Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo – Vai trò của AI
Từ đầu năm 2010 đến nay, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một thành tựu đáng chú ý của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Vậy sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo diễn ra như thế nào và vai trò của AI trong thế giới ngày nay là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Vai trò của Trí tuệ nhân tạo (AI)
Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo hiện nay đang ngày càng khẳng định vị thế của AI trong nền kinh tế hiện đại. Với khả năng quản lý và phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo giúp các nhà phân tích dữ liệu dễ dàng phát hiện ra những xu hướng tiềm năng và hỗ trợ ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
Hệ thống robot với trí tuệ nhân tạo giúp đem lại quy trình tự động hoá và nâng cao năng suất sản xuất với thời gian làm việc và độ chính xác cao. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể thay thế con người trong một số công việc nguy hiểm và đảm bảo an toàn lao động thông qua hệ thống nhận diện thông minh.
Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được phát triển trên nhiều lĩnh vực giúp con người dễ dàng tiếp cận trong việc tìm kiếm tri thức hoặc lên ý tưởng sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Nhờ đó mang lại những ý tưởng đột phá và độc đáo, giúp rút ngắn quá trình sáng tạo và đạt hiệu quả mong đợi.
Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo
Để phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Trí tuệ nhân tạo AI đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ năm 1950 đến nay. Trí tuệ nhân tạo đã phát triển qua 3 giai đoạn là: Giai đoạn sơ khai, Giai đoạn phục hồi và Giai đoạn bùng nổ.
Giai đoạn sơ khai (1950 – 1970)
Bắt nguồn từ những năm 1950 – 1960, Trí tuệ nhân tạo được nhen nhóm từ mô hình xây dựng một mạng lưới máy tính thần kinh cơ bản và một số hệ thống AI cơ bản như: chương trình tự học để chơi cờ, dịch tự động tiếng Nga sang tiếng Anh,…
Những năm 1960 – 1970 đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ lập trình và các thuật toán đơn giản đầu tiên, là nền tảng đầu tiên cho sự phát triển sau này của AI. Tuy nhiên, do kỳ vọng quá cao và sự hạn chế về công nghệ, đặc biệt là thiết bị phần cứng, AI đã tạm thời bước vào giai đoạn ‘chững’ và phát triển chậm.
Giai đoạn phục hồi (1980 – 2000s)
R1 – mô hình hệ thống chuyên gia thương mại, đã thành công đem sự phát triển của AI trở lại. Trong giai đoạn này, các hệ thống máy tính đã được chính phủ và các công ty lớn quan tâm đầu tư, các thuật toán học máy và mạng neural nhân tạo đã bắt đầu được chú ý và phát triển.
Tuy vậy, sự hạn chế của hệ thống chuyên gia về vấn đề tự học hỏi cùng giá nguyên liệu giảm khiến các nhà khoa học AI lần nữa rơi vào “Mùa đông thứ 2” khi không nhận được sự ủng hộ và ít có cơ hội phát triển.
Giai đoạn bùng nổ (2010 đến nay)
Với sự phát triển của học máy, học sâu và nguồn dữ liệu vô tận, từ những năm 2010 tới nay, AI đã phát triển một cách vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu đáng nể như: hệ thống xa tự lái, AlphaGo của Google DeepMind đánh bại nhà vô địch thế giới cờ vây Lee Sedol,… Chính sự kiện này đã đánh dấu sự bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, sự phát triển của mạng thần kinh nhân tạo và sự ra đời của các chip xử lý đồ họa (GPU) và các đơn vị xử lý tensor (TPU) giúp tăng tốc độ tính toán cho các mô hình AI phức tạp. Từ đó AI đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, tài chính, giải trí,… và có tác động ngày càng sâu rộng.
Bài viết trên đã phân tích sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo qua các thời kỳ và vai trò của AI trong đời sống ngày nay. Để nắm bắt xu thế và sự vận động của nền kinh tế, Trường Đại học VinUni luôn chú trọng tới khoa học và chuyển đổi số. Do đó, những ngành học của trường đều bám sát với thực tế và giúp sinh viên nắm vững nền tảng kiến thức để tự tin trở thành công dân toàn cầu. Nếu bạn còn đang phân vân trong vấn đề chọn trường đại học thì đừng ngần ngại mà hãy tham khảo Trường Đại học VinUni ngay nhé.