Marketing Analytics là gì? Tầm quan trọng và cách làm Marketing Analytics

Marketing Analytics là gì? Tầm quan trọng và cách làm Marketing Analytics

08/07/2023

Trong thời đại công nghệ số hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang dần làm quen việc sử dụng dữ liệu để đưa ra những quyết định tối ưu và phù hợp. Với sự bùng nổ của khối lượng dữ liệu và những ứng dụng mới, sự cần thiết của ngành Marketing Analytics trong Marketing ngày càng cao. Vậy Marketing Analytics là gì? Tầm quan trọng của Marketing Analytics đối với doanh nghiệp như thế nào?

marketing-analytics-la-gi-tam-quan-trong-va-cach-lam-marketing-analytics-so-1.jpg

Marketing Analytics là quá trình nghiên cứu dữ liệu của các chiến dịch Marketing.

Trong bài viết này VinUni sẽ phân tích chi tiết về ngành phân tích dữ liệu trong Marketing, mô tả các công việc cơ bản cũng như cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn trong ngành này. Cùng khám phá nhé.

Xem thêm: Brand Marketing là gì? Công việc của Brand Marketing ra sao?

Marketing Analytics là gì? 

Marketing Analytics là gì? Marketing Analytics hay còn được gọi là phân tích dữ liệu Marketing, được dùng để nói về quá trình tìm hiểu và phân tích các dữ liệu của các chiến dịch tiếp thị. Từ đó, bạn có thể đánh giá tính hiệu quả và thành công của các hoạt động tiếp thị đó.

Việc phân tích dữ liệu Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng của mình, nhận diện sự khác nhau trong từng thị trường và các yếu tố sáng tạo. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiến hành thay đổi chiến dịch để tối ưu hóa các mục tiêu tiếp thị, đạt hiệu quả tốt hơn.

Marketing Analytics là một trong những quy trình sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Digital Marketing bởi trong quá trình chuyển mình của các doanh nghiệp từ Marketing truyền thống qua kỹ thuật sốthì các số liệu và thông tin cũng ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi Marketer cần biết cách tận dụng và chọn lọc các nguồn tài nguyên đó.

Marketing Analytics thường được sử dụng để xác định sự thành công của:

  • Kêu gọi hành động (CTA)
  • Bài đăng trên blog, website
  • Hiệu suất kênh
  • Trải nghiệm người dùng trang web

Tầm quan trọng của Marketing Analytics 

Tầm quan trọng của Marketing Analytics là gì? Hiện nay, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần tới phân tích dữ liệu để có thể cung cấp dữ liệu vô giá, giúp thúc đẩy và tăng trưởng doanh số bán hàng.

Các nhà tiếp thị doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cho rằng một công ty có quy mô nhỏ sẽ không được lợi từ việc triển khai nghiên cứu quá sâu vào các số liệu. Tuy nhiên, trên thực tế, sử dụng Marketing Analytics không chỉ giúp công ty phân tích kỹ càng số liệu mà còn tiết kiệm chi phí của bộ phận Marketing và các chi phí nhân sự khác.

Vì vậy, chỉ cần Marketing Analytics được triển khai cẩn thận, dữ liệu thu thập được có thể giúp một doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cũng đều có thể phát triển lớn mạnh hơn. Với các dữ liệu và phân tích tiếp thị trong các chiến dịch phù hợp, các nhà tiếp thị có thể:

  • Hiểu các xu hướng tiếp thị toàn cảnh
  • Xác định chương trình nào hoạt động
  • Theo dõi xu hướng theo thời gian
  • Tìm ROI của từng chương trình
  • Dự báo kết quả trong tương lai
marketing-analytics-la-gi-tam-quan-trong-va-cach-lam-marketing-analytics-so-2.jpg

Marketing Analytics cung cấp dữ liệu vô giá, giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng

Cách làm Marketing Analytics hiệu quả 

Xác định dữ liệu bạn muốn phân tích

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định cụ thể và chính xác những mục tiêu mà họ muốn đạt được thông qua các hoạt động tiếp thị. Bắt đầu với mục tiêu tổng thể của chiến lược tiếp thị, sau đó phân tích sâu vào các chiến dịch và kênh tiếp thị cụ thể. Các chỉ số quan trọng có thể bao gồm lợi tức đầu tư (ROI), tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi, và mức độ nhận diện thương hiệu.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định các điểm chuẩn và mốc quan trọng để đánh giá và điều chỉnh các chương trình tiếp thị một cách hiệu quả hơn.

Sử dụng kỹ thuật, công cụ phân tích

  • Lập báo cáo: Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đánh giá lại dữ liệu, bạn có thể trả lời các câu hỏi như: Yếu tố chiến dịch nào tạo ra doanh thu nhiều nhất trong quý trước? Chiến dịch truyền thông A đã hoạt động như thế nào so với chiến dịch thư trực tiếp B?
  • Phân tích hiện tại: Xác định xem các chương trình ​​tiếp thị của bạn đang hoạt động như thế nào ở thời điểm hiện tại. Làm thế nào để khách hàng tương tác với công ty? Những kênh truyền thông nào được khách hàng ưa chuộng nhất?
  • Dự đoán tương lai: Phân tích tiếp thị có thể đưa ra các dự đoán theo hướng dữ liệu giúp bạn định hình tương lai. Bạn có thể trả lời những câu hỏi như: Những thành phố nào nên nhắm mục tiêu tiếp thị tiếp theo? Đưa thêm các điểm bán hàng tới các vùng hoạt động kém liệu có ổn?

Đảm bảo thông tin chất lượng cao

Hiện nay, thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ kéo theo nguồn tài nguyên về số liệu và thông tin là vô cùng lớn. Để làm Marketing Analytics một cách hiệu quả, bạn cần có sự chọn lọc tỉ mỉ các thông tin và dữ liệu cần thiết.

Sử dụng công cụ Marketing Analytics

Người tiêu dùng đang dần trở nên khó tính hơn, họ tiêu dùng thông minh hơn và việc phân tích các dữ liệu Marketing trở thành một phần không thể thiếu.

Để giúp các Marketer dễ dàng hơn trong việc xác định thông điệp phù hợp với doanh nghiệp và các kênh truyền thông tới khách hàng tiềm năng, nhiều công cụ Marketing Analytics đã ra đời. Dưới đây là một số công cụ phổ biến và hữu ích:

  • Google Analytics

Chức năng: Phân tích lưu lượng truy cập trang web, theo dõi hành vi người dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Ưu điểm: Miễn phí, dễ sử dụng, cung cấp dữ liệu chi tiết về người dùng và trang web.

  • HubSpot

Chức năng: Tích hợp CRM, tự động hóa tiếp thị, phân tích hiệu quả chiến dịch email, theo dõi khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm: Giao diện thân thiện, tích hợp nhiều tính năng trong một nền tảng.

  • Hootsuite

Chức năng: Quản lý và phân tích mạng xã hội, lập lịch đăng bài, theo dõi hiệu quả chiến dịch truyền thông xã hội.

Ưu điểm: Hỗ trợ nhiều mạng xã hội, dễ sử dụng, cung cấp báo cáo chi tiết.

  • SEMrush

Chức năng: Nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng tìm kiếm, phân tích nội dung.

Ưu điểm: Cung cấp dữ liệu chi tiết về SEO và PPC, giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị số.

  • Mixpanel

Chức năng: Theo dõi hành vi người dùng trên ứng dụng và trang web, phân tích tương tác người dùng, đo lường tỷ lệ chuyển đổi.

Ưu điểm: Cung cấp báo cáo chi tiết, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

  • Kissmetrics

Chức năng: Theo dõi hành vi người dùng, phân tích hành trình khách hàng, đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị.

Ưu điểm: Tập trung vào phân tích hành vi người dùng, dễ dàng tích hợp với các công cụ khác.

  • Adobe Analytics

Chức năng: Phân tích dữ liệu trang web, theo dõi hành vi người dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị.

Ưu điểm: Cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ, tích hợp với các sản phẩm khác của Adobe.

Nhờ vào các công cụ này, Marketer có thể dễ dàng xác định thông điệp phù hợp và lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những công cụ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch tiếp thị, đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Soi chiếu, chỉnh sửa

Doanh nghiệp luôn cần xem xét lại các nội dung hoạt động kém hiệu quả trong Marketing Analytics, nhưng luôn cần sự tích cực nỗ lực và luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra.

Hãy coi những sự thiếu hụt là cơ hội và sử dụng các công cụ phân tích của bạn để tìm hiểu cách bạn có thể thu hẹp khoảng cách và cải thiện chiến lược Marketing.

marketing-analytics-la-gi-tam-quan-trong-va-cach-lam-marketing-analytics-so-3.jpg

Hy vọng qua bài viết trên VinUni đã giúp bạn đã hình dung và hiểu rõ hơn về khái niệm Marketing Analytics là gì. Marketing Analytics trong Marketing sẽ là lĩnh vực không thể thiếu. Việc sử dụng phân tích dữ liệu giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết cách làm Marketing Analytics để có thể phát triển công ty lớn mạnh.