Cách dùng Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense) đúng
Thì quá khứ tiếp diễn là một cấu trúc ngữ pháp tuy không khó nhưng lại rất dễ gây nhầm lẫn với Thì quá khứ đơn. Vì thế nếu bạn học chủ quan, không chăm chút kỹ kiến thức sẽ dẫn đến việc không sử dụng đúng khi giao tiếp Tiếng Anh. Hãy theo dõi bài viết này để nắm vững phương pháp sử dụng cấu trúc này nhé!
Định nghĩa về Thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense) giúp diễn tả những hành động hoặc sự việc kéo dài tại một thời điểm trong quá khứ và không còn thực hiện ở hiện tại.
Ví dụ:
- I was talking with mom at 8 am yesterday. (Tôi đã nói chuyện với mẹ của mình vào 8 giờ sáng hôm qua)
- Was Lan working in this company in 1999? (Có phải Lan đã làm việc ở công ty này vào năm 1999 không?)
Công thức và dấu hiệu nhận diện Thì quá khứ tiếp diễn
Vậy đâu là những dấu hiệu và công thức nhận biết Thì quá khứ tiếp diễn? Hãy cùng tham khảo qua những thông tin bên dưới nhé!
Công thức Thì quá khứ tiếp diễn
Công thức Thì quá khứ tiếp diễn có sẽ 4 dạng chính như sau:
Khẳng định | S + was/were + V-ing | She was playing with her kids while he was cooking last night.
They were wearing uniforms at the last school meeting. |
Phủ định | S + was/were + not + V-ing | Tom wasn’t playing game this morning.
Yen wasn’t listening attentively while the teacher was teaching in English class. |
Nghi vấn | Was/Were + (not) + S + V-ing? | Was your mom driving us in a SUV?
Were they focusing on his performance? |
WH-question | WH-question + was/were + (not) + S + V-ing? | What was Minh talking about last time?
How was it happening at that moment? |
Dấu hiệu nhận biết Thì quá khứ tiếp diễn
Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết Thì quá khứ tiếp diễn:
- Giới từ hoặc các cụm giới từ chỉ về thời gian ở trong quá khứ như in 1998, last night, in the past, at that time,…
- Sự xuất hiện của động từ quá khứ là “Was”, “Were” và kèm theo “V-ing” phía sau.
Cách dùng Thì quá khứ tiếp diễn
Sau đây là một số ví dụ Thì quá khứ tiếp diễn giúp bạn hiểu rõ về cách dùng cấu trúc này trong tiếng Anh:
- Diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ tại một thời điểm nào đó nhưng kéo dài và kết thúc tại một thời điểm quá khứ khác. (Nobody was being home last night)
- Diễn tả chuỗi hành động xảy ra cùng lúc trong quá khứ. (Minh’s family was cooking and playing last night)
- Diễn tả một hành động đang diễn ra và bị xen ngang bởi một hành động khác trong quá khứ. (My mom didn’t know that Tim was pkaying games at home all morning)
- Miêu tả một sự kiện, hành động nền hoặc mệnh đề phụ (ít quan trọng hơn) cho hành động chính xảy ra trong quá khứ.
- Diễn tả một lời than phiền về những thói quen hoặc hoạt động lặp lại trong quá khứ làm người khác khó chịu. (Jimmy was always complaining about his life)
- Miêu tả bối cảnh hoặc lý do cho một sự kiện nào đó trong quá khứ.
Các câu hỏi thường gặp về thì quá khứ tiếp diễn
Ngoài những điểm ngữ pháp cơ bản, nhiều người cũng thắc mắc về các vấn đề có liên quan đến Thì quá khứ tiếp diễn như:
Trường hợp nào thì không thể sử dụng Thì quá khứ tiếp diễn?
Có một trường hợp đặc biệt trong Tiếng Anh mà bạn không thể sử dụng dạng tiếp diễn tại mọi thời điểm là động từ trạng thái (stative verbs).
VD: prefer (thích hơn), understand (hiểu), seem (dường như), love (yêu), need (cần), know (biết), believe (tin tưởng),…
Các động từ này vốn mang nghĩa cảm giác, suy nghĩ hoặc ở một trạng thái đang diễn ra liên tục nên nếu bạn chia chúng ở dạng tiếp diễn nữa thì thật kỳ quặc.
Song, không ít lần bạn sẽ gặp phải các động từ trạng thái được sử dụng như động từ thường như tasting (nếm), hearing (nghe), watching (xem),… được xem là trường hợp ngoại lệ.
Thì quá khứ tiếp diễn khác biệt chỗ nào so với Thì quá khứ đơn?
Vì đều là những cấu trúc miêu tả hành động xảy ra và kết thúc trong quá khứ nên nhiều bạn có nền tảng Tiếng Anh không vững sẽ không phân biệt được khi nào thì nên dùng Thì quá khứ tiếp diễn hay Thì quá khứ đơn. Đơn giản là vì:
Trường hợp 1: Có một số trường hợp có thể sử dụng cả hai và có nghĩa không đổi (Thì quá khứ tiếp diễn nhấn mạnh hành động đã xảy ra trong quá khứ).
Ví dụ:
- My dog was playing all day.
- My hamster played all day.
Trường hợp 2: Thì quá khứ tiếp diễn đã diễn ra và đang tiếp tục trước một hành động khác trong quá khứ.
Ví dụ:
- When the whistle blew, I was running. (Khi tiếng còi vang lên, tôi đã chạy rồi)
- When the whistle blew, I ran. (Khi tiếng còi vang lên, tôi đã chạy đi)
Trường hợp 3: Khi nhắc đến một thời điểm được xác định, Thì quá khứ tiếp diễn sẽ miêu tả hành động đã và vẫn đang tiếp diễn tại thời điểm đó.
Ví dụ:
- At night I was eating pizza. (Buổi chiều, khi tôi đang ăn bữa trưa)
- At night I ate pizza. (Vào buổi chiều, tôi đã ăn bữa trưa xong rồi)
Đây sẽ là các kiến thức có phần hơi khó nhằn và nâng cao nếu bạn học chưa có nền tảng Tiếng Anh vững. Vì thế, điều quan trọng hàng đầu là vẫn nên nắm bắt căn bản, sau đó bạn mới nâng trình bằng các ngữ pháp có tính thách thức cao hơn.
Thì quá khứ tiếp diễn khác gì so với Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn?
Một trường hợp dễ nhầm lẫn khác mà bạn cần quan tâm đó là Quá khứ hoàn thành tiếp diễn và Quá khứ tiếp diễn. Chúng đều những cấu trúc dùng để mô tả hành động xảy ra liên tục trong quá khứ và bị một hành động khác xen vào nhưng:
- Quá khứ tiếp diễn: Hành động vẫn diễn ra khi bị hành động khác xen vào.
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn: Hành động đã không còn diễn ra khi có một hành động khác xen vào.
Sau đây là một số bài tập Thì quá khứ tiếp diễn để bạn có thể luyện tập:
- Yesterday evening Jim …. (have) a bath when the phone … (ring). He got out of the bath and … (answer) the phone.
- I … (see) Lan in the park. She ,,. (sit) on the grass and … (read) a book.
- While I …. (walk) in the garden, I … (hurt) my legs.
- Jack … (burn) his hand when he …. (cook) the dinner.
- George … (fall) off the ladder while he …. (paint) the ceiling.
Đáp án
- was having – rang – answered
- saw – was sitting – reading
- was walking – hurt
- burnt – was cooking
- fell – was painting
VinUni yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào ra sao?
VinUni là trường Đại học đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp cùng giáo trình theo chuẩn quốc tế, đáp ứng sinh viên có thể vững kỹ năng của mình cho con đường sự nghiêp.
Để xét tuyển đầu vào tại VinUni, sinh viên cần có điểm IELTS tối thiểu 6.5 (hoặc các chứng chỉ tương đương). Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa đạt đủ điểm thì đừng lo lắng, vì trường học có sẵn chương trình Pathway English để bạn có thể đăng ký theo học.
Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết Tiếng Anh cơ bản cũng như nâng cao về các ngữ pháp quy định, cách phát âm và từ vựng học thuật. Sinh viên sẽ được cung cấp tài liệu đã được phân loại và xác thực, tương tác với giảng viên và hỗ trợ bên ngoài lớp học, giúp sinh viên đạt kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Tất cả sinh viên tại VinUni, bất kể trình độ tiếng Anh như thế nào, cũng sẽ được học một khóa kỹ năng viết và kỹ năng học tập bắt buộc trong năm đầu tiên. Ngoài ra còn có một loạt các khóa học giao tiếp tự chọn dành cho những sinh viên quan tâm để giúp cải thiện nhiều kỹ năng khác.
Trên đây là những thông tin về cấu trúc Thì quá khứ tiếp diễn. Để nắm rõ cách sử dụng, bạn cần học thuộc công thức, dấu hiệu nhận biết và làm bài tập nhiều để nhớ dễ hơn.