Giải đáp: Học Kinh tế học ra làm gì?

16/09/2024

Học Kinh tế học ra làm gì?” là câu hỏi của nhiều sinh viên và phụ huynh. Đặc biệt là khi nhiều người vẫn còn có góc nhìn lờ mờ về những gì mình sẽ làm với tấm bằng này. Có thể thấy, ngành Kinh tế vẫn là một trong những ngành “hot” qua năm tháng. Vì thế cơ hội nghề nghiệp thường khá lớn. Hãy xem qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Kinh tế học là gì?

Trước khi tìm hiểu học Kinh tế học ra làm gì, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về Kinh tế học là gì nhé! Kinh tế học là nghiên cứu về hoạt động của con người. Và từ đó đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội này. Điều đó bao gồm: Sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Kinh tế học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau và cung cấp đa dạng cơ hội nghề nghiệp.

Học Kinh tế học ra làm gì 1

Kinh tế học là nghiên cứu về hoạt động của con người. Và từ đó đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội này

Ngành Kinh tế là gì?

Economic Sectors, hay còn gọi là ngành Kinh tế, là một ngành học nghiên cứu về các hoạt động như: Trao đổi, giao thương, logistics, bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa cá nhân, hộ kinh doanh, công ty và các tổ chức khác. Nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, ví dụ như: Kinh tế học, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Marketing, Kế toán, Kiểm toán,…

Học Kinh tế học ra làm gì 2

Ngành gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, ví dụ như: Kinh tế học, Quản trị kinh doanh,

Sinh viên học Kinh tế học ra làm gì?

Sinh viên học Kinh tế học ra làm gì? Trên thực tế, khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong đa lĩnh vực. Điển hình như: Tư vấn tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế. Qua thời gian, nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngành Kinh tế ngày càng lớn. Sau đây là những ngành mà bạn có thể tham khảo qua:

Tư vấn tài chính, kinh tế

Công việc Tư vấn tài chính, kinh tế là công việc cung cấp kiến thức chuyên môn về vấn đề tài chính, kinh tế cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên sâu về tài chính, kinh tế, tư duy logic, phân tích và khả năng giao tiếp tốt.

Nhiệm vụ của công việc này là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Bạn sẽ cần thu thập thông tin về nhu cầu và mục tiêu của khách hàng để hiểu rõ vấn đề mà họ đang gặp phải. Sau đó, bạn phân tích thông tin về thị trường, tình hình kinh tế,… và đưa ra những giải pháp phù hợp với khách hàng.

Một số vị trí trong công việc Tư vấn tài chính, kinh tế phổ biến:

  • Chuyên viên tư vấn tài chính
  • Chuyên viên tư vấn kinh tế
  • Giám đốc tư vấn tài chính
  • Giám đốc tư vấn kinh tế

Nhân viên Kế toán, Kiểm toán

Nhân viên Kế toán, Kiểm toán là những người sẽ chịu trách nhiệm thu thập, ghi chép và tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp và tổ chức. Công việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn về Kế toán, Kiểm toán và khả năng tư duy logic. Ngoài ra bạn cần khả năng làm việc cẩn thận và chính xác.

Kiểm toán viên

Một số vị trí công việc Kế toán, Kiểm toán:

  • Kế toán viên: Thu thập, ghi chép và tổng hợp thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Kiểm toán viên: Kiểm tra, đánh giá tính chính xác của các thông tin tài chính.
  • Trưởng phòng kế toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kế toán.
  • Trưởng phòng kiểm toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kiểm toán.

Nhiệm vụ của nhân viên Kế toán, Kiểm toán

  • Thu thập thông tin tài chính: Thu thập thông tin tài chính từ các nguồn khác nhau như: Các hóa đơn, chứng từ,…
    Ghi chép thông tin tài chính: Ghi chép các thông tin tài chính vào các sổ sách, chứng từ kế toán.
    Phân tích thông tin tài chính: Phân tích các thông tin tài chính để phát hiện các vấn đề bất thường.
    Tổng hợp thông tin tài chính: Tổng hợp các thông tin tài chính để lập báo cáo tài chính.
    Kiểm tra thông tin tài chính: Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các thông tin tài chính.

Hoạt động trong cơ quan Nhà nước

Những người này được gọi là công chức và viên chức. Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh trong cơ quan Nhà nước. Từ đó, họ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước. Còn viên chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm để làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhân viên Ngân hàng

Nhân viên Ngân hàng là những người làm việc trong ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước hoặc ngân hàng phát triển,… Họ thực hiện những công việc như:

  • Tiếp nhận và giải quyết các giao dịch của khách hàng: Mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền,…
  • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Cho vay, thanh toán, bảo hiểm,…
  • Quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: Quản lý tài sản, quản lý rủi ro,…
  • Nhiệm vụ của nhân viên Ngân hàng phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể, ví dụ như:

Thực hiện giao dịch của khách hàng

Nhân viên giao dịch là những người trực tiếp giải quyết các giao dịch của khách hàng. Họ cần có kỹ năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng

Nhân viên tín dụng là những người chịu trách nhiệm về thẩm định, cho vay và quản lý nợ vay. Họ cần có kiến thức tài chính và kinh tế tốt để có thể đưa ra quyết định chính xác.

Quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng

Nhân viên Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,… là những người sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ngân hàng. Họ cần có kiến thức vững chắc để thực hiện công việc của mình.

Nhân viên Kinh doanh, nghiên cứu thị trường

Nhân viên Kinh doanh là những người có trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và duy trì khách hàng. Họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm phát triển và duy trì khách hàng

Nhiệm vụ của nhân viên Kinh doanh

Nhiệm vụ của nhân viên Kinh doanh sẽ bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Khảo sát thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Thương lượng, chốt hợp đồng: Thương lượng với khách hàng để ký kết hợp đồng trong việc mua bán sản phẩm, dịch vụ.
  • Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng và đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp.
Học Kinh tế học ra làm gì 3

Trường Đại học VinUni có chuyên ngành Kinh tế học

Và đó là những thông tin giúp giải đáp cho câu hỏi “Học Kinh tế học ra làm gì?” của bạn. Hiện nay, VinUni là trường đào tạo Cử nhân ngành Kinh tế với các lý thuyết sát với thực tiễn. Bạn sẽ được đào tạo về kỹ năng mềm cần thiết trong ngành và được thực tập tại các doanh nghiệp lớn. Từ đó, bạn sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình hơn.

Banner footer