Giới thiệu về Khoa học máy tính

14/10/2024

Khoa học máy tính được xem là chuyên ngành nghệ thuật giao tiếp với hệ thống máy tính. Nó đã và đang thay đổi cách cuộc sống con người, từ cách chúng ta làm việc, giao tiếp đến ứng dụng đời sống. Các công nghệ hiện nay không chỉ tạo ra sự thuận tiện mà còn mở ra cơ hội để giải quyết các nhu cầu từ y tế, giáo dục, đến kinh tế.

Vậy cụ thể ngành Khoa học máy tính là gì? Bài viết sau sẽ giới thiệu về Khoa học máy tính đến bạn những thông tin cơ bản nhất.

gioi-thieu-ve-khoa-hoc-may-tinh-hinh-anh-1

Giới thiệu về Khoa học máy tính – Ngành hot trong thời đại 4.0

Khái quát ngành Khoa học máy tính

Để giới thiệu về Khoa học máy tính, chúng ta cùng đến với định nghĩa và phân tích sự khác nhau giữa Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Ngành Khoa học máy tính – Computer Science: là một lĩnh vực tập trung nghiên cứu về máy tính, khám phá các cấu trúc dữ liệu, hệ thống tính toán để xử lý thông tin và giải quyết vấn đề. Đây là ngành học dành cho những bạn có niềm đam mê với máy tính và muốn tiến sâu hơn ở lĩnh vực này.

Cần thi khối nào để học Khoa học máy tính?

Ngành Khoa học máy tính mang tính ứng dụng cao nên nhiều trường khi tuyển sinh có xét tuyển tổ hợp môn đa dạng, giúp các thí lựa chọn theo năng lực của mình:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
  • C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
  • C02: Toán, Ngữ văn, Hóa học
  • C04: Toán, Ngữ văn, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học Tự nhiên, tiếng Anh

Khác biệt giữa Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin 

Hiện nay, vẫn còn nhiều bạn nhầm lẫn giữa Khoa học máy tính và công nghệ thông tin, chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố như khái niệm, mục tiêu, tính ứng dụng để cùng làm rõ 2 ngành học này.

Khoa học Máy tính Công nghệ thông tin
Khái niệm Tập trung vào nghiên cứu, phát triển các thuật toán, cấu trúc dữ liệu, lý thuyết tính toán và các khía cạnh khoa học đằng sau máy tính.

Nghiên cứu các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, học máy, lý thuyết đồ thị, mật mã học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khoa học dữ liệu.

Tập trung vào việc sử dụng, quản lý và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng.

Bao gồm quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin, và hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống công nghệ

Mục tiêu học tập Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về toán học, thuật toán và cách phát triển phần mềm.

Tạo ra các giải pháp công nghệ sáng tạo thông qua lập trình, phân tích dữ liệu và nghiên cứu các hệ thống tính toán.

Tập trung vào công nghệ hiện có và ứng dụng chúng để tối ưu hóa quá trình làm việc của các doanh nghiệp.

thiết lập và quản lý các hệ thống công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Việc làm Nhà phát triển phần mềm, nhà nghiên cứu AI/ML, kỹ sư khoa học dữ liệu, kỹ sư hệ thống nhúng, nhà phát triển trò chơi điện tử, nhà mật mã học. Quản trị viên hệ thống, chuyên gia mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia bảo mật thông tin, quản lý dự án CNTT.
Nội dung học tập Lý thuyết tính toán: Nghiên cứu về khả năng của các thuật toán.

Thuật toán và cấu trúc dữ liệu: Học cách tối ưu hóa các chương trình thông qua thuật toán và cách quản lý dữ liệu.

Trí tuệ nhân tạo và học máy: Xây dựng các hệ thống có khả năng tự học.

Phát triển phần mềm: Lập trình, thiết kế phần mềm và hệ điều hành.

Mạng máy tính và truyền thông: Cấu hình và quản lý mạng, từ mạng nội bộ đến diện rộng.

Bảo mật thông tin: Bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng, quản lý quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.

Quản lý hệ thống và cơ sở dữ liệu: Thiết lập, duy trì và tối ưu hóa các hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng.

Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp hỗ trợ cho các hệ thống CNTT, từ việc sửa lỗi phần mềm đến phần cứng.

Phạm vi ứng dụng

 

Các lĩnh vực yêu cầu tính toán phức tạp, phát triển công nghệ mới và sáng tạo như AI, robot, an ninh mạng, xử lý hình ảnh, và các hệ thống tự động hóa. Tập trung vào quản lý và duy trì các hệ thống CNTT trong các tổ chức và doanh nghiệp, từ việc thiết lập hệ thống mạng nội bộ đến bảo mật thông tin và hỗ trợ người dùng.
Kỹ năng cần thiết Lập trình, phân tích và thiết kế thuật toán, nghiên cứu lý thuyết, tư duy sáng tạo Quản trị hệ thống, bảo mật, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dự án CNTT, phân tích hệ thống.

Những tố chất cần có khi học ngành Khoa học máy tính

Giới thiệu về Khoa học Máy tính, đây là ngành đòi hỏi sự kết hợp giữa các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, luyện tập phát triển đồng đều những kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc.

Tư duy logic và phân tích

Tư duy logic giúp bạn dễ dàng hiểu và giải quyết các bài toán phức tạp bằng các phương pháp khoa học.

Tư duy sáng tạo

Trong khoa học máy tính, đôi khi sẽ không có giải pháp nào là chuẩn mực. Vì vậy, bạn cần tự sáng tạo để tạo ra các giải pháp độc đáo và tối ưu, mang đến sự đổi mới cho các vấn đề kỹ thuật.

Kiên trì và chăm chỉ

Các bài toán trong khoa học máy tính thường phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian thử nghiệm. Bạn cần sự kiên nhẫn và chăm chỉ để làm việc liên tục, không ngừng học hỏi và tìm cách giải quyết vấn đề.

Khả năng quản lý thời gian

Tính chất công việc thường yêu cầu làm với các dự án có thời hạn cụ thể, do đó kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Bạn cần biết cách sắp xếp công việc, hoàn thành dự án đúng hạn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.

Tinh thần làm việc nhóm

Hầu hết các dự án phần mềm lớn đều yêu cầu sự phối hợp của nhiều người, vì vậy tinh thần làm việc nhóm là yếu tố mang lại thành công. Việc hợp tác và tôn trọng ý kiến đồng đội là cần thiết để đóng góp vào thành quả của nhóm.

Sự tò mò và đam mê công nghệ

Sự tò mò sẽ thúc đẩy bạn học hỏi không ngừng và khám phá những ứng dụng công nghệ mới, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng.

gioi-thieu-ve-khoa-hoc-may-tinh-hinh-anh-2

Teamwork là một trong những kỹ năng không thể thiếu.

Ứng dụng ngành Khoa học máy tính vào đời sống

Ngành Khoa học máy tính hiện nay có ứng dụng khá rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống:

Ứng dụng trong y tế

  • Dùng để phát triển các hệ thống chẩn đoán hình ảnh y khoa như X-quang, MRI, hỗ trợ bác sĩ trong việc phân tích kết quả và đưa ra chẩn đoán.
  • Quản lý và phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ về bệnh nhân để dự đoán xu hướng bệnh, tối ưu hóa phác đồ điều trị cá nhân hóa.
  • Công nghệ robot thực hiện phẫu thuật với độ chính xác cao, giúp cải thiện hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.

Ứng dụng trong giao thông

  • Công nghệ AI và học máy đang phát triển các hệ thống tự lái xe, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và tối ưu hóa lộ trình di chuyển.
  • Cảm biến và dữ liệu giao thông trực tuyến giúp điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, dự đoán ùn tắc và tối ưu hóa lưu lượng giao thông.
  • Các nền tảng đặt xe như XanhSM, Grab đều dựa trên các thuật toán định tuyến, phân tích dữ liệu để kết nối tài xế với khách hàng.

Ứng dụng trong giáo dục

  • Hệ thống AI được dùng để xây dựng các chương trình học cá nhân hóa, tự động chấm bài, hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý học sinh.
  • Các công nghệ mô phỏng và thực tế ảo giúp tạo ra các môi trường học tập thiết thực, điển hình trong các lĩnh vực kỹ thuật, luyện lái xe, y học và khoa học.

Ứng dụng trong tài chính

  • Các hệ thống học máy giúp dự đoán thị trường chứng khoán, phân tích rủi ro và hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư.
  • Công nghệ blockchain, mã hóa bảo mật và các ứng dụng tài chính thông minh đã và đang thay đổi cách thức thanh toán, cho vay và giao dịch tài chính.
  • Giúp bảo mật giao dịch, phát hiện gian lận và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng thông qua các hệ thống tự động và các giao thức bảo mật.

Ứng dụng trong giải trí

  • Ngành công nghiệp game phát triển dựa trên công nghệ đồ họa 3D, trí tuệ nhân tạo và mạng xã hội, mang lại trải nghiệm sống động cho người dùng.
  • Kỹ thuật đồ họa, kỹ xảo điện ảnh CGI và xử lý hình ảnh giúp tạo ra các tác phẩm điện ảnh, truyền hình với hiệu ứng đặc biệt chất lượng cao.
  • Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) giúp người dùng trải nghiệm thế giới ảo sống động trong các lĩnh vực như du lịch, giáo dục và chơi game.

Ứng dụng trong nông nghiệp

  • Sử dụng cảm biến và máy học để thu thập dữ liệu về đất đai, thời tiết, cây trồng, từ đó đưa ra quyết định tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Drones và Robot được dùng để giám sát đồng ruộng, phun thuốc tự động và thu thập dữ liệu. Robot làm việc trong nông trại sẽ giúp thu hoạch nhanh và hiệu quả hơn.

Ứng dụng trong thương mại điện tử

  • Các thuật toán học máy và AI giúp cải thiện quy trình quản lý kho hàng, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa giao hàng.
  • Các nền tảng như mua sắm trực tuyến Amazon, Shopee,… sử dụng trí tuệ nhân tạo để đề xuất các sản phẩm dựa trên hành vi người dùng, qua đó tăng cường trải nghiệm mua sắm.
  • Công nghệ bảo mật và mã hóa giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch trực tuyến an toàn.
gioi-thieu-ve-khoa-hoc-may-tinh-hinh-anh-3

Ứng dụng ngành Khoa học máy tính đang ngày càng phủ sóng rộng rãi.

Ứng dụng trong truyền thông xã hội

  • Các nền tảng như Facebook, Instagram sử dụng công nghệ khoa học dữ liệu để phân tích hành vi người dùng và tùy chỉnh nội dung hiển thị.
  • Hệ thống AI có khả năng tự động tạo bài viết, sản xuất hình ảnh và thậm chí là video, giúp tăng cường số lượng nội dung được sản xuất.
  • Khoa học máy tính giúp phát triển các công nghệ mã hóa dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên các nền tảng xã hội.

Ứng dụng trong nhà thông minh

  • IoT (Internet of Things): Các thiết bị thông minh như đèn, khóa cửa, điều hòa, tủ lạnh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng di động hoặc hệ thống AI.
  • Các trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Assistant dựa trên AI có thể tương tác với người dùng, điều khiển thiết bị gia đình, hoặc thực hiện các yêu cầu cụ thể.

Chuyên ngành Khoa học máy tính tại VinUni

Trường Đại học VinUni là trường đại học tinh hoa do Tập đoàn Vingroup sáng lập. Với khát vọng đào tạo nhân tài cho tương lai và đóng góp cho đất nước một đại học xuất sắc mang đẳng cấp thế giới. VinUni đã hợp tác chiến lược toàn diện với 2 trường Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, đây đều là những trường thuộc Top Đại học tốt nhất toàn cầu. Chính vì thế chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất và đời sống sinh viên, đều được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của các tổ chức kiểm định hàng đầu thế giới.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu cụ thể của chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính VinUni là trong vài năm sau khi tốt nghiệp, phần lớn sinh viên sẽ biểu hiện xuất sắc:

  • Áp dụng kiến thức về các nguyên tắc trong Khoa học máy tính và kiến thức chuyên sâu để giải quyết vấn đề.
  • Hình thành ý tưởng, thiết kế và hiện thực hóa sản phẩm.
  • Phát triển công cụ mới phục vụ lĩnh vực Khoa học máy tính.
  • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không ngừng trau dồi kiến thức và học tập suốt đời.
  • Trở thành nhà quản lý/lãnh đạo tài ba, có tư duy khởi nghiệp và kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc và xã hội.

Những ưu điểm sau khi học Khoa học máy tính tại VinUni

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính tại VinUni sẽ đạt được:

  • Khả năng phân tích vấn đề phức tạp, biết ứng dụng nguyên tắc về Khoa học máy tính để đưa ra các giải pháp.
  • Có khả năng thiết kế, thực thi và đánh giá giải pháp dựa trên những yêu cầu đặt ra.
  • Biết áp dụng lý thuyết chuyên ngành cùng các nguyên tắc phát triển phần mềm cơ bản.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong nhiều bối cảnh khác nhau.
  • Có trách nhiệm trong công việc và biết cách đưa ra những đánh giá đúng đắn dựa trên quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
  • Có tinh thần đồng đội hoặc kỹ năng lãnh đạo trong một nhóm.
gioi-thieu-ve-khoa-hoc-may-tinh-hinh-anh-4

Các sinh viên sẽ được trang bị nền tảng cốt lõi để trở thành các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ.

Dành cho các thí sinh quan tâm đến chương trình học tại VinUni, hiện nay trường có hình thức tuyển sinh riêng biệt cần lưu ý. Trường sẽ thực hiện xét duyệt hồ sơ một cách tổng thể để hiểu ứng viên là “con người toàn diện”. Mỗi hồ sơ đều được xem xét kỹ lưỡng bởi đội ngũ giảng viên VinUni và các chuyên gia trong từng lĩnh vực tương ứng. Bạn có thể tham khảo tại đây để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu tuyển sinh của trường nhé!

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về Khoa học máy tính, ngành học hiện đang có nhu cầu nhân lực rất cao nên triển vọng nghề nghiệp sau khi ra trường là vô cùng nhiều. Nếu bạn hội tụ những yếu tố cần thiết và có niềm đam mê với công nghệ, hệ thống máy tính thì ngành Khoa học máy tính chính là dành cho bạn.