5+ Ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh

14/10/2024

Trong tình hình kinh doanh hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị to lớn của việc khai thác và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác. Chính vì vậy, ngành Khoa học Dữ liệu đã trở thành một lĩnh vực vô cùng quan trọng và được nhiều người quan tâm. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết chương trình học, cơ hội việc làm cùng một số ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh nhé!

khoa-hoc-du-lieu-trong-kinh-doanh-1

5+ Ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh

Ngành Khoa học Dữ liệu là gì?

Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh là một lĩnh vực liên ngành kết hợp giữa toán học, thống kê, Khoa học Máy tính và các lĩnh vực chuyên môn khác để thu thập, phân tích, xử lý, và diễn giải dữ liệu nhằm tìm ra thông tin có giá trị, đưa ra dự đoán và hỗ trợ ra quyết định. Trong kỷ nguyên số, dữ liệu được tạo ra với một lượng khổng lồ, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều sở hữu một lượng lớn dữ liệu. Chính vì thế Khoa học Dữ liệu trở thành một trong những chuyên ngành trọng điểm của nhiều trường Đại học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Khoa học Dữ liệu có vai trò không thể thiếu trong việc khai thác giá trị từ dữ liệu, giúp tổ chức, doanh nghiệp và xã hội đưa ra các quyết định thông minh và chính xác. Việc áp dụng Khoa học dữ liệu giúp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, cải thiện trải nghiệm khách hàng, dự đoán xu hướng, và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Trong tương lai, Khoa học Dữ liệu sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra giá trị lớn hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

khoa-hoc-du-lieu-trong-kinh-doanh-2

Ngành Khoa học Dữ liệu là gì?

Chuyên ngành chính của Khoa học Dữ liệu

Một số chuyên ngành chính của Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh là:

Thống kê áp dụng (Applied Statistics): Chuyên ngành này áp dụng các nguyên tắc thống kê vào việc thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu thực tế. Từ đó, Thống kế áp dụng có vai trò cung cấp nền tảng toán học để đánh giá độ tin cậy của kết quả phân tích, xây dựng các mô hình thống kê đơn giản và phức tạp, cũng như kiểm định giả thuyết.

Nhập môn Khoa học Máy tính (Introduction to Computer Science): Nhập môn Khoa học Máy tính là môn học quan trọng, tạo nền móng cho các chuyên ngành liên quan đến dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Chuyên ngành này sẽ giới thiệu các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, R, hoặc Java, giúp học viên hiểu cách viết mã và thao tác với dữ liệu.

Đồng thời tại đây người học cũng được tìm hiểu các cấu trúc dữ liệu cơ bản như mảng, danh sách liên kết, cây và đồ thị cùng cái nhìn cơ bản về cách máy tính hoạt động, bao gồm bộ xử lý, bộ nhớ, hệ điều hành và giao tiếp giữa các thành phần phần cứng.

Lập trình (Programming): Chuyên ngành Lập trình (Programming)cung cấp các kỹ năng cần thiết để xử lý, phân tích và mô hình hóa dữ liệu. Trong lĩnh vực này, lập trình không chỉ dừng lại ở việc viết mã mà còn tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật và công cụ để thao tác với dữ liệu, xây dựng các mô hình học máy và trực quan hóa kết quả.

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization): Chuyên ngành này tập trung vào việc sử dụng các công cụ như Matplotlib, Seaborn, Tableau hoặc Power BI để tạo biểu đồ. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các xu hướng, mẫu và bất thường trong dữ liệu.

Xác suất (Probability): Chuyên ngành tập trung vào việc hiểu cách mô hình hóa các hiện tượng ngẫu nhiên và các sự kiện trong cuộc sống thực thông qua lý thuyết xác suất. Các nội dung chính thường được đề cập là biến ngẫu nhiên, kỳ vọng toán học, phân phối và định lý giới hạn trung tâm.

Khai phá dữ liệu (Data Mining): Đây là chuyên ngành sử dụng các kỹ thuật như phân cụm, phân loại và phát hiện mẫu để rút ra các thông tin hữu ích từ dữ liệu. Ứng dụng phổ biến của Khai phá dữ liệu là hỗ trợ tìm hiểu hành vi khách hàng, dự báo và phân tích xu hướng.

khoa-hoc-du-lieu-trong-kinh-doanh-3

Chuyên ngành chính của Khoa học Dữ liệu

Ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh

Khoa học Dữ liệu đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả. Bằng cách khai thác lượng lớn dữ liệu, các doanh nghiệp có thể khám phá ra những thông tin sâu sắc, dự đoán xu hướng thị trường, và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh:

Phân tích khách hàng: Khoa học Dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu khách hàng để phân loại thành các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên hành vi mua sắm, sở thích và nhu cầu. Điều này giúp tùy chỉnh chiến lược tiếp thị và dịch vụ để phù hợp với từng nhóm. Bằng cách sử dụng các mô hình học máy (machine learning), doanh nghiệp có thể dự đoán hành vi mua sắm của khách hàng như xu hướng tiêu dùng, khả năng rời bỏ dịch vụ và hành vi mua lại.

Dự báo doanh thu: Sử dụng các thuật toán dự báo và phân tích dữ liệu lịch sử có thể ước tính doanh thu tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tốt hơn cho sản xuất, tiếp thị và quản lý tài chính. Khoa học Dữ liệu cũng giúp dự đoán nhu cầu của các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên dữ liệu bán hàng quá khứ, xu hướng thị trường, và các yếu tố bên ngoài như mùa vụ hoặc các sự kiện kinh tế.

Tối ưu hóa hoạt động Marketing: Các công cụ của Khoa học Dữ liệu đóng vai trò lớn trong việc xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả thông qua các lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp, xác định đối tượng mục tiêu chính xác và đo lường hiệu quả của chiến dịch. Đặc biệt chuyên ngành này cũng góp phần cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: bằng cách tạo ra các nội dung Marketing phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh: Phân tích hiệu suất của các quy trình nội bộ trong doanh nghiệp sẽ phát hiện các điểm nghẽn hoặc các hoạt động không mang lại lợi ích như mong đợi. Đơn vị cũng có thể sử dụng dữ liệu để phát hiện và tự động hóa các tác vụ thường xuyên, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất.

Hỗ trợ phòng ngừa rủi ro và gian lận: Các mô hình học máy được ứng dụng để phát hiện các hành vi bất thường trong giao dịch tài chính hoặc thông tin khách hàng, giúp ngăn chặn gian lận trước khi nó gây ra thiệt hại. Khoa học Dữ liệu cũng dự đoán các rủi ro kinh doanh như sự thay đổi thị trường, sự mất ổn định của nguồn cung ứng, hoặc các rủi ro liên quan đến tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phòng ngừa kịp thời.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Phân tích dữ liệu có tác dụng dự đoán nhu cầu hàng tồn kho, giúp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng. Điều này giúp cải thiện khả năng quản lý chuỗi cung ứng và giảm chi phí lưu kho. Khoa học dữ liệu có thể tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng bằng cách phân tích dữ liệu về địa lý, thời gian và điều kiện vận chuyển.

Tối ưu hóa chiến lược giá: Phân tích dữ liệu là việc làm cần thiết nhằm tự động điều chỉnh giá sản phẩm/dịch vụ theo thời gian thực dựa trên yếu tố như nhu cầu, thị trường và đối thủ cạnh tranh, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Phân tích thị trường: hân tích dữ liệu thị trường và dữ liệu cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm và tiếp thị hiệu quả. Khoa học Dữ liệu cũng có tác dụng phát hiện các xu hướng thị trường tiềm năng, từ đó doanh nghiệp có thể dự đoán và đáp ứng kịp thời với nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa: Khoa học Dữ liệu là nền tảng của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và tự động hóa, giúp phát triển các hệ thống có khả năng học hỏi và ra quyết định tự động. Điều này rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như ô tô tự lái, chatbot hỗ trợ khách hàng, và hệ thống khuyến nghị sản phẩm.

khoa-hoc-du-lieu-trong-kinh-doanh-4

Ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh

VinUni đào tạo ngành Khoa học Dữ liệu chất lượng cao

Trường Đại học VinUni tự hào là một trong những địa chỉ đào tạo chuyên ngành Khoa học Dữ liệu chất lượng hàng đầu hiện nay. Chương trình học tại đây kết hợp giữa lý thuyết nền tảng và thực hành thực tế, giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng cần thiết để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình dự đoán và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin thu thập được. Người học sẽ được làm việc với các công cụ và phần mềm hiện đại như Python, R, SQL, các thư viện machine learning phổ biến (TensorFlow, PyTorch,…) để giải quyết các bài toán thực tế.

VinUni cũng khuyến khích sinh viên kết hợp kiến thức Khoa học Dữ liệu với các lĩnh vực khác như kinh doanh, y tế, tài chính,…để tạo ra những sản phẩm có giá trị ứng dụng cao. Đa số giảng viên của trường đều tốt nghiệp các trường Đại học danh tiếng như Stanford, MIT, UC Berkeley,…Bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu, các giảng viên còn sở hữu kinh nghiệm làm việc trong các công ty công nghệ lớn, giúp sinh viên tiếp cận với những bài toán thực tế và các xu hướng mới nhất của ngành.

Tại VinUni, các bạn sinh viên được sử dụng hệ thống máy tính cấu hình cao cùng các phần mềm chuyên dụng và bộ dữ liệu lớn để phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu. VinUni có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu cùng với giảng viên, giúp nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới.

khoa-hoc-du-lieu-trong-kinh-doanh-5

VinUni đào tạo ngành Khoa học Dữ liệu chất lượng cao

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết chương trình học, cơ hội việc làm cùng một số ứng dụng của ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh. Ngành Khoa học Dữ liệu tại VinUni chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ có niềm đam mê với công nghệ và muốn đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Banner footer