CPA trong Marketing là gì? Cách tối ưu mô hình CPA?
CPA là một trong những mô hình đo lường hiệu quả chính xác và thường xuyên được áp dụng trong các chiến dịch Marketing. Vậy CPA trong Marketing là gì và cách tối ưu mô hình này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về CPA
CPA trong Marketing là gì? CPA hay Cost Per Action là một mô hình thanh toán phổ biến trong lĩnh vực Marketing online dựa trên chi phí cho mỗi hành động. Trong mô hình CPA, người quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động có tính chuyển đổi cao nào đó như: mua sắm, đăng ký, tải tài liệu,… Ngoài ra, CPA cũng bao gồm hình thức Affiliate, tức là người dùng sẽ được nhận tiền hoa hồng từ các nhà quảng cáo mỗi khi khách hàng thực hiện hành động theo đường link được chỉ định.
CPA là có vai trò quan trọng trong Marketing vì nó có thể đo lường chi phí quảng cáo trung bình và kiểm soát hiệu quả chiến dịch quảng cáo chính xác. CPA thường được sử dụng để đo lường chi phí trung bình mà một nhà quảng cáo phải chi trả để có được hành động cụ thể từ phía người dùng. Dựa vào đó, các Marketer có thể phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị sau đó tiến hành điều chỉnh chiến dịch nằm tối ưu hoá chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn.
Vai trò của CPA trong Marketing
Có thể nói CPA Marketing là một trong những mô hình tiếp thị phổ biến và đạt hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Mô hình này có vai trò và lợi ích gắn kết với nhiều thành phần bao gồm nhà quảng cáo, khách hàng và người làm Affiliate Marketing.
Đối với nhà quảng cáo (Merchant)
CPA giúp nhà quảng cáo theo dõi chi tiết các hoạt động kinh doanh và thống kê chính xác số tiền cần chi cho hoạt động quảng cáo. Hình thức tiếp thị này cũng giúp nhà quảng cáo theo dõi hiệu suất và lợi nhuận mang lại từ các hình thức quảng cáo khác nhau trên đa nền tảng, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược Marketing và các hình thức quảng cáo hợp với thị hiếu của công chúng.
Ngoài ra, CPA trong hoạt động Affiliate Marketing còn giúp nhà quảng cáo liên kết với nhiều nhà phân phối khác nhau, thực hiện các mục tiêu đề ra và thu về lợi nhuận. Nhà quảng cáo chỉ cần trả tiền hoa hồng cho nhà phân phối khi người đọc chấp nhận thực hiện hành động mà quảng cáo đưa ra như đăng ký, mua sắm,…
Đối với người làm Affiliate Marketing
Khác với CPM, mô hình CPA chỉ tạo ra hoa hồng dưới hình thức Affiliate Marketing khi người dùng thực sự phát sinh một hành động do nhà quảng cáo yêu cầu. Do vậy, người phân phối sẽ nhận được hoa hồng dựa trên số lượt truy cập vào liên kết được chỉ định và thực hiện các hành động có tính chuyển đổi cao như mua sắm, tải tài liệu, đăng ký…
Khi làm Affiliate Marketing, nhà phân phối phải biết cách thuyết phục và khuyến khích người dùng truy cập vào liên kết, thực hiện các bước theo yêu cầu. Nếu không làm đủ các bước này, nhà phân phối sẽ không nhận được tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo. Do vậy, chính nhà phân phối cũng cần xây dựng lòng tin và uy tín đối với khách hàng.
Đối với khách hàng
Hoạt động quảng cáo của CPA sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và hữu ích của sản phẩm, dịch vụ và khuyến khích người dùng hành động. Điều này sẽ mang lại nhiều lựa chọn, cũng như sự so sánh về giá cả và chất lượng, từ đó, người tiêu dùng có thể chọn ra sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của mình.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể nhận được các chương trình khuyến mãi, quà tặng hoặc giảm giá thông qua các chiến dịch CPA Marketing. Từ đó, người tiêu dùng có thể mua sắm tiết kiệm và tiện lợi hơn, đảm bảo cho lợi ích của chính mình.
Cách tính CPA và cách tối ưu hoá
CPA bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất lượng quảng cáo, sự kiện, trang đích, người phân phối. Do đó, cách tính CPA và cách tối ưu hoá mô hình này cũng cần thay đổi và điều chỉnh dựa trên quy mô và đối tượng mục tiêu của từng chiến dịch.
Cách tính CPA
CPA thường được được tính bằng cách lấy tổng chi phí quảng cáo trên số lần hoàn thành hành động. Tùy thuộc vào mục tiêu và hành động cụ thể mà nhà quảng cáo có thể điều chỉnh công thức tính phí CPA cho các hành động khác như đăng ký, tải tài liệu hoặc mua sắm,….
Công thức tính CPA cơ bản:
CPA = Tổng chi phí quảng cáo / Số lần hoàn thành hành động
Ví dụ: Doanh nghiệp chi 1.000.000 đồng cho một chiến dịch CPA Marketing và có 100 người thực hiện hành động đăng ký sau khi nhấp vào quảng cáo. CPA của chiến dịch này sẽ là: 1.000.000 đồng / 100 người = 10.000 đồng/người. Điều này có nghĩa là bạn phải trả 10.000 đồng cho mỗi khách hàng mới.
Cách tối ưu CPA
Để tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, trước tiên doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp. Doanh nghiệp cần dựa trên đó để nghiên cứu nhu cầu, sở thích và xu hướng tìm kiếm của họ, từ đó có thể xây dựng trọng tâm tiếp thị tới những đối tượng này.
Tối ưu hóa trang đích cũng là một trong những hành động quan trọng nhằm tạo ra trải nghiệm liên tục và tăng khả năng chuyển đổi hành động từ khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần điều chỉnh tốc độ tải, giao diện, màu sắc, hình ảnh,… nhằm tạo ra trải nghiệm thị giác phù hợp, kích thích lượt truy cập từ người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cũng nên tối ưu hoá nội dung quảng cáo, sử dụng các từ khóa xu hướng và sử dụng đa dạng các định dạng quảng cáo khác nhau sẽ tạo ra sự đa dạng trong tiếp thị, giúp doanh nghiệp tiếp cận đa dạng khách hàng hơn và nâng cao doanh số bán hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các công cụ Digital Marketing để tối ưu chiến dịch CPA.
Học Marketing tại trường Đại học VinUni
Ngành Marketing tại VinUni thuộc quản lý của Viện Kinh doanh và Quản trị với chương trình học được thiết kế bởi hai trường đại học hàng đầu về Marketing là đại học Pennsylvania và đại học Cornell. Do đó, bạn sẽ được tiếp xúc và học tập những xu hướng Marketing thịnh hành trên thế giới, từ đó mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết của mình.
Ngoài ra, khi học Marketing tại trường Đại học VinUni, bạn sẽ có cơ hội thực tập từ năm nhất tại các đối tác uy tín của VinUni như: McKinsey, Vinpearl, Techcombank,VNPT, FPT, Viettel, Vietnam Airlines… Từ đó nâng cao trải nghiệm và kinh nghiệm của mình bên cạnh kiến thức lý thuyết và sẵn sàng phục vụ cho công việc sau này của mình.
Hiện nay, trường Đại học VinUni đang có 3 kỳ tuyển sinh: Kỳ tuyển sinh sớm (15/10/2024 – 15/01/2025), Kỳ tuyển sinh thường (15/02 – 15/05/2025) hoặc Kỳ tuyển sinh cuốn chiếu (15/06 – 15/08/2025). Nếu muốn xét tuyển vào trường, bạn hãy truy cập vào liên kết Tuyển sinh nhằm hiểu rõ các tiêu chí và hoàn thành mẫu đơn xét tuyển. Việc xét tuyển sớm sẽ giúp bạn giảm sự cạnh tranh trong kỳ xét tuyển chính thức và giảm bớt gánh nặng ôn thi Trung học phổ thông.
Bài viết trên đã lý giải CPA trong Marketing là gì và những cách để tối ưu hoá mô hình tiếp thị này. Để có được chiến dịch CPA Marketing hiệu quả, bạn cần nghiên cứu thị trường kỹ càng, bên cạnh đó hãy kết hợp hiệu quả các yếu tố SEO, SEM và các công cụ hỗ trợ nhằm tối ưu hoá nội dung quảng cáo. Từ đó tiếp cận đa dạng khách hàng và nâng cao doanh số, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.