Giải mã Quản trị khách sạn là làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Ngành Quản trị khách sạn không chỉ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mà còn hứa hẹn nguồn thu nhập hấp dẫn. Vậy, học ngành Quản trị khách sạn là làm gì? Quản trị khách sạn học trường nào là tốt nhất hiện nay? Tất cả sẽ được VinUni giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé.
Giải mã Quản trị khách sạn là làm gì?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và dịch vụ lưu trú, trong những năm gần đây, ngành Quản trị khách sạn đã trở thành một trong những ngành học “hot” và đầy triển vọng.
Quản trị khách sạn là làm gì? Đây là một trong những câu hỏi được không ít bạn sinh viên đặt ra trước khi quyết định lựa chọn ngành này để học.
Ngành Quản trị khách sạn là gì?
- Ngành Quản trị khách sạn là lĩnh vực liên quan đến việc quản lý và tổ chức các hoạt động trong khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Công việc này đòi hỏi sự năng động, nhạy bén trong công việc, khả năng quan sát tốt và khả năng nắm bắt tâm lý của khách hàng.
- Người học Quản trị khách sạn cần biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp phát sinh trong quá trình làm việc. Đồng thời, niềm đam mê và nhiệt huyết cũng là yếu tố quan trọng để hoàn thành tốt công việc này trong tương lai.
- Sau khi học Quản trị khách sạn, bạn sẽ trang bị được các kiến thức và kỹ năng như quản lý hệ thống phòng, giao tiếp với khách hàng, quản lý nhân viên, giải quyết rủi ro, và chuẩn bị sự kiện. Ngoài ra, bạn sẽ am hiểu về các loại rượu và thực phẩm phổ biến được sử dụng trong khách sạn hiện nay.
Học Quản trị khách sạn có thể làm những công việc gì?
Ngoài việc ứng tuyển vào làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort,… bạn còn có thể tìm cơ hội tại các công ty du lịch, công ty tổ chức sự kiện, và công ty lữ hành. Nếu có trình độ chuyên môn và học lực tốt, bạn cũng có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc tham gia vào các bộ phận du lịch của các cơ quan nhà nước.
Nếu bạn đang tự hỏi học Quản trị khách sạn là làm gì, dưới đây là một số gợi ý về các vị trí công việc mà bạn có thể ứng tuyển:
- Nhân viên, chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên đào tạo tại các khách sạn, nhà hàng, resort
- Làm việc tại bộ phận lễ tân hoặc giám sát nhà hàng
- Quản lý quá trình thu mua hàng hóa tại nhà hàng, khách sạn
- Giám đốc bộ phận lễ tân, buồng phòng, ẩm thực
- Giám đốc khách sạn
- Giảng viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc
Cơ hội và thách thức của ngành Quản trị khách sạn
Hiện nay, Quản trị khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầy cơ hội và thách thức. Vậy những cơ hội và thách thức mà ngành này đang gặp phải là gì, hãy cùng làm rõ thông qua một số ví dụ dưới đây:
Cơ hội
- Tăng trưởng du lịch: Ngành du lịch đang phát triển rất nhanh, với số lượng du khách tăng lên hàng năm. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các khách sạn để tăng doanh thu và mở rộng kinh doanh.
- Cải tiến công nghệ: Công nghệ đang tiến bộ nhanh chóng và việc áp dụng các công nghệ mới có thể giúp các khách sạn tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội cho ngành khách sạn. Khi các nhà đầu tư có nhiều tiền để chi tiêu, họ thường đi du lịch và lưu trú tại các khách sạn.
Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt: Các khách sạn phải cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách hàng, đặc biệt là ở các thành phố lớn và khu du lịch đông đúc. Điều này đòi hỏi khách sạn phải liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ và giá cả để hấp dẫn khách hàng.
- Giữ chân khách hàng: Đảm bảo sự quay lại của khách hàng là một thách thức lớn. Khách hàng mong đợi dịch vụ chất lượng cao và trải nghiệm đáng nhớ, do đó, các khách sạn phải đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng mối quan hệ tốt và giữ chân khách hàng.
- Điều hành trong điều kiện khắc nghiệt: Ngành khách sạn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất khả kháng như thời tiết xấu, khủng hoảng chính trị, đại dịch và các sự kiện khác. Các khách sạn cần có kế hoạch quản lý rủi ro để đối phó hiệu quả với các tình huống khẩn cấp.
Học Quản trị khách sạn có khó tìm việc không?
Hòa theo xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn qua từng năm. Do đó, nhu cầu nhân lực cho các ngành này rất lớn, đặc biệt là ở cấp bậc quản lý. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp Quản trị khách sạn hiện nay so với các ngành khác được đánh giá là rất thấp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý, giám sát, điều hành trong các bộ phận kinh doanh của khách sạn như: lễ tân, buồng phòng, quản trị nhân sự, dịch vụ bổ sung và tổ chức sự kiện tại các khách sạn trong nước và quốc tế từ 3 đến 5 sao. Nếu bạn không biết học Quản trị khách sạn là làm gì sau khi tốt nghiệp thì dưới đây là một số vị trí tiềm năng dành cho bạn:
- Giám sát bộ phận khách sạn
- Trưởng/Phó quản lý bộ phận
- Giám đốc điều hành bộ phận khách sạn
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên phòng nhân sự
- Giảng dạy chuyên ngành khách sạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nếu bổ sung thêm nghiệp vụ sư phạm
Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành Quản trị khách sạn là rất lớn. Tuy nhiên, việc dễ dàng xin được các vị trí cấp cao và có thu nhập hấp dẫn còn tùy thuộc vào năng lực cá nhân của bạn. Nếu bạn có đủ năng lực, sự tự tin, và tích lũy nhiều kinh nghiệm, việc đạt được những vị trí mong muốn hoàn toàn không khó.
Học Quản trị khách sạn thu nhập có cao không?
Ngành khách sạn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động tham gia. Mức lương của nhân viên khách sạn cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Vậy, Quản trị khách sạn lương bao nhiêu? Mức lương khởi điểm của ngành Quản trị khách sạn hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thỏa thuận khi phỏng vấn, kinh nghiệm làm việc, quy mô khách sạn, tính chất công việc và năng lực của ứng viên. Ngoài lương cơ bản, người lao động còn được hưởng thêm các phụ cấp và chế độ khác tùy thuộc vào vị trí công việc.
Theo mặt bằng chung hiện nay, mức lương của ngành được tổng hợp và thống kê tại các trang việc làm như sau:
- Lương của cấp nhân viên: Từ 4 triệu – 8 triệu đồng/tháng
- Lương của cấp quản lý: Từ 10 triệu – 20 triệu đồng/tháng
Mức thu nhập này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như: kỹ năng cá nhân, vị trí công việc cụ thể, và các lợi ích bổ sung đi kèm.
Học Quản trị khách sạn ở VinUni có gì khác biệt?
Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều trường Cao đẳng, Đại học đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn hệ chính quy. Điều này vừa là cơ hội giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và theo đuổi được ngành học mình muốn, nhưng đây cũng là thách thức lớn, bởi sinh viên không có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá và lựa chọn được đâu là nơi đào tạo chất lượng và uy tín. Dưới đây là một số lý do tại sao nên học Quản trị khách sạn tại trường Đại học VinUni bạn nên biết:
- Một trong những điểm nổi bật không thể không nhắc đến của VinUni là cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến với Khu tổ hợp thực hành dịch vụ H-Lab dành riêng cho sinh viên ngành dịch vụ, khách sạn. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm khu chế biến đồ ăn linh hoạt công nghệ cao, khu vực nhà hàng,…
- VinUni không chỉ mang đến cho sinh viên những kiến thức lý thuyết mà còn là các trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình thiết kế đặc biệt dành riêng cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn bao gồm: Khóa học An toàn vệ sinh thực phẩm, Khóa trải nghiệm ẩm thực, và các sự kiện, cuộc thi của ngành. Điều này giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với những bài học từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành, từ đó phát triển kỹ năng phản ứng nhanh và sáng tạo đối với những thách thức thực tế trong ngành.
- VinUni hợp tác với nhiều đối tác uy tín trong ngành khách sạn để sinh viên có thể thực tập và có cơ hội làm việc chính thức. Một số đơn vị đối tác có thể kể đến là Vinpearl, Marriot, Hyatt Regency, IHG,… giúp cho sinh viên có thêm nhiều cơ hội thực tập và làm việc tại các tổ chức uy tín trước khi tốt nghiệp.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được học ngành Quản trị khách sạn là làm gì? Việc hiểu và nắm rõ được tính chất ngành nghề học là bước quan trọng giúp bạn có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Từ đó, giúp bạn đạt được những thành công nhất định trên con đường sự nghiệp của mình.