Giải đáp bảng phiên âm tiếng Anh là gì?

06/08/2023

Bảng phiên âm tiếng Anh (International Phonetic Alphabet – IPA) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Đây là bảng mà bất cứ ai cũng cần nắm vững khi học tiếng Anh. Để có thể phát âm chuẩn, bạn cần biết rõ về phiên âm để hiểu cách đọc của từng âm một cách chính xác hơn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bạn cách đọc phiên âm đúng nhé!

Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) là gì?

Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) sử dụng các ký tự Latin với 44 âm cơ bản, bao gồm 24 phụ âm và 20 nguyên âm. Trong các từ điển, cách phiên âm sẽ được đặt trong các ô ngoặc bên cạnh hoặc ở dưới từ vựng. Dựa vào đây, bạn có thể phát âm chính xác từ vựng này.
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA đầy đủ.

Giải thích kí hiệu trong bảng:

  • Vowels: Nguyên âm
  • Consonants: Phụ âm
  • Monophthongs: Nguyên âm ngắn
  • Diphthongs: Nguyên âm dài.
Bảng phiên âm tiếng Anh 1

Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) sử dụng các ký tự Latin với 44 âm cơ bản

Cách phát âm chuẩn quốc tế dựa vào bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)

Trước khi tập phát âm 44 âm chuẩn quốc tế, bạn cần nắm rõ các kiến thức sau:

  • Nguyên âm là những âm khi đọc sẽ phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi và không bị cản trở. Đây là những âm được tạo ra bởi dao động thanh quản.
  • Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm khác để tạo thành tiếng.
  • Dựa theo âm từ thanh quản nên khi phát âm, bạn cần cử động phối hợp lưỡi và môi để phát âm chuẩn.
  • Các nguyên âm chủ yếu là a, o, i, u, e và các bán nguyên âm y, w.
  • Cách phát âm các nguyên âm ngắn – Monophthongs

12 nguyên âm ngắn trong bảng IPA

Nguyên âm ngắn /ɪ/

  • Tên gọi: m i ngắn.
  • Cách phát âm: giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
  • Ví dụ: his /hiz/, kid /kɪd/.

Nguyên âm /i:/

  • Tên gọi: m e dài.
  • Cách phát âm: m “i” kéo dài, âm thanh phát ra từ trong khoang miệng chứ không bật hơi ra.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
  • Ví dụ: sea /siː/, green /ɡriːn/.

Nguyên âm /e/

  • Tên gọi: m e ngắn.
  • Cách phát âm: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở rộng sang hai bên (rộng hơn so với âm /ɪ/), lưỡi hạ thấp hơn âm /ɪ/.
  • Ví dụ: bed /bed/, head /hed/.

Nguyên âm ngắn /ə/

  • Tên gọi: m ơ ngắn.
  • Cách phát âm: Giống âm “ơ” trong tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
  • Ví dụ: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/.

Nguyên âm ngắn /ɜ:/

  • Tên gọi: m ơ dài.
  • Cách phát âm: Đọc là âm “ơ” nhưng lưỡi cong lên, phát âm từ trong khoang miệng.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
  • Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/.

Nguyên âm ngắn /ʊ/

  • Cách phát âm: Khá giống âm “ư” trong tiếng Việt. Khi phát âm, bạn không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
  • Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn và lưỡi hạ thấp.
  • Ví dụ: good /ɡʊd/, put /pʊt/.

Nguyên âm /u:/

  • Tên gọi: m u dài.
  • Cách phát âm: m phát ra từ trong khoang miệng nhưng không bật hơi, kéo dài âm “u” ngắn.
  • Khẩu hình miệng: Môi tròn, lưỡi nâng cao lên.
  • Ví dụ: goose /ɡuːs/, school /sku:l/.

Nguyên âm /ɒ/

  • Tên gọi: m o ngắn.
  • Cách phát âm: Tương tự âm “o” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
  • Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn và lưỡi hạ thấp.
  • Ví dụ: hot /hɒt/, box /bɒks/.

Nguyên âm ngắn /ɔ:/

  • Cách phát âm: Như âm “o” tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng.
  • Khẩu hình miệng: Tròn môi, lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
  • Ví dụ: ball /bɔːl/, law /lɔː/.

Nguyên âm ngắn /ʌ/

  • Cách phát âm: Lai giữa âm “ă” và âm “ơ” trong tiếng Việt, na ná âm “ă” hơn. Khi bạn phát âm phải bật hơi ra.
  • Khẩu hình miệng: Miệng thu hẹp lại và lưỡi nâng lên cao.
  • Ví dụ: come /kʌm/, love /lʌv/.

Nguyên âm ngắn /ɑ:/

  • Cách phát âm: m “a” kéo dài, phát ra từ trong khoang miệng.
  • Khẩu hình miệng: Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp.
  • Ví dụ: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/.

Nguyên âm ngắn /æ/

  • Cách phát âm: m “a” bẹt, hơi giống âm “a” và “e”, âm thanh có cảm giác bị nén xuống.
  • Khẩu hình miệng: Miệng mở rộng và môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp.
  • Ví dụ: trap /træp/, bad /bæd/.

Những lưu ý cần nhớ khi luyện tập phát âm theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Sau đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ khi luyện phát âm theo bảng IPA

Phát âm với môi

  • Môi mở vừa phải: /ɪ/, /ʊ/, /æ/
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, /əʊ/.
  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

Đối với lưỡi

  • Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
  • Nâng cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
  • Cong đầu lưỡi chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ/, /η/, /l/
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: /ɜ:/, /r/

Phát âm đối với dây thanh quản

  • Rung (hữu thanh): các nguyên âm /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/.
Bảng phiên âm tiếng Anh 2

Luyện tập bảng phiên âm tiếng Anh bằng cách ghi nhớ quy tắc và đọc nhiều hơn

Trên đây là những điều bạn cần biết về bảng phiên âm tiếng Anh (IPA). Để phát âm đúng, bạn cần luyện tập khẩu hình nhiều và học cách ghi nhớ từ. Bên cạnh đó, bạn cần đọc và giao tiếp nhiều hơn để ghi nhớ nhé! Hiện nay, VinUni có khóa học Pathway English giúp sinh viên củng cố 4 kỹ năng trong học tập và công việc. Từ đó, sinh viên có thể tự tin hơn trong con đường sự nghiệp của mình.

Banner footer