Giải đáp: 10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học là gì?
10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học là gì? Đây là câu hỏi chung của những sinh viên có hứng thú và đang theo ngành này. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng nên biết qua 10 nguyên lý này để hiểu rõ hơn về xã hội và con người. Hãy xem qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học
Sau đây là 10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học mà bạn cần biết:
Con người phải đổi mặt với sự đánh đổi
Nguyên lý này biểu hiện rõ ở tình trạng khan hiếm nguồn lực. Vì con người chỉ có một lượng nguồn lực nhất định để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Vì thế khi muốn có một thứ, anh ta buộc từ bỏ những thứ khác mà mình có.
Ví dụ:
- Để có một giờ học môn Kinh tế học, sinh viên phải từ bỏ một giờ vui chơi.
- Bạn muốn mua thêm một cân thịt, gia đình bạn phải từ bỏ hai cân cá
- Để sản xuất thêm 2 khẩu súng, Việt Nam phải từ bỏ việc sản xuất 200 kg gạo
- Anh ta muốn đạt được sự công nhận gấp đôi, anh ta buộc phải từ bỏ ba tiếng chơi đùa
Chi phí của một thứ là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lý này nhấn mạnh việc chi phí thực sự (hay chi phí kinh tế) của một quyết định kinh tế là chi phí cơ hội. Điều đó nghĩa là sự mất đi cơ hội có được thứ khác, chứ không hẳn chỉ là số tiền mà chúng ta bỏ ra để mua nó. Nó có hàm ý rằng khi tính toán chi phí của một đường lối hành động, chúng ta phải tính toán các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối đó.
Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Điểm cận biên là một điểm lân cận, ở gần điểm con người bắt đầu thay đổi kế hoạch hành động. Và khái niệm những thay đổi cận biên được dùng để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong các kế hoạch hành động. Cách suy nghĩ như vậy giúp con người xác định chính xác chi phí phát sinh và ích lợi thu được. Nhất là khi nó xuất phát từ một quyết định kinh tế. Qua đó, họ tính được phúc lợi kinh tế tối ưu của mình (bằng cách cho chi phí cận biên bằng ích lợi cận biên)
Con người phản ứng với các kích thích
Nguyên lý này hàm ý rằng khi môi trường kinh tế thay đổi, nó phát ra các tín hiện về sự thay đổi. Khi nhận được các tín hiệu này, con người sẽ xem đó là các kích thích và đáp lại bằng cách thay đổi hành vi.
Ví dụ: Giá thịt lợn đang là 20 nghìn động. Giả sử giá thịt tăng từ 20 lên 25 nghìn thì khi ông A nhận được tín hiệu này, ông sẽ phản ứng lại bằng cách giảm lượng thịt mà ông ta dự định mua từ 1 kg xuống 0.5 kg. Một hướng khác là ông ta có thể từ bỏ hoàn toàn việc mua thịt và chuyển sang mua 2 kg cá.
Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Kinh tế học chứng minh rằng thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa. Đó là điều mà họ có thể có lợi thế để so sánh. Qua đó, họ làm tăng tổng sản lượng của các bên tham gia. Vì thế,họ có thể chi nhau phần sản lượng tăng thêm.
Thị trường thưởng là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
Đây là một ý tưởng về bàn tay vô hình do Adam Smith đưa ra. Việc chú ý tới nguyên lý này giúp chúng ta tránh được cạm bẫy trong kinh tế. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ rằng nền kinh tế hoạt động tốt nếu được tổ chức chặt chẽ, chi tiết và loại bỏ sự tham lam, ích kỷ. Song, trên thực tế, điều ngược lại mới là đúng.
Khi mọi người tự do chạy theo lợi ích riêng của mình, họ sẽ bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình. Đặc biệt là giá thị trường. Và họ phụng sự xã hội nhiều hơn trong trường hợp họ chủ trương làm điều đó.
Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nguyên lý này có nghĩa rằng mặc dù thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng sự can thiệp của Chính phủ cũng cần thiết để cải thiện sự công bằng và hiệu quả. Lý do ở đây là thị trường có thể thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Và nó không thể đảm bảo sự phân phối công bằng. Tuy nhiên, không phải lúc nào Chính phủ cũng cải thiện được sự kết thúc thị trường. Vì bản thân Chính phủ cũng có thể thất bại khi can thiệp vào thị trường
Mức sống của một nước sẽ phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó
Nguyên lý này nhấn mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa mức sống và năng suất của một quốc gia. Đó là sự khác biệt về mức sống giữa các nước có nguyên nhân thông qua sự khác nhau về năng suất lao động của họ.
Các hiện tượng như sự cạnh tranh của nước ngoài, thâm hụt ngân sách của Chính phủ v.v.. chỉ thực sự làm giảm mức sống. Nhất là khi chúng làm giảm năng suất. Vì vậy, nếu muốn nâng cao mức sống, Chính phủ phải vận dụng các chính sách tác động tới năng lực sản xuất của đất nước.
Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên lý này nhấn mạnh rằng nguyên nhân của các cuộc lạm phát kéo dài trầm trọng là sự gia tăng của khối lượng tiền tệ trong kinh tế. Vì điều này làm cho giá trị của tiền giảm và mức giá tăng
Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Nguyên lý này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát hiện quan trọng trong Kinh tế học. Đó chính là đường Phillips. Đường này phản ánh các sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghĩa là làm giảm sản lượng và gây suy thoái khi cắt giảm lạm phát và ngược lại.
Chính phủ buộc phải “đổi” một ít thất nghiệp (chấp nhận mức thất nghiệp cao hơn) để “lấy” một ít lạm phát (đạt được mức lạm phát thấp hơn). Một hướng khác là Chính phủ “đổi” một ít lạm phát (chấp nhận mức lạm phát cao hơn) để “lấy” một ít thất nghiệp (đạt được mức thất nghiệp thấp hơn).
Ngành Kinh tế học có phải câu trả lời cho những năm đại học của bạn?
Sau khi tìm hiểu về 10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về liệu ngành này có phải là câu trả lời cho 4 năm đại học của bạn không. Để xem xét Kinh tế học có phải ngành học phù hợp với bạn hay không, chúng ta hãy tham khảo các đặc điểm chung của những nhà Kinh tế học chuyên nghiệp:
Học tốt môn Toán
Toán học là một công cụ quan trọng trong ngành Kinh tế học. Các nhà Kinh tế học phải sử dụng Toán để thu thập và phân tích dữ liệu về nền kinh tế. Họ xây dựng và giải các mô hình kinh tế để dự báo về tương lai, tính toán hiệu ứng của các chính sách. Chẳng hạn như thuế, lãi suất và chi tiêu của Chính phủ.
Có kiến thức khoa học xã hội
Sự liên ngành của ngành Kinh tế học và các ngành khoa học xã hội khác là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới phức tạp và thay đổi liên tục. Vì vậy, các nhà kinh tế không chỉ giỏi Toán, mà họ cũng hiểu tâm lý học, lịch sử và xã hội học để có thể có một cái nhìn khách quan, đa chiều. Và họ phản ánh thực tế về nền kinh tế, cũng như có thể đưa ra các quyết định, giải pháp và chính sách kinh tế phù hợp với hoàn cảnh.
Có tư duy logic và đa chiều
Người có tư duy logic và đa chiều thường có những đặc điểm và kỹ năng phù hợp với ngành Kinh tế học. Vì ngành học này bao gồm các môn học phức tạp, có hệ thống phức tạp và đan xen. Người có tư duy logic mạnh mẽ sẽ có khả năng tiếp cận vấn đề một cách hệ thống, phân tích dữ liệu. Và họ đưa ra các giả thuyết logic và có cơ sở. Song song đó, sự đa chiều giúp các bạn giúp nhìn nhận các vấn đề kinh tế – xã hội từ các góc độ khác nhau. Trong đó bao gồm cả yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị.
Bạn cảm thấy thú vị và muốn khám phá cách nền kinh tế vận hành
Các nhà Kinh tế hoặc luôn muốn tìm hiểu, khám phá và học hỏi về các vấn đề, hiện tượng và lý thuyết nền kinh tế. Họ không ngừng đặt ra câu hỏi, nghiên cứu và tìm kiếm câu trả lời. Nếu bạn cũng tự hỏi “Tại sao giá cả lại thay đổi?”, “Tại sao có sự phân công lao động?”, hay “Tại sao có sự chênh lệch giàu nghèo?”. Và bạn say mê tìm câu trả lời cho những vấn đề này thì ngành Kinh tế học sẽ có thể là ngành học thú vị với bạn.
Có tư duy độc lập
Suy nghĩ độc lập giúp bạn đánh giáhiện tượng kinh tế hoặc vấn đề một cách tự do. Bạn suy nghĩ khách quan và logic mà không bị ảnh hưởng bởi các thành kiến, quan điểm, hoặc các áp lực của người khác.
Bạn giỏi giao tiếp và truyền đạt những thông tin một cách dễ hiểu
Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng cần thiết để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Người học kinh tế cần có khả năng giao tiếp để trình bày thuyết phục. Họ có thể sử dụng các ngôn ngữ, biểu đồ, số liệu và các ví dụ thành thục. Qua đó, họ giải thích các khái niệm, kết quả và khuyến nghị nền kinh tế cho các đối tượng khác nhau. Điển hình như Chính phủ, doanh nghiệp, truyền thông và công chúng.
Bạn nên theo học ngành Kinh tế học tại trường nào?
Chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni nhấn mạnh vào các kỹ năng và năng lực của sinh viên. Từ đó, sinh viên có thể tự tin làm việc tại Việt Nam và nước ngoài để tăng trưởng kinh tế bền vững. Cơ sở lý luận cho sự phát triển chương trình giảng dạy tại VinUni là đào tạo nội dung phù hợp và cấp thiết với người học và xã hội.
Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Bạn sẽ được học về kiến thức liên ngành cũng như kiến thức công nghệ số, tư duy phân tích, phản biện và sáng tạo. Ngoài ra, Sinh viên sẽ tham gia chương trình thực tập nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thông qua thực hành. Sinh viên sẽ được xây dựng mạng lưới với các doanh nghiệp và củng cố sự nghiệp của mình.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi 10 nguyên lý cơ bản của Kinh tế học. Bạn có thể tham khảo thêm những khái niệm khác để hiểu rõ về ngành hơn. Chúc bạn sớm tìm được môi trường học tập tốt để theo đuổi nhé!