Cách phân biệt false not given giúp bạn lấy trọn điểm

31/07/2023

Trong phần thi IELTS, dạng bài phân biệt false not given được xếp trong “hàng ngũ” gây không ít khó khăn cho các thí sinh, kể cả những người đã có nhiều kinh nghiệm ôn luyện IELTS. Vậy làm thế nào để có thể chinh phục được dạng bài này? Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại cách phân biệt false notgiven cũng như cách khắc phục nhé!

cach-phan-biet-false-not-given-giup-ban-lay-tron-diem-hinh-anh-1

Phân biệt false not given chính xác giúp cải thiện band điểm IELTS

Định nghĩa false not given và cách phân biệt

Dạng bài True/False/Not given là bài yêu cầu các thí sinh xác định nội dung trong câu nhận định có đồng nhất với thông tin trong bài đọc không hoặc có được tìm thấy không. Tuy đã rất quen mặt nhưng True/False/Not given lại luôn biết cách đánh đố thí sinh, nhất là việc phân biệt false not given. Để tránh mất điểm, chúng ta cần xem lại định nghĩa.

  • False: chọn false khi câu nhận định đưa ra sai hoặc trái ngược với thông tin trong bài đọc.
  • Not given: chọn not given khi thông tin câu nhận định không được nhắc tới trong bài đọc.

Để phân biệt false not given khác nhau như thế nào, bạn hãy đọc cẩn thận câu hỏi và bài đọc. Nếu thông tin trong bài đọc xác nhận câu nhận định là sai, bạn chọn false – Nếu thông tin bài đọc không xuất hiện nội dung trong câu nhận định, bạn chọn not given.

Các bước làm bài và mẹo phân biệt false not given

Với dạng bài hóc búa như phân biệt false not given này, các thí sinh có thể tham khảo chiến lược sau:

  • Đọc kỹ và phân tích cấu trúc câu nhận định
  • Xác định thông tin cần đọc trong đoạn văn
  • Đọc cấu trúc câu trong đoạn văn để hiểu sâu nội dung
  • So sánh nội dung câu nhận định với nội dung đoạn văn để đưa ra đáp án

Ôn luyện từ vựng, từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Một cách để tăng khả năng lấy  điểm trong dạng bài phân biệt false not given chính là mở rộng vốn từ vựng, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Bạn có thể lập danh sách những từ có liên quan với nhau và học thuộc.

Mặt khác, từ vựng ở đây chỉ là thứ hỗ trợ bạn có cái nhìn ngữ cảnh tốt hơn chứ không mang tính quyết định trong dạng bài tập này. Cụ thể bạn có thể xem tiếp mẹo bên dưới.

Từ khóa chưa phải là quan trọng nhất

Ở dạng bài phân biệt false not given bạn nên ưu tiên đọc hiểu toàn bộ đoạn văn thay vì chỉ chăm chăm tìm từ khóa. Đôi khi từ khóa xuất hiện trong bài khiến ta thêm hiểu lầm, nhìn thấy từ khóa trong nội dung đoạn văn và câu nhận định không có nghĩa là chúng có sự tương đồng.

Từ khóa xuất hiện để giúp người thi tìm được vị trí có dẫn chứng, hãy phân tích ý nghĩa ngay khi tìm được vị trí đoạn văn. Mấu chốt là bạn phải hiểu được nghĩa tổng quát chứ không phải là tập trung vào từ khóa.

Phân biệt rõ false và not given

Điều quan trọng phải nhấn mạnh nhiều lần, khi cảm thấy hoang mang, hãy nhớ lại định nghĩa của false và not given. Nếu bạn không tìm thấy thông tin nhận định ở đoạn văn thì đó sẽ là not given vì nếu nó sai thì sẽ là false.

Thứ tự thông tin câu hỏi

Ở dạng bài True/False/Not given, lời giải cho câu hỏi sẽ xuất hiện trong bài đọc theo thứ tự từ trên xuống. Bạn có thể áp dụng “tuyệt chiêu” này để tìm đáp án cho 3 câu liên tiếp. Nếu câu 1 và câu 3 đã có lời giải nhưng câu 2 thì chưa, vậy thì rất có thể nó nằm giữa đáp án hai câu trên. Nếu vẫn không có thì chính là not given.

Chỉ nên tập trung vào nội dung bài đọc

Bài thi được thiết kế nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu chứ không phải kiến thức của bạn về nội dung bài đọc. Chính vì thế, bạn chỉ nên chú ý vào văn bản đó, tập trung dịch và hiểu đại ý. Toàn bộ đáp án sẽ chỉ nằm trong bài đọc chứ không đâu khác.

Trong trường hợp bạn đọc một câu hỏi và thấy điều đó đúng dựa trên kiến thức bản thân, nhưng trong bài không đề cập tới, thì đáp án chính là not given.

Ngoài ra, còn hai “chiếc” mẹo nhỏ khác vẫn được các thí áp dụng:

– Sẽ luôn có một đáp án not given xuất hiện. Nếu bạn rà soát mãi vẫn không tìm ra được thông tin thì hãy mạnh dạn chọn not given để tránh mất nhiều thời gian.

– Trường hợp bạn đang phân vân giữa false và no given, hãy giả định câu hỏi đó là false và sửa lại lỗi sai đó khớp với thông tin bài. Nếu sửa được, đó là false – nếu không sửa được, đó là not given.

Ví dụ chi tiết

Để rõ ràng hơn, bài viết này sẽ lấy ví dụ từ chính Cambridge IELTS 17 – Test 2 – Reading Passage 1 để các bạn thấy được độ khó của dạng bài True/False/Not given trong IELTS.

Ví dụ chi tiết

Để rõ ràng hơn, bài viết này sẽ lấy ví dụ từ chính Cambridge IELTS 17 – Test 2 – Reading Passage 1 để các bạn thấy được độ khó của dạng bài True/False/Not given trong IELTS.

Ví dụ 1:

cach-phan-biet-false-not-given-giup-ban-lay-tron-diem-hinh-anh-2

Bài Reading IELTS trong Cambridge IELTS 17

 

Thông tin trong bài Câu nhận định Đáp án
The teenagers took the seven scrolls to a nearby town where they were sold for a small sum to a local antiquities dealer.

 

The Bedouin teenagers who found the scrolls were disappointed by how little money they received for them. Trong bài viết có đề cập những thiếu niên đã thu được khoản tiền từ việc bán những cuộn giấy, tuy nhiên không đề cập đến thái độ của họ ra sao.

=> Đáp án: Not given

The origin of the Dead Sea Scrolls, which were written around 2,000 years ago between 150 BCE and 70 CE, is still the subject of scholarly debate even today. There is agreement among academics about the origin of the Dead Sea Scrolls. Thông tin “agreement” trong câu nhận định khác với “the subject of scholarly debate”. Trong bài viết nói nguồn gốc cuộn giấy vẫn là chủ đề gây tranh cãi.

=> Đáp án: False.

Ví dụ 2:

cach-phan-biet-false-not-given-giup-ban-lay-tron-diem-hinh-anh-3

Bài Reading IELTS trong Cambridge IELTS 17

 

Thông tin trong bài Câu nhận định Đáp án
In 1948, a Syrian Orthodox archbishop known as Mar Samuel acquired four of the original seven scrolls from a Jerusalem shoemaker and part-time antiquity dealer, paying less than $100 for them. He then travelled to the United States and unsuccessfully offered them to a number of universities, including Yale. In the early 1950s, a number of educational establishments in the US were keen to buy scrolls from Mar Samuel. “were keen to buy” trong câu nhận định sai hoàn toàn so với “unsuccessfully offered” trong nội dung bài.

=> Đáp án: False.

In 2017, researchers from the University of Haifa restored and deciphered one of the last untranslated scrolls.

[…]

Only one more known scroll remains untranslated.

Academics at the University of Haifa are currently researching how to decipher the final scroll.

 

Nếu đọc kỹ sẽ thấy được đoạn văn có nói đến các học giả trường ĐH Haifa và cuộn giấy. Thế những, không có câu nào nhắc đến việc họ đang giải mã cuộn giấy cuối cùng.

=> Đáp án: Not given.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể phân biệt false not given một cách chính xác và đưa ra những chiến thuật làm bài phù hợp. Dạng bài phân biệt này trong IELTS Reading được đánh giá độ khó ngày càng tăng, thế nên bạn hãy ôn luyện thật kĩ để đạt kết quả tốt nhé.

Hiện nay, Trường Đại học VinUni đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và sinh viên về yêu cầu xét tuyển. Để trở thành sinh viên chính thức của VinUni, bên cạnh các thành tích học tập, các ứng viên phải chứng mình được trình độ tiếng Anh của mình. Chi tiết về điểm số để được tuyển thẳng vào VinUni như sau:

  • IELTS: Tối thiểu 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0
  • TOEFL iBT: Tối thiểu 79 với ít nhất 20 điểm viết, 18 điểm nói, 15 điểm đọc và 15 điểm nghe.
  • Bài kiểm tra tiếng Anh Pearson (Học thuật) – Tổng điểm tối thiểu là 58 và không có kỹ năng giao tiếp nào dưới 50.
  • Chứng chỉ tiếng Anh nâng cao của Cambridge (CAE) – Tối thiểu 176 không có kỹ năng nào dưới 169 trong bất kỳ phần nào.

Đối với những bạn chưa đạt điểm theo yêu cầu, VinUni sẽ đề xuất cho bạn tham gia khóa học Pathway English. Đây là khóa học dự bị tiếng Anh nhằm giúp các sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh, cải thiện 4 kỹ năng quan trọng nghe – nói – đọc – viết. Sau khi học xong, bạn sẽ có tình độ tiếng Anh tương đương CEFR B2+ và đáp ứng tốt điều kiện tiếng Anh đầu vào của VinUni.