinUni tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây nhé!

hoc-kinh-te-hoc-khoi-nao-hinh-1

Kinh tế học là một ngành khá hot hiện nay

Ngành Kinh tế học thi khối nào? Cần xét tuyển những môn gì?

Ngành Kinh tế thi khối nào và cần ôn tập những môn gì chắc chắn là thắc mắc mà mà nhiều bạn học sinh quan tâm. Để giải đáp những thắc mắc trên, dưới đây là một số khối học gợi ý cho các bạn đang có ý định thi các ngành Kinh tế.

Thi khối A vào ngành Kinh tế học

Khối A bao gồm 3 môn là Toán, Vật lý, Hóa học là ba môn thuộc khối tự nhiên, phù hợp với tiêu chí đặt ra của ngành Kinh tế học. Đây là một trong những khối ngành được khá nhiều bạn học sinh lựa chọn và đặc biệt nó phù hợp với những bạn không có thế mạnh về ngoại ngữ.

Thi khối A1 vào ngành Kinh tế học

Khối A1 bao gồm 3 môn chính là Toán, Tiếng Anh, Vật lý ba môn khá phù hợp với những bạn học tốt các môn tự nhiên và có thể sử dụng tốt ngoại ngữ. Đây là khối thi phù hợp cho bạn trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Khi mà nhu cầu giao lưu kinh tế và văn hóa hiện nay thì khối thi này sẽ rất được ưa chuộng trong tương lai.

hoc-kinh-te-hoc-khoi-nao-hinh-2

Các môn học khi học Kinh tế học là Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh

Thi khối D vào ngành Kinh tế học

Khối thi bao gồm Toán, Văn học, Tiếng Anh là những môn học phổ biến và có tính cạnh tranh khá khốc liệt.

Thi khối C vào ngành Kinh tế học

Khối C chỉ đặc biệt dành cho một vài ngành đặc trưng trong lĩnh vực Kinh tế như Luật kinh tế, Kinh tế luật, Dịch vụ quốc tế, Dịch vụ pháp lý. Đây là khối ngành có ít lựa chọn ngành nghề nên khá ít thí sinh ưa chuộng.

Nhóm ngành Kinh tế gồm những ngành nào?

Dưới đây là một số nhóm ngành Kinh tế học nổi bật và được nhiều bạn thí sinh lựa chọn ứng tuyển:

Ngành Kinh tế học

Đây là ngành học cơ bản nhất của ngành kinh tế, sẽ học các môn học cơ bản nhất như kiến thức chung về kinh tế vĩ mô và vi mô. Những ngành để các bạn có thể lựa chọn nghiên cứu như Kinh tế học, Kinh tế tài chính, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư.

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Đây là ngành trong lĩnh vực kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn khá cao của các trường Đại học top đầu. Các chương trình đào tạo chuyên sâu trong ngành này có thể kể đến như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng, tiền tệ và các định chế tài chính… Ngoài ra, còn có một số ngành mới cũng có tính cạnh tranh cao như Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Quản trị rủi ro tài chính.

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Đa số các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều cần tới bộ phận Kế toán, do đó ngành này không có tính biến động cao, luôn giữ được sự ổn định.

Ngành Kinh tế đối ngoại – Kinh doanh Quốc tế

Ngành Kinh tế đối ngoại, Xuất nhập khẩu và Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh xu thế hội nhập giữ vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu. Do đó, các ngành học này yêu cầu điểm trúng tuyển khá cao và điểm chuẩn cạnh tranh giữa các trường.

hoc-kinh-te-hoc-khoi-nao-hinh-3

Cơ hội việc làm khối ngành Kinh tế học khá nhiều

Ngành Marketing và Quan hệ công chúng

Marketing là một trong những mũi nhọn của đa số các doanh nghiệp, giúp thu hút nhiều khách hàng cũng như đảm bảo sự vận hành ổn định. Xu hướng tuyển dụng nhân sự ngành Marketing tăng theo thời gian, các doanh nghiệp sẵn sàng chi ngân sách lớn để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng.

Học ngành Kinh tế học ra trường làm gì?

Kinh tế học là một ngành có kiến thức rộng và bao phủ nhiều lĩnh vực, dưới đây là một số định hướng cho các bạn học sinh khi có nguyện vọng học ngành Kinh tế học:

Kinh doanh, nghiên cứu thị trường

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu và thu thập các loại dữ liệu thông tin có liên quan đến khách hàng, thị trường; thu thập và tổ chức thông tin giúp các doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược kinh doanh và chiến dịch Marketing hiệu quả để tăng lợi nhuận.

Kỹ năng cần thiết:

  • Kỹ năng phân tích: Nhằm đánh giá được dữ liệu thu thập một cách chính xác, đặc biệt là khối dữ liệu lớn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khi làm ngành này bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng nên kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn khai thác được nhiều thông tin hữu hiệu hơn và nhanh hơn.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Biết sử dụng các công cụ hay phần mềm xử lý dữ liệu rất quan trọng và cần thiết.

Mức lương khi ra trường đối với lĩnh vực này vào khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/ 1 tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm càng lâu thì mức lương có thể đạt đến khoảng 15 – 20 triệu đồng tùy vào khả năng của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp.

hoc-kinh-te-hoc-khoi-nao-hinh-4

Mức lương ngành Kinh tế học cũng có sự chênh lệch giữa các vị trí khác nhau

Công việc trong Ngân hàng

Nhiệm vụ chính: Làm việc trong ngân hàng sẽ có những mảng nghiệp vụ khác nhau như kiểm toán nội bộ, thực hiện giao dịch với khách hàng, xử lý sổ sách, dữ liệu nội bộ của khách hàng. Mỗi một vị trí sẽ có đặc thù công việc khác nhau và yêu cầu khác nhau.

Kỹ năng cần có:

  • Kiến thức chuyên sâu về kinh tế để có thể làm quen tốt với dữ liệu và sổ sách.
  • Kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ khá quan trọng đối với các vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng.

Mức lương trong Ngân hàng khá đa dạng, mỗi vị trí sẽ có mức thu nhập khác nhau. Thông thường, trung bình mức thu nhập sẽ vào khoảng 9 – 15 triệu đồng/ 1 tháng. Đặc biệt, mức thưởng của ngành Ngân hàng khá cao nên đây là công việc mà rất nhiều bạn quan tâm và mong muốn có được.

Kế toán – Kiểm toán

Nhiệm vụ chính: Thu thập, ghi chép, cung cấp và xử lý các dữ liệu tài chính. Nhiệm vụ chính của kế toán, kiểm toán chính là lập báo cáo về tài chính để phục vụ các hoạt động của công ty và các cơ quan bên ngoài.

Kỹ năng cần có:

  • Có kỹ năng và chuyên môn cao về kinh tế và thu thập dữ liệu
  • Phải cẩn thận, tỉ mỉ vì nếu có một lỗi sai nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Mức lương đối với sinh viên mới tốt nghiệp có thể vào khoảng 5 – 8 triệu đồng. Nếu có kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức thù lao khoảng 10 – 30 triệu đồng.

Làm việc trong các cơ quan nhà nước

Nhiệm vụ chính: Công chức hành chính hay còn được gọi là chuyên viên, là công việc yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một số lĩnh vực trong các cơ quan nhà nước. Người làm vị trí này phải có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai các chính sách và chế độ theo từng ngành và lĩnh vực.

Kỹ năng cần có:

  • Kỹ năng nghiệp vụ, kinh tế vững vàng
  • Khả năng xử lý tình huống nhanh gọn

Mức lương cho vị trí này sẽ vào khoản 3 – 5 triệu đồng/ 1 tháng đối với sinh viên mới ra trường. Khi có kinh nghiệp và năng lực tăng lên thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng.

Tư vấn tài chính, kinh tế cho doanh nghiệp

Nhiệm vụ chính: Tư vấn các kế hoạch tài chính cho những người có nhu cầu. Việc cung cấp các kế hoach tài chính hữu hiệu sẽ mang lại lợi nhuận cho chính bản thân người cung cấp.

Kỹ năng cần có:

  • Kiến thức về đa lĩnh vực như chứng khoán, thuế, tài chính, bất động sản, hưu trí, bảo hiểm, chiến lược đầu tư ngắn và dài hạn.
  • Khả năng giao tiếp tốt vì tính chất phải làm việc với khách hàng nhiều

Những câu hỏi thường gặp về ngành Kinh tế học

Ngoài thắc mắc học Kinh tế học khối nào, học Kinh tế sẽ làm gì thì vẫn có một số điều thắc mắc mà rất nhiều bạn đang quan tâm và tìm câu trả lời.

hoc-kinh-te-hoc-khoi-nao-hinh-5

Học Kinh tế học có thể làm việc trái ngành

Học Kinh tế có làm trái ngành được không?

Câu trả lời là có. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế thường có thể làm đa dạng các ngành nghề vì tiêu chí của ngành là đào tạo sinh viên thành những người nhanh nhẹn, linh hoạt, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng sử dụng công nghệ và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cao. Với kiến thức được cung cấp và các kỹ năng đã được rèn luyện, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thích nghi với những ngành không thuộc chuyên môn của mình như Marketing, Logistics, Quản trị nhân lực, đối ngoại…

Ngành Kinh tế học gì để dễ xin việc lương cao?

Học ngành Kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội tìm kiếm việc làm cũng khá cao, đặc biệt là việc làm trong các tập đoàn đa quốc gia. Mức lương nhận được có thể rơi vào khoảng 25 đến 30 triệu đồng/ 1 tháng, tuy nhiên việc tìm được công việc có thu nhập tốt hay không còn phụ thuộc vào năng lực bản thân của mỗi người. Do đó, đối với khối ngành Kinh tế học có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm thì bạn nên dành thời gian để tích lũy kiến thức, nâng cao kỹ năng mềm và rèn luyện ngoại ngữ để có thể nhận được mức lương mong muốn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Kinh tế học mà VinUni chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau bài viết này, các bạn có thể trả lời được câu hỏi học Kinh tế học khối nào để có đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. Đối với chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni tập trung vào nâng cao các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể làm việc tại Việt Nam và cả nước ngoài trong thời kỳ hậu đại dịch.

Banner footer