Cơ hội và thách thức của Marketing 4.0 là gì

Cơ hội và thách thức của Marketing 4.0 là gì

15/07/2023

Ở thời điểm hiện tại, khi mà thời đại của công nghệ 4.0 len lỏi và bắt đầu chiếm sóng trong cuộc sống đời thường thì cũng là lúc các doanh nghiệp dần thay đổi một số phương thức quảng cáo, tiếp thị để phù hợp với thị hiếu người dùng hơn. Cùng lúc này, Markting chính là ngành buộc có những chuyển mình để giúp cho hoạt động truyền thông quảng bá của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy Marketing 4.0 là gì và cơ hội cũng như thách thức của Marketing 4.0 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

co-hoi-va-thach-thuc-cua-marketing-4-0-la-gi-so-1.jpg

Marketing 4.0 đánh dấu sự tiến hóa của lĩnh vực Marketing trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện đại.

Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp

Marketing 4.0 là gì

Được khởi tạo từ sự phát triển và tầm ảnh hưởng của công nghệ, Marketing 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng để có sự đổi mới phù hợp với người tiêu dùng thông minh trong thời đại mới. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về cơ hội và thức thách của Marketing 4.0, chúng ta cùng xem khái niệm Marketing 4.0 là gì cũng như nó có đặc điểm như thế nào nhé!

Khái niệm

Marketing 4.0, hay còn gọi là Tiếp thị 4.0, là khái niệm được Philip Kotler và các cộng sự Hermawan Kartajaya, Iwan Setiawan giới thiệu năm 2017. Theo định nghĩa của họ, đây là phương pháp tiếp cận Marketing kết hợp giữa tương tác trực tiếp và trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phương pháp này nhấn mạnh sự cân bằng giữa phong cách và giá trị thực tế trong quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Đặc biệt, Marketing 4.0 sẽ tập trung gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh để quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới thúc đẩy hành động mua hàng, nhằm tăng cường sự gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.

Đặc điểm

Marketing 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp mang những đặc điểm sau:

  • Khách hàng được liên kết với nhau qua mạng xã hội trong thương mại điện tử, do đó, doanh nghiệp không thể tiếp cận người dùng một cách trực tiếp như Marketing truyền thống, mà buộc phải được sự chấp thuận của khách hàng.
  • Tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền chia sẻ và đánh giá dễ dàng về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định vị thương hiệu của mình như các cách tiếp cận Marketing trước đây, mà quyền định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã chuyển dịch dần sang phía khách hàng.
  • Marketing trong thời đại 4.0 này, không chỉ là Marketing dưới góc nhìn của doanh nghiệp (mô hình 4P phát triển lên mô hình 5P, 6P, 7P truyền thống) mà còn là Marketing dưới góc nhìn của khách hàng (mô hình 4C hiện đại: Co-creation – cùng thiết kê, currency – chi phí, communal activation – lan truyền trong cộng đồng, conversation – đối thoại với khách hàng).
  • Trong Marketing 4.0, khách hàng có quyền tham gia vào từ khâu thiết kế sản phẩm cho tới định giá và truyền thông cho chính sản phẩm đó.
  • Khác với các cách tiếp cận Marketing trước đây, dịch vụ chăm sóc khách hàng đã có sự thay đổi đáng kể khi doanh nghiệp hiện nay cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với những người dùng khác trong quá trình hậu mãi.
  • Khách hàng trong giai đoạn Marketing 4.0 không chỉ đơn giản là mua sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống, mà còn để củng cố giá trị và cái tôi cá nhân.
  • Trong xã hội số luôn phát triển không ngừng nghỉ, những cuộc cách mạng công nghệ thông tin cho phép người tiêu dùng phát triển nhu cầu cao hơn, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch giữa thế hệ Marketing 3.0 sang 4.0.

    co-hoi-va-thach-thuc-cua-marketing-4-0-la-gi-so-2.jpg

    Marketing 4.0 mang tính kết nối khách hàng liên kết với nhau qua mạng xã hội trong thương mại điện tử.

Cơ hội và thách thức của Marketing 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho người làm Marketing những cơ hội Marketing vượt trội bên cạnh đó cũng không ít những thách thức, dưới đây là một số cơ hội và thách thức của Marketing trong thời đại 4.0:

Cơ hội

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho các chuyên gia Marketing, vượt xa sự tưởng tượng và khả năng nắm bắt của họ so với các thế hệ trước. Theo các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, những cơ hội tiếp thị trong thời đại công nghệ 4.0 bao gồm:

Hiệu quả truyền tải thông tin của Marketing 4.0 đến với khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn so với thời gian trước, trong khi chi phí phải bỏ ra lại thấp hơn khá nhiều. Thông tin doanh nghiệp muốn truyền tải vô cùng đa dạng, phong phú và hấp dẫn khi có sự kết hợp hài hòa và sáng tạo từ văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh đến trò chơi… Bạn chỉ cần một máy vi tính có kết nối mạng hay thậm chí điện thoại thông minh, một tài khoản mạng xã hội là có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Marketing 4.0 còn truyền tải nội dung, thông điệp đến với người dùng với một bộ dữ liệu khổng lồ (big data) và người dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp đến cửa hàng như trước, giúp người dùng có thể tiếp cận sản phẩm một cách thuận lợi nhất. Việc áp dụng công nghệ trong Marketing 4.0 còn giúp các công ty giảm đáng kể số lượng nhân viên bán hàng đồng thời cũng tăng doanh thu một cách hiệu quả, tiếp cận với thị trường rộng lớn, cũng như vươn ra toàn cầu.

Mọi sản phẩm đều có thể được minh họa chi tiết, cụ thể nhất có thể mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến sản phẩm, bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ được sự tư vấn tận tình từ nhân viên chăm sóc khách hàng online. Đây là lợi thế không nhỏ thay cho cách truyền thống là tư vấn trực tiếp tại cửa hàng.

Marketing 4.0 còn mở ra cơ hội không chỉ truyền tải thông tin quảng bá đến khách hàng trong nước mà còn có thể quảng bá sản phẩm ra toàn cầu.

co-hoi-va-thach-thuc-cua-marketing-4-0-la-gi-so-3.jpg

Marketing 4.0 truyền tải nội dung, thông điệp đến tay người dùng với một lượng dữ liệu khổng lồ (big data)

Thách thức

Tuy nhiên, luôn song hành cùng với cơ hội thì luôn có những thách thức. Một số thách thức được đặt ra với các doanh nghiệp thời kỳ này là:

  • Marketing 4.0 đòi hỏi khách hàng cũng phải sử dụng các kỹ thuật mới để tiếp cận thông tin để phát sinh nhu cầu mua hàng. Điều này khá hạn chế bởi vì không phải ai cũng có khả năng sử dụng các nền tảng kỹ thuật. Chưa kể ở một số khu vực, khi trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, người dân bị ngăn cách hoàn toàn với thông tin. Ở trường hợp này thì việc bán hàng trực tiếp vẫn sẽ chiếm ưu thế hơn.
  • Khách hàng khi mua hàng trực tuyến sẽ không thể ngửi, nếm (đối với thực phẩm, đồ ăn, hương liệu) hay dùng thử (đối với các mặt hàng thời trang), điều này cũng vô tình đẩy người dùng ra khỏi sự kết nối với doanh nghiệp do khách hàng có thể cảm thấy không phù hợp và e ngại chi tiêu hơn.
  • Hiện nay, chúng ta có thể thấy hệ thống hạ tầng ở một số nơi vẫn chưa được hoàn chỉnh và các lĩnh vực hỗ trợ như tài chính, hành lang pháp lý,…cũng chưa được rõ ràng, do đó rất dễ gặp phải những rủi ro đáng tiếc trong Marketing 4.0.
  • Marketing 4.0 phát triển cũng mang theo khó khăn về việc bảo mật thông tin vì đã có nhiều Hacker xâm nhập vào website để đánh cắp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng nhằm trục lợi cá nhân.

Với những thông tin trên, VinUni hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích tới bạn đọc về Marketing 4.0 là gì cũng như cơ hội và thách thức của Marketing 4.0 trong thời kỳ chuyển mình cùng với thời đại công nghệ số, từ đó có thể giúp bạn có thêm kiến thức để chắp cánh ước mơ phát triển trong tương lai.