Cận biên trong kinh tế học là gì? Khái niệm liên quan đến cận biên
Cận biên trong kinh tế học là gì là một trong những câu hỏi được nhiều bạn tìm kiếm khi bắt đầu theo học ngành Kinh tế. Đây là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết kinh tế mà những nhà Kinh tế học hay quản lý áp dụng để đưa ra quyết định. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về học thuyết cận biên cũng như những khái niệm cơ bản có liên quan đến học thuyết cận biên.
Cận biên trong kinh tế học là gì?
Cận biên trong kinh tế học là gì? Học thuyết cận biên – Marginalism dùng để nghiên cứu về lý thuyết và mối quan hệ cận biên trong kinh tế học. Nó liên quan đến việc phân tích các tác động của sự thay đổi nhỏ nhất trong các yếu tố sản xuất hoặc tiêu dùng. Điểm chính của học thuyết cận biên là mức sử dụng thêm thu được bao nhiêu sau sự gia tăng số lượng hàng hóa được tạo ra hoặc bán ra,… các biện pháp này cũng liên quan đến sự chọn lựa và nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào.
Học thuyết cận biên được nhà Kinh tế học người Anh Alfred Marshall phổ biến trong một ấn phẩm vào năm 1890. Ban đầu, những ý tưởng về học thuyết cận biên trong lĩnh vực kinh tế không được nhiều sự chú ý. Phần lớn những điều học thuyết đề xuất đều bị đánh giá là khó có thể đo lường chính xác, chẳng hạn như lợi ích cận biên của một người tiêu dùng. Ngoài ra, học thuyết cận biên thường dựa vào giả định thị trường hoàn hảo chứ không tồn tại trên thực tế.
Phương pháp tiếp cận học thuyết cận biên hiện đại bao gồm các tác động của tâm lý học hoặc lĩnh vực kinh tế học hành vi. Việc kết hợp các quy tắc kinh tế cổ điển và học thuyết cận biên trong kinh tế học hành vi là một trong những lĩnh vực thú vị mới nổi của kinh tế học đương đại.
Học thuyết cận biên còn có những khái niệm cơ bản liên quan như: Chi phí cận biên, doanh thu cận biên, lợi nhuận cận biên, sản phẩm cận biên, tiêu dùng cận biên. Các khái niệm này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc sản xuất, tiêu dùng và định giá trong kinh tế, từ đó tối ưu hiệu quả và lợi nhuận.
Chi phí cận biên – Marginal Cost
Chi phí cận biên hay chi phí biên (MC) là phần chi phí doanh nghiệp phải trả thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Chi phí biên giúp doanh nghiệp xác định biến động của việc sản xuất thêm sản phẩm/dịch vụ lên tổng chi phí doanh nghiệp.
Ví dụ: Một công ty sản xuất 100 chiếc túi với chi phí là 100 triệu đồng. Khi nhận thấy nhu cầu thị trường tăng lên, công ty quyết định sản xuất thêm 100 chiếc túi nữa và tổng chi phí tăng thêm 90 triệu đồng. Lúc này, chi phí biên cho mỗi chiếc túi sản thêm được tính bằng cách: Chi phí tăng thêm (90 triệu) chia cho số lượng sản xuất thêm (100 túi xách).
=> Mỗi chiếc túi sản xuất thêm sẽ có chi phí biên là 90 triệu/100 túi xách = 900.000 đồng/túi xách.
Lưu ý, chi phí biên khác với chi phí bình quân. Chi phí bình quân là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm, con số này dùng để đánh giá tác động đến chi phí đơn vị sản phẩm do có thay đổi về số lượng.
Chi phí bình quân được tính như sau: Chi phí tổng chia cho số lượng sản phẩm sản xuất. Dựa vào ví dụ bên trên, chi phí bình quân là: 190 triệu/200 sản phẩm = 950.000 đồng.
Tại sao chi phí biên lại quan trọng
Phân tích chi phí cận biên là việc làm cần thiết vì nó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mức sản xuất, nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chi phí biên thấp hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng vì điều đó sẽ làm tăng thêm tổng lợi nhuận.
Doanh nghiệp cần làm gì để giảm chi phí biên?
Để cắt giảm chi phí biên, các doanh nghiệp có thể:
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: sử dụng công cụ hiện đại, tiên tiến, tăng cường tự động hóa, tránh lãng phí, tối ưu chuỗi cung ứng.
- Tìm kiếm các nguồn cung giá rẻ hơn; giảm thiểu chi phí không cần thiết.
- Nâng cao năng suất lao động bằng cách: cải thiện quy trình làm việc, cung cấp thiết bị làm việc tốt hơn, đào tạo và phát triển nhân lực.
- Sử dụng các công nghệ hiện đại: hệ thống tự động hóa, hệ thống quản lý kho bãi, hệ thống quản lý sản xuất.
Doanh thu cận biên – Marginal Revenue
Doanh thu cận biên hay doanh thu biên (MR) là khái niệm kinh tế được dùng trong kinh doanh để tối ưu hóa lợi nhuận. Doanh thu biên là phần doanh thu từ việc sản xuất và bán ra thêm 1 đơn vị hàng hóa/dịch vụ.
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và chi phí cận biên
Doanh thu biên và chi phí biên là 2 yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định kinh tế và tối ưu hóa lợi nhuận. Hiểu đơn giản theo định nghĩa, doanh thu biên là phần tiền tăng thêm khi bán thêm được 1 đơn vị sản phẩm – chi phí biên là phần tiền tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
Trái ngược với chi phí biên, doanh thu biên của sản phẩm tạo thêm nếu bằng hoặc thấp hơn chi phí biên, doanh nghiệp cần phải tính đến các phương án tạm dừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng để tránh tình trạng thua lỗ.
Trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có thể chịu MR < MC để giảm lỗ cố định, nhưng về lâu dài, chúng ta phải điều chỉnh để đảm bảo MR > MC hoặc MR = MC thì mới có thể duy trì và phát triển.
Mối quan hệ giữa MR và MC là nguyên tắc cơ bản trong kinh tế học vi mô và quản lý doanh nghiệp, nó giúp định hướng sản xuất và giá cả để tối ưu hóa lợi nhuận.
Ý nghĩa của doanh thu cận biên
Bên cạnh việc cho phép các doanh nghiệp đánh giá được lợi nhuận thu được sau khi bán thêm 1 đơn vị sản phẩm/dịch vụ, doanh thu cận biên còn mang lại những ý nghĩa như:
- Giúp điều chỉnh giá cả: các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về giá sản phẩm/dịch vụ. Nếu doanh thu biên cao, họ có thể tăng giá để tối ưu lợi nhuận. Nếu doanh thu biên thấp, doanh nghiệp có thể cân nhắc tổ chức các ưu đãi để kích thích nhu cầu mua hàng.
- Đánh giá sức hấp dẫn sản phẩm/dịch vụ: Nhìn vào doanh thu biên chúng ta sẽ biết được lợi thế của sản phẩm mang ra sao. Những sản phẩm có doanh thu biên cao sẽ có khả năng sinh lợi cao, nhờ đó hỗ trợ quyết định vấn đề đầu tư, phát triển.
- Quản lý chi phí hiệu quả: Doanh thu biên sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát chi phí sản xuất, vận hành hiệu quả. Khi muốn tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất lượng hàng hóa miễn sao mỗi đơn vị thêm vào sẽ làm tăng doanh thu nhiều hơn so với chi phí cận biên.
- Định hướng chiến lược: Nếu các doanh nghiệp muốn đầu tư vào một dự án nào đó, họ có thể nhìn vào doanh thu cận biên. Những có số từ doanh thu biên sẽ phản ánh chi tiết giúp đánh giá dự án có tiềm năng hay không, có nên tiếp tục đầu tư, phát triển vào dự án đó hay không.
Lợi nhuận cận biên – Marginal Profit
Lợi nhuận cận biên hay biên lợi nhuận là chỉ số tài chính có đơn vị là %, phản ánh chêch lệch giữa doanh thu và lợi nhuận. Hiểu một cách đơn giản, đó là con số phần trăm doanh nghiệp cho biết đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi đơn vị doanh thu. Ví dụ, cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm sẽ tăng thêm bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của doanh nghiệp. Trong đó, một bên là lợi nhuận, một bên là giá trị sản xuất, doanh thu. Số liệu này càng cao, khẳng định đây là ngành hàng “béo bở” và chứng tỏ hiệu quả doanh nghiệp đang ngày càng lớn mạnh.
Biên lợi nhuận bao gồm 3 loại: Lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động. Mỗi chỉ số thể hiện ý nghĩa khác nhau trong hoạt động nhưng đều bổ trợ nhau trong thước đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Ý nghĩa biên lợi nhuận
Thông thường, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhìn vào doanh thu, lợi nhuận ròng, chi phí kinh doanh. Thế nhưng, những con số đó chưa thực sự phản ánh đầy đủ tình hình tài chính doanh nghiệp. Để thấy toàn bộ và chính xác năng lực cũng như hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải nhìn vào lợi nhuận cận biên.
Lợi nhuận cận biên thể hiện “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp, phân tích biên lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư xác định được khả năng sinh lời của công ty.
Nếu tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn định và có khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu số liệu này thấp, chúng ta cần xem lại cách định giá sản phẩm.
Vì sao cần phân tích lợi nhuận cận biên
Phân tích lợi nhuận cận biên giúp chúng ta: So sánh hiệu quả các dòng sản phẩm/dịch vụ nào đang hoạt động để chúng ta cân nhắc nên mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư.
Sản phẩm cận biên – Marginal Product
Sản phẩm cận biên hay sản phẩm hiện vật cận biên ý chỉ việc đo lường gia tăng trong sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất khi thêm một đơn vị đầu vào.
Để hiểu một cách đơn giản, chúng ta có thể hình dung nếu có trong tay một nhà máy sản xuất, ta thêm một nhân công vào dây chuyền sản xuất, sản phẩm cận biên chính là số lượng sản phẩm thêm vào mà bạn sản xuất được nhờ người nhân công mới đó.
Có 2 loại sản phẩm cận biên, đó là:
- Sản phẩm cận biên của lao động: là sự gia tăng sản lượng khi thêm một đơn vị lao động trong khi giữ nguyên các yếu tố khác.
- Sản phẩm cận biên của vốn: là sự gia tăng sản phẩm khi thêm một tài sản vốn (máy móc, thiết bị) và giữ nguyên những yếu tố khác.
Sản phẩm cận biên có thể thay đổi tùy theo mức sử dụng trong sản xuất. Theo quy luật sản phẩm cận biên giảm dần, sản phẩm cận biên thuộc yếu tố đầu vào thường giảm khi số lượng số lượng yếu tố đó tăng lên.
Lợi ích cận biên – Marginal Utility
Lợi ích cận biên là mức độ hài lòng hoặc lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng nhận được khi họ tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa/ dịch vụ. Điều này cũng thể hiện mức độ sẵn sàng mua của người tiêu dùng đối với một đơn vị thêm vào một hàng hóa/dịch vụ.
Thông thường, lợi ích cận biên sẽ được đo bằng đơn vị tiền tệ. Nếu lợi ích cận biên là số dương chứng tỏ việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa làm tăng sự hài lòng của người tiêu dùng và ngược lại.
Bên cạnh đó, lợi ích cận biên giúp chúng ta nắm được hành vi và quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
- Xác định giá cả, hàng hóa, dịch vụ
- Giúp người tiêu dùng quyết định cách họ phân bổ tài chính cho các mặt hàng/dịch vụ.
- Hiểu được hành vi mua sắm của người tiêu dùng
- Doanh nghiệp có thể dựa vào lợi ích cận biên để quản lý tài nguyên, tài chính.
- Hỗ trợ thiết kế sản phẩm và dịch vụ khi người tiêu dùng cảm thấy phù hợp, hữu ích và sẵn sàng chi trả thêm tiền để có được sản phẩm.
Hiện nay, trường Đại học VinUni có chương trình Cử nhân Kinh tế thuộc Khoa học và Giáo dục Khai phóng. Chương trình học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, kiến thức liên ngành cũng như công nghệ số, tư duy phản biện, đạo đức nghề nghiệp,…
Đặc biệt, chương trình đào tạo tại VinUni được xác thực chất lượng bởi Đại học Cornell và được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia học thuật quốc tế hàng đầu. Các bạn sinh viên sẽ được học toàn bộ bằng tiếng Anh và sẽ có những cơ hội học tập trao đổi toàn cầu không phát sinh học phí vô cùng hấp dẫn.
Trên đây là những thông tin khái quát giúp bạn có thêm thông tin về cận biên trong Kinh tế học là gì, học thuyết cận biên trong Kinh tế học vẫn còn rất nhiều nhánh liên quan mà trong phạm vi bài viết này không thể trình bày hết được. Thế nên nếu bạn cảm thấy hứng thú với những kiến thức kinh tế có thể tham khảo lĩnh vực Kinh tế học tại VinUni nhé.