3 bước để làm True/ False/ Not Given trong IELTS Reading không bao giờ sai
Trong phần thi IELTS Reading, dạng bài True/False/Not Given được đánh giá là dạng bài tương đối khó khi thử thách và đánh giá khả năng đọc hiểu của các bạn thí sinh. Bài viết này sẽ nêu bật các kỹ năng đọc hiểu cần thiết nhằm giúp bạn tìm ra được thông tin thực trong bài đọc, đồng thời gợi ý cách làm bài True/False/Not Given giúp bạn chinh phục dạng bài với điểm số cao nhất.
Thế nào được coi là một nhận định True/False/Not Given?
Trước khi tìm hiểu cách làm bài True/False/Not Given trong IELTS Reading, chúng ta cùng tìm hiểu đây là dạng bài như thế nào. True/False/Not Given là dạng bài thường ở 2 hình thức chính:
True/False/Not given: là dạng cần dựa vào facts (sự thật) có trong bài
Yes/No/Not Given: là dạng cần suy luận theo quan điểm của tác giả
Dạng bài True/False/Not Given
Dựa vào những thông tin được cung cấp trong bài, bạn sẽ lựa chọn giữa True/False/Not Given cho từng câu hỏi.
- True: Thông tin trong câu hỏi trùng khớp với thông tin cung cấp từ bài đọc
- False: Thông tin trong câu hỏi trái ngược với thông tin cung cấp từ bài đọc
- Not Given: Thông tin hoàn toàn không được đề cập trong bài đọc.
Dấu hiệu nhận biết: Do the following statements agree with the information given in the text/reading…?
Dạng bài Yes/No/Not Given
Dựa vào những thông tin được cung cấp trong bài, bạn sẽ lựa chọn giữa Yes/No/Not Given nhằm đánh giá câu hỏi có trùng khớp với quan điểm, ý kiến của tác giả.
- Yes: Thông tin trong câu hỏi đúng với ý kiến, quan điểm của tác giả
- No: Thông tin trong câu hỏi trái ngược với ý kiến, quan điểm của tác giả
- Not Given: Không nắm bắt được quan điểm của người viết.
Dấu hiệu nhận biết: Do the following statements agree with the claims/views of the writer in Reading…?
Cách làm bài True/False/Not Given trong IELTS Reading
Dạng bài True/False/Not Given sẽ dễ “ăn điểm” hơn nếu bạn nắm rõ cách làm bài sau đây:
Nguyên tắc chung
- Mấu chốt của dạng True/False/Not Given là nằm ở nội dung của nhận định. Nếu bạn có thể tìm được nội dung của nhận định ở đâu đó trong đoạn thì câu trả lời sẽ có thể là TRUE/FALSE;
- Nếu không tìm được nội dung của nhận định trong bài, hoặc nếu nội dung không khớp thì câu trả lời có thể là NOT GIVEN;
- Cẩn thận với keywords. Keywords chỉ đóng vai trò ‘dẫn đường’, không thể trực tiếp suy ra đáp án từ keywords được. Một nhận định có thể là NOT GIVEN, song vẫn sẽ chứa những keywords trong bài → điều này khiến chúng ta dễ nhầm thành TRUE/FALSE
3 bước làm bài True/False/Not Given
Tham khảo 3 bước làm bài dưới đây cho cách làm bài True/False/Not Given
Bước 1: Gạch chân những ý chính
Đây là bước được xem là quan trọng nhất của dạng bài True/False/Not Given và Reading nói chung.
Nếu bạn gạch chân đúng, gần như 100% là ăn điểm. Tuy nhiên, hầu như các bạn gạch chân quá nhiều, cứ thấy từ gì nhìn “mới” hoặc “nguy hiểm” là gạch. Việc này dẫn tới tình trạng “loạn”. Mà khi loạn là không hiểu câu hỏi, chỉ trực đi tìm xem có đoạn nào trong bài đọc chứa nhiều từ giống câu hỏi hay không → nát toàn tập (bẫy trùng từ là cực phổ biến trong bài thi Reading).
Lý do gạch chân những từ như trên là vì chúng rất khó paraphrase. Vì vậy, khi scan, bạn chỉ cần tập trung đi tìm chúng mà không phải lo là bài đọc “nguỵ trang” thành các từ khác.
Bước 2: Scanning từ khóa
Khi bạn đã biết chính xác mình đang tìm kiếm từ gì, việc scan trở nên khá đơn giản. Không có bí kíp gì về việc quét bài đọc; cứ lướt từ trái qua phải. Dần dần tốc độ quét của bạn sẽ cải thiện. Nên đừng lo quá nếu bạn quét chậm lúc đầu.
Thế làm thế nào để chúng ta biết đã khoanh vùng đúng đoạn cần đọc? Bí quyết của là: Khi 2+ từ (đặc biệt là keywords gạch chân), trong câu hỏi khớp với đoạn đọc.
Đã có keywords, đã có đoạn đọc. Bây giờ chúng ta đến bước 3 – bước tạo ra điểm số.
Bước 3: So sánh
Khi so sánh câu hỏi (question) với bài đọc (text), đầu tiên bạn cần phải biết trọng tâm câu True/False/Not Given ở đâu. Một câu có thể dài, nhưng trọng tâm chỉ ở 1-2 từ.
Một số tips khi làm bài True, False, Not Given
- Hãy cẩn thận với những Trạng từ chỉ tần suất (often, barely, always, sometimes), Trạng từ xác suất (likely, probably), Định lượng (some, many, a few), và Động từ phương thức. Những từ, cụm từ này có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu hỏi khi so sánh với bài đọc.
- Thông tin trả lời cho các câu hỏi sẽ được xuất hiện theo thứ tự, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian khi tìm kiếm đáp án cho dạng bài này.
- Cố gắng đừng để mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Do đó, nếu bạn mất hơn 2 phút mà vẫn chưa tìm thấy thông tin cung cấp trong bài, hãy điền ‘Not Given’.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên luyện tập các dạng bài và nắm vững cách làm bài True/False/Not Given để hoàn thiện kỹ năng của bản thân trong IELTS Reading. Học cách đánh dấu các từ khóa giúp bạn hiểu nội dung đoạn văn và câu hỏi. Hy vọng những mẹo này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi trả lời dạng bài True/False/Not Given.
VinUni là một trong những trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao về năng lực tiếng Anh cho sinh viên. Để được xét tuyển vào VinUni, ứng viên cần đạt tối thiểu 6.5 IELTS hoặc chứng chỉ tương đương. Tuy nhiên, đối với những bạn chưa đạt yêu cầu này, VinUni cung cấp chương trình Pathway English – khóa học nhằm xây dựng nền tảng cũng như kỹ năng tiếng Anh toàn diện.
Pathway English không chỉ giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường học thuật quốc tế. Khóa học được thiết kế chuyên sâu, bao gồm các bài học về ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và cả việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng tiếng Anh. Tham gia Pathway English, sinh viên sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cam kết giúp từng học viên đạt được mục tiêu cá nhân và sẵn sàng cho những thách thức học thuật tại VinUni.