Khái niệm về chiến lược Marketing Mix và các chiến lược Marketing Mix kinh điển

18/12/2024

Khái niệm Marketing Mix chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người làm trong ngành Marketing. Marketing Mix được đánh giá là công cụ phổ biến nhất giúp các Marketers khi muốn tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Mô hình Marketing này không chỉ giúp các doanh nghiệp xác định và đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả mà còn tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị, tạo ra giá trị vượt trội và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về khái niệm Marketing Mix.

Khái niệm Marketing Mix là gì?

Khái niệm Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) có nghĩa là một chiến lược Marketing bao gồm tổng hợp các chiến thuật và công cụ được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời tác động vào nhận thức và thu hút khách hàng trở thành người tiêu dùng để mua sản phẩm và dịch vụ đó.

Định nghĩa Marketing Mix được hình thành bởi giáo sư James Culliton tại đại học Harvard vào năm 1948 và biết đến rộng rãi hơn qua E. Jerome McCarthy. Marketing Mix ban đầu vốn được phân loại theo mô hình 4P:

  • Product (sản phẩm)
  • Price (giá cả)
  • Place (phân phối)
  • Promotion (xúc tiến)
khai-niem-ve-chien-luoc-marketing-mix-va-cac-chien-luoc-marketing-mix-kinh-dien-so-1.jpg

Định nghĩa Marketing Mix được hình thành bởi giáo sư James Culliton tại đại học Harvard vào năm 1948.

Các chiến lược Marketing Mix phổ biến

Marketing Mix 4P là mô hình Marketing hỗn hợp đầu tiên xuất hiện. Cho đến nay, mô hình này đã phát triển thành Marketing Mix 7P, so với mô hình 4P sẽ bao gồm thêm 3P mới, đó là:

  • Process (quy trình)
  • People (con người)
  • Physical Evidence (bằng chứng hữu hình)

Ngoài ra chúng ta còn chứng kiến sự xuất hiện của mô hình 4C. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các mô hình Marketing Mix kinh điển ngay sau đây nhé!

Mô hình Marketing Mix 4P

4P trong Marketing là đề cập đến Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng bá). Mỗi chữ “P” trong mô hình này đều đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.

Product (Sản phẩm)

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp sẽ bán liệu có đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không?
  • Các điểm cần chú ý khi thiết kế sản phẩm bao gồm sản xuất theo đơn đặt hàng, loại sản phẩm và kiểm tra chất lượng.

Price (Giá cả)

  • Giá bán ảnh hưởng đến số lượng bán và cạnh tranh trên thị trường.
  • Mức giá có thể xác định dựa trên chi phí, giá cạnh tranh và cảm nhận thực tế của khách hàng. Câu hỏi quan trọng bao gồm giá trị sản phẩm, so sánh giá với đối thủ, phương thức thanh toán và các chương trình khuyến mãi.

Place (Địa điểm)

  • Địa điểm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khách hàng tìm và mua sản phẩm hay dịch vụ.
  • Địa điểm bán hàng hiệu quả bao gồm bán trực tiếp, qua nhà phân phối và qua internet.

Promotion (Quảng bá)

  • Quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu là vai trò chủ chốt.
  • Doanh nghiệp có nhiều công cụ quảng bá như bán hàng cá nhân, quảng cáo và quan hệ công chúng để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.
khai-niem-ve-chien-luoc-marketing-mix-va-cac-chien-luoc-marketing-mix-kinh-dien-so-2.jpg

Marketing Mix 4P là mô hình đầu tiên.

Mô hình Marketing Mix 7P

Marketing Mix 7P là phiên bản mở rộng của Marketing Mix 4P. Một số ý kiến cho rằng 4P đã lỗi thời, do đó, 3 yếu tố P mới đã được bổ sung thêm để có thể hiểu sâu và nắm bắt những ảnh hưởng từ sự đổi mới trong thời đại công nghệ 4.0 tới kinh doanh.

People (Con người)

Trong phương pháp tiếp thị thì khách hàng được lấy làm trung tâm, bạn có thể hiểu rằng “People” đề cập đến khách hàng mục tiêu, người mua hàng của bạn.

Tuy nhiên, những người được nhắc tới trong mô hình 7Ps còn là những nhân sự đóng vai trò làm người trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách hàng:

  • Nhà tiếp thị
  • Thành viên nhóm bán hàng
  • Nhóm dịch vụ khách hàng
  • Tuyển dụng
  • Đào tạo & kỹ năng
  • Người quản lý

Process (Quy trình)

Process trong Marketing Mix 7P là gì? Đó là các quy trình mà doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng từ đầu cho đến khi khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng.

Quá trình bán hàng hiệu quả cần bao gồm:

  • Giao hàng tận nơi cho khách hàng
  • Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp
  • Dịch vụ khách hàng
  • Giải pháp xử lý các vấn đề trong quá trình phân phối và các trường hợp khách hàng không hài lòng với quy trình/dịch vụ nhận được.
  • Khuyến khích
  • Trả hàng & hoàn tiền
  • Phản hồi
  • T&Cs: Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng

Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Và chữ “P” cuối cùng trong mô hình Marketing Mix 7P là bằng chứng hữu hình. Yếu tố này được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.

khai-niem-ve-chien-luoc-marketing-mix-va-cac-chien-luoc-marketing-mix-kinh-dien-so-3.jpg

Marketing Mix 7P là mô hình mở rộng của Marketing Mix 4P.

Mô hình 4C

4C trong Marketing Mix bao gồm các yếu tố:

  • Customer: Giải pháp cho khách hàng
  • Cost: Chi phí cho khách hàng
  • Convenience: Sự thuận tiện
  • Communication: Giao tiếp

Cùng với mục đích “thúc đẩy bán hàng”, trong khi mô hình 4P tập trung chủ yếu vào người bán, mô hình 4C lại tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng.

4C trong Marketing có thể mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp vì chiến lược này yêu cầu các nhà tiếp thị phải thực sự hiểu đối tượng người dùng trước khi bắt tay vào phát triển sản phẩm.

Mô hình 3C

Mô hình 3C được phát triển bởi Kenichi Ohmae, được dùng để đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua các yếu tố bao gồm:

  • Customer: Khách hàng
  • Competitor: Doanh nghiệp
  • Company: Đối thủ cạnh tranh

Tóm lại, khái niệm Marketing Mix là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Hy vọng những chia sẻ trên của VinUni giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Marketing Mix cũng như thông tin đến bạn những mô hình Marketing kinh điển.

khai-niem-ve-chien-luoc-marketing-mix-va-cac-chien-luoc-marketing-mix-kinh-dien-so-4.jpg

VinUni tạo cơ hội cho sinh viên học thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho ngành Marketing.

Để trở thành một nhà Marketing chuyên nghiệp trong tương lai, ngoài việc bạn phải có đam mê với ngành này thì việc lựa chọn cho mình môi trường học tập chất lượng về ngành Marketing là điều không thể thiếu. Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập và giảng dạy chất lượng chuyên ngành Marketing thì hãy cân nhắc trường Đại học VinUni (VinUni).

Chương trình đào tạo chuyên ngành Marketing của VinUni hoàn toàn sử dụng bằng tiếng Anh, nội dung giảng dạy được cập nhật liên tục và luôn tạo điều kiện cho bạn có thể vừa học tập vừa áp dụng lý thuyết vào thực tế thông qua các dự án hay trải nghiệm tại các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước. Phong cách đào tạo mới mẻ giúp trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng mọi thách thức của môi trường làm việc toàn cầu. Nhờ đó sinh viên có thể tận hưởng môi trường đại học theo quy chuẩn Quốc tế ngay chính tại Việt Nam.

Xem thêm: Marketing truyền miệng – Sức mạnh của tương tác tự nhiên

Banner footer