Truyền thông Marketing tích hợp là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Truyền thông Marketing tích hợp là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Truyền thông Marketing tích hợp là gì? Tìm hiểu từ A-Z

31/05/2023

Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là chiến lược kết hợp các công cụ truyền thông và kênh Marketing khác nhau nhằm tạo ra một thông điệp nhất quán và hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện từ A-Z về IMC, bao gồm khái niệm cơ bản, lợi ích, các bước triển khai để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách áp dụng chiến lược này trong kinh doanh.

truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-1.jpg

Truyền thông Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu

IMC – Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

Truyền thông Marketing tích hợp (IMC – Integrated Marketing Communication) là một chiến lược Marketing kết hợp và phối hợp các công cụ truyền thông và kênh Marketing khác nhau nhằm truyền tải một thông điệp nhất quán và hiệu quả đến khách hàng. 

IMC không chỉ đơn thuần là việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông, mà còn là sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Khuyến mãi, Marketing trực tiếp và bán hàng để tạo ra một trải nghiệm thương hiệu thống nhất và mạnh mẽ. 

truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-2.jpg

Chiến lược IMC xuất hiện trên nhiều kênh, giúp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng

Vai trò của truyền thông Marketing tích hợp

Truyền thông Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, cũng như thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là những vai trò chính của IMC:

  • Tạo sự nhất quán trong thông điệp: Đảm bảo thông điệp từ các kênh thống nhất, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.
  • Tăng hiệu quả Marketing: Phối hợp các công cụ và kênh để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả Marketing.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Tạo trải nghiệm thương hiệu liền mạch, duy trì mối quan hệ lâu dài.
  • Đo lường và điều chỉnh chiến lược: Theo dõi hiệu quả, điều chỉnh chiến lược kịp thời.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Tạo sự nhận diện và uy tín, cạnh tranh với đối thủ.
truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-3.jpg

Truyền thông tích hợp là một chiến lược Marketing vô cùng hiệu quả và cần thiết cho các doanh nghiệp

Ưu – Nhược điểm của truyền thông Marketing tích hợp

Sau khi hiểu rõ khái niệm về IMC, bạn cần xem xét kỹ lưỡng những ưu và nhược điểm sau đây của truyền thông Marketing tích hợp để áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Ưu điểm của IMC

Truyền thông tích hợp là một chiến lược Marketing vô cùng hiệu quả và cần thiết cho các doanh nghiệp, mang lại những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng nhiều kênh truyền thông để truyền tải thông điệp, tiết kiệm chi phí và tận dụng nguồn lực hiệu quả.
  • Phủ sóng rộng: Chiến lược IMC xuất hiện trên nhiều kênh, giúp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ: Tập trung vào khách hàng, IMC giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết, tăng cường gắn kết và tương tác.
  • Tạo niềm tin và lòng trung thành: Sự nhất quán của thông điệp trên nhiều kênh tạo lòng tin và sự trung thành với thương hiệu.
  • Cải thiện nhận diện thương hiệu: Kết hợp các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp thống nhất, tạo ấn tượng mạnh mẽ và nâng cao nhận diện thương hiệu.

Nhược điểm của IMC

Ngoài những ưu điểm nổi bật, truyền thông Marketing tích hợp cũng mang trong mình một số nhược điểm đáng lưu ý:

  • Phối hợp phức tạp: Đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa nhiều bộ phận và kênh truyền thông, tốn thời gian.
  • Chi phí ban đầu cao: Yêu cầu đầu tư lớn cho chiến lược và đào tạo nhân viên.
  • Khó đo lường hiệu quả tổng thể: Khó khăn trong việc đánh giá hiệu suất của toàn bộ chiến dịch.
  • Yêu cầu chuyên môn cao: Cần đội ngũ chuyên gia với kiến thức rộng về Marketing và truyền thông.
  • Phản ứng chậm: Khó điều chỉnh nhanh chóng chiến lược để đáp ứng thị trường.
truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-4.jpg

Hiện nay, có 6 công cụ truyền thông Marketing tích hợp phổ biến

6 công cụ truyền thông Marketing tích hợp phổ biến nhất

Dưới đây là 6 công cụ truyền thông Marketing tích hợp phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay: 

Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo là hình thức truyền thông trả phí để thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều người và tạo nhận thức về sản phẩm. 

Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên các kênh truyền thông như in ấn (báo chí, tạp chí), điện tử (truyền hình, Internet), ngoài trời (pano, áp phích) và trực tiếp (thư từ, điện thoại). Cũng có các phương tiện khác như quảng cáo tại điểm bán, hội chợ.

Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp là cách tiếp cận trực tiếp đến khách hàng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra tương tác hai chiều và thu thập phản hồi ngay tại thời điểm giao dịch.

Các phương tiện truyền thông trực tiếp bao gồm Telesales Marketing, Catalogue và gửi thư qua bưu điện. Một trong những phương thức truyền thông trực tiếp phổ biến nhất hiện nay là Marketing Online, bao gồm Email Marketing và SEO. 

Khuyến mãi (Sales Promotion)

Hoạt động khuyến mãi hoặc xúc tiến bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp động lực hoặc giá trị bổ sung cho các đơn vị bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng để thúc đẩy doanh số bán hàng. Có hai loại hoạt động khuyến mãi như sau:

  • Khuyến mãi hướng tới người tiêu dùng: Mục tiêu chính của loại khuyến mãi này là kích thích người tiêu dùng cuối cùng mua hàng ngay lập tức.
  • Khuyến mãi hướng tới thương mãi: Mục đích chính của loại khuyến mãi này là tác động đến các trung gian tiếp thị như nhà buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ. 
truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-5.jpg

Hoạt động khuyến mại hoặc xúc tiến bán hàng đóng vai trò quan trọng trong truyển thông Marketing

Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng (PR) là cách mà cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ tương tác với đối tượng bên ngoài như truyền thông, đối tác và khách hàng để xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực. PR là công cụ đáng tin cậy với thông điệp từ nguồn trung lập và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội và trang báo chí lớn dưới dạng hình ảnh, video và tin tức.

Tài trợ (Sponsorship)

Tài trợ trong IMC là một chiến lược mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức tài trợ cho một sự kiện, chương trình hoặc hoạt động khác có liên quan đến mục tiêu Marketing của họ. 

Việc lựa chọn sự kiện hoặc chương trình phù hợp giúp xây dựng hình ảnh tích cực và tạo sự nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Sự nhất quán này giúp tăng cường độ tin cậy và tương tác của khách hàng với thương hiệu.

Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Bán hàng cá nhân là một cách tiếp cận trực tiếp giữa người bán và người mua, nơi người bán cố gắng thuyết phục người mua về sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Giao tiếp trực tiếp giúp người bán hiểu rõ nhu cầu của người mua và điều chỉnh thông điệp linh hoạt. Đồng thời, người mua cũng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm trực tiếp và thu thập thông tin trước khi quyết định mua sắm.

Cách lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp .

Để lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp (IMC) hiệu quả, bạn cần tuân theo các bước sau:

  • Xác định mục tiêu: Xác định các mục tiêu cụ thể cho chiến lược IMC như tăng doanh số, tăng nhận diện thương hiệu, và cải thiện quan hệ khách hàng.
  • Nghiên cứu và phân tích thị trường: Nghiên cứu đối tượng khách hàng, xu hướng thị trường và hoạt động đối thủ để hiểu nhu cầu và mong muốn của họ.
  • Xác định đối tượng và thông điệp: Xác định đúng đối tượng mục tiêu và tạo ra một thông điệp nhất quán và hấp dẫn, phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu và điểm khác biệt so với đối thủ.
  • Chọn lựa các kênh truyền thông: Xác định các kênh truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu và thông điệp, bao gồm quảng cáo truyền thống, Marketing trực tuyến, PR, Marketing nội dung và sự kiện trực tiếp.
  • Xác định ngân sách: Xác định ngân sách dựa trên mục tiêu và tài nguyên có sẵn, sau đó phân bổ cho các phần của kế hoạch Marketing dựa trên phương pháp như căn cứ khả năng, tỷ lệ phần trăm doanh số, cân bằng cạnh tranh và mục tiêu, nhiệm vụ.
  • Lập kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ: Thiết lập lịch trình cho các hoạt động truyền thông và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội ngũ để đảm bảo sự đồng bộ và thực hiện đúng kế hoạch.
  • Thực hiện và đánh giá: Thực hiện kế hoạch truyền thông, theo dõi chỉ số, điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi và dữ liệu để tối ưu hoá kết quả.
truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-6.jpg

Có nhiều bước cần tuân thủ để lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp (IMC) hiệu quả

Ví dụ về truyền thông Marketing tích hợp tiêu biểu

Dưới đây là 2 ví dụ của các thương hiệu lớn đã áp dụng IMC thành công trong các chiến dịch của mình mà bạn có thể tham khảo.

Chiến lược truyền thông Marketing tích hợp của Vinamilk

Vinamilk đã áp dụng một loạt chiến lược Marketing mix hiệu quả tại Việt Nam. Họ đã xây dựng fanpage Facebook với hơn 704.000 lượt thích, đăng bài PR sản phẩm, khuyến mãi và tổ chức cuộc thi với hình ảnh bắt mắt. Đồng thời, Vinamilk còn quảng cáo qua billboard ngoài trời tại các giao lộ lớn, sử dụng hình ảnh thu hút sự chú ý.

Trên truyền hình, các quảng cáo TVC của Vinamilk nổi bật với nội dung sống động và nhân văn, tiêu biểu là chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Bên cạnh đó, Vinamilk tài trợ các cuộc thi và học bổng, được báo chí và công chúng ủng hộ, từ đó tăng độ nhận diện và sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Đặc biệt, vào ngày 6/7/2023, Vinamilk thay đổi logo sau hơn 40 năm, khuyến khích người trẻ tạo logo cá nhân theo phong cách mới, tạo nên “cơn sốt” và thu hút nhiều người tham gia, qua đó nâng cao vị thế thương hiệu.

Chiến lược truyền thông Marketing tích hợp của Coca-Cola

Coca-Cola đã đạt thành công to lớn nhờ sử dụng chiến lược truyền thông tích hợp, chuyển từ truyền thống sang kỹ thuật số, như “Love Story” (2017) kể câu chuyện tình yêu giữa hai chai nhựa tái chế để nâng cao nhận thức về môi trường. “Taste the Feeling” (2016) nhấn mạnh cảm xúc hàng ngày khi uống Coca-Cola qua các phương tiện truyền thông đa dạng.

Tại Thế vận hội London 2012, chiến dịch “Move to the Beat” sử dụng âm nhạc và vận động viên để tạo sự gắn kết. “#ThatsGold” (Rio 2016) kỷ niệm Thế vận hội với sự tham gia của các vận động viên nổi tiếng và không gian trải nghiệm đặc biệt. Chiến dịch Super Bowl 2012 với gấu Bắc Cực tương tác trực tiếp trên mạng xã hội đã thu hút 9 triệu người theo dõi.

Chiến dịch “Share A Coke” là một trong những hoạt động Marketing kỹ thuật số nổi bật nhất của Coca-Cola. Thử nghiệm từ năm 2011 tại Úc sau đó lan rộng ra 123 quốc gia trên toàn thế giới, chiến dịch này đã tăng doanh số bán hàng của Coca-Cola lên 7%, đạt hơn 18 triệu lượt hiển thị truyền thông, lưu lượng truy cập Facebook tăng 870% và lượt thích trang tăng 39%. Người tiêu dùng có thể đặt mua các chai Coca cá nhân hóa qua Facebook và nhãn mác ở một số quốc gia được thay đổi hoàn toàn với tên riêng, tạo nên sự kết nối độc đáo với khách hàng.

truyen-thong-marketing-tich-hop-la-gi-tim-hieu-tu-a-z-hinh-7.jpg

Xác định ngân sách dựa trên mục tiêu và tài nguyên có sẵn để lập kế hoach Marketing

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu về khái niệm IMC và cách lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp một cách chi tiết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn khi thiết kế chiến dịch truyền thông. Hãy áp dụng linh hoạt các công cụ truyền thông để đạt được hiệu quả tốt nhất và thu hút sự chú ý của khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

Banner footer