LinkedIn Marketing là gì? Các bước triển khai hiệu quả
Kể từ khi ra mắt năm 2003, LinkedIn đã trở thành một trong những trang mạng xã hội chuyên nghiệp trong việc chia sẻ kinh nghiệm, sơ yếu lý lịch và kết nối mọi người trong lĩnh vực việc làm. Chính vì vậy, LinkedIn Marketing ra đời như một công cụ mạnh mẽ hơn để kết nối nhân lực trên đa lĩnh vực. Vậy hình thức tiếp thị này có gì đặc biệt và các bước triển khai ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu chung về LinkedIn Marketing
LinkedIn Marketing là một phần quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị hiện nay khi nó sử dụng LinkedIn để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng và phát triển kinh doanh. Tại trang thông tin chuyên nghiệp này, bạn có thể kết nối dựa trên cùng lĩnh vực hoặc sở thích, đồng thời có thể thu hút lượt truy cập, sáng tạo nội dung và kết nối đa nền tảng.
Tiếp thị trên LinkedIn được coi là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp thống kê các số liệu, mối liên kết và dữ liệu cần thiết cho việc phân tích thị trường và nghiên cứu chiến lược Marketing. Do đó mà chi phí cho LinkedIn Marketing thường cao hơn so với các hình thức tiếp thị khác.
LinkedIn Marketing có rất nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các hoạt động: Xây dựng hồ sơ, Chia sẻ nội dung, Tương tác với cộng đồng và Tham gia các hội nhóm có sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số hình thức quảng cáo trên LinkedIn như Quảng cáo hiển thị, Dynamic Ads, Text Ads,… để thu hút sự chú ý và tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Vai trò của LinkedIn Marketing
Với bộ lọc chính xác về chức vụ và đối tượng tìm kiếm, LinkedIn đã trở thành công cụ không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị và định vị thương hiệu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực B2B (Business-to-Business).
Mở rộng mạng lưới kết nối
Tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn cũng là nơi kết nối đa quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm đối tượng tiềm năng thông qua việc tương tác, chia sẻ thông tin hoặc hỏi đáp với các chuyên gia trong lĩnh vực mình đang hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận các ứng viên chất lượng và nhiều nhà tuyển dụng uy tín, phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng được lực lượng nhân sự chất lượng, giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn.
Xây dựng thương hiệu
LinkedIn là nền tảng lý tưởng để doanh nghiệp xây dựng hồ sơ kinh nghiệm và thành tựu một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Bạn có thể chia sẻ những nội dung chất lượng nhằm tạo tương tác cũng như nâng cao độ nhận diện của doanh nghiệp dựa trên những chia sẻ hữu ích.
Tiếp thị trên nền tảng chuyên nghiệp cũng giúp chúng ta khảo sát và tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp, tăng doanh số và phát triển một cách bền vững.
Các bước triển khai LinkedIn Marketing
Để tiếp thị hiệu quả, các doanh nghiệp trước tiên cần xác định mục tiêu và đối tượng phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình. Do LinkedIn là nền tảng chuyên nghiệp nên các bước triển khai tiếp thị trên nền tảng này cũng có những điểm khác biệt nhất định.
Xác định mục tiêu
Mục tiêu luôn được coi là yếu tố khởi đầu quan trọng và quyết định sự thành công của các bước sau đó. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định đối tượng, mục tiêu nhận thức, hành vi và số lượng tương tác dự kiến khi tiến hành tiếp thị trên LinkedIn. Từ đó có thể lên kế hoạch cụ thể và tránh các rủi ro không đáng trong chiến dịch Marketing. Thông thường, các kế hoạch Marketing thường kéo dài trong vài tháng, do đó, mục tiêu tiếp thị cũng cần thay đổi theo từng giai đoạn nhất định.
Phân tích đối tượng mục tiêu
Phân tích đúng mục tiêu sẽ là vũ khí giúp doanh nghiệp đạt chỉ tiêu về doanh số cũng như uy tín thương hiệu. Để hiểu rõ nhu cầu bên trong của khách hàng, các doanh nghiệp cần điều tra các yếu tố về nhân khẩu học, hành vi, sở thích và tần suất truy cập của các tài khoản mục tiêu trên LinkedIn. Từ dữ liệu thu thập được, bạn có thể thống kê chính xác và đưa ra dự đoán về dịch vụ, sản phẩm mà họ đang có nhu cầu.
Ngoài ra, khi phân tích đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cũng nên tạo phân khúc khách hàng phù hợp và xây dựng dữ liệu hồ sơ khách hàng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoặc thực hiện các hình thức tiếp thị khác như: Email Marketing, Mobile Marketing,… trực tiếp tới khách hàng.
Tạo nội dung chất lượng
Sau khi tạo trang cá nhân cho doanh nghiệp, bạn cần duy trì sự tương tác cho trang này bằng cách đăng tải những nội dung chất lượng. Những nội dung này cần phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kèm theo đó là là những câu chuyện hấp dẫn, gợi mở sự tương tác.
Bạn có thể bắt đầu bài viết bằng những câu hỏi và đăng nó trong các diễn đàn, hội nhóm. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với các cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp trên LinkedIn mà còn giúp tăng độ tin cậy, từ đó có thể khuyến khích người dùng thực hiện các hành động như đăng ký nhận thông tin hoặc tải các tài liệu liên quan.
Tối ưu hoá nội dung cho SEO
Cũng giống như các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn cũng có các trang tìm kiếm và thanh công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn nên xác định các từ khoá phù hợp, quan trọng và có thể tự tạo hashtag riêng nhằm tối ưu hoá nội dung tìm kiếm về doanh nghiệp của mình trên LinkedIn.
Khi thực hiện tối ưu hoá nội dung, bạn nên sử dụng các từ khoá có nội dung dễ hiểu, rõ ràng; nội dung có thể kèm theo các liên kết đến trang web của doanh nghiệp. Từ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập và thực hiện các hành động mua sắm, mang đến doanh thu cho doanh nghiệp.
Tạo và quản lý các nhóm LinkedIn
Mỗi doanh nghiệp nên có một tài khoản nhóm chuyên nghiệp dành riêng cho việc đưa thông tin quan trọng tới khách hàng tiềm năng. Nội dung được đăng trong các nhóm này có thể là các bài thảo luận hoặc một số chương trình giảm giá, khuyến mãi dành cho khách hàng trong các dịp quan trọng nào đó như: lễ, Tết hoặc ra mắt sản phẩm mới,…
Thông tin trên các hội nhóm này cxần được cập nhật thường xuyên và có tính tương tác cao. Do vậy, hoạt động quản lý cần được triển khai một cách chặt chẽ và hiệu quả, tránh các thông tin xấu gây ảnh hưởng tới uy tín của hội nhóm và doanh nghiệp. Người dùng cũng có thể bình luận và tương tác với các thông tin được đăng tải trên nhóm.
Sử dụng quảng cáo
Quảng cáo được coi là công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất của LinkedIn Marketing khi nó có thể giúp thu hút các đối tác tiềm năng cũng như kích thích sức mua của khách hàng thông qua thông tin về hình ảnh và văn bản. Thông thường, LinkedIn có sáu loại hình quảng cáo chính là: Quảng cáo hiển thị, Quảng cáo văn bản, Quảng cáo video, Quảng cáo InMail, Quảng cáo Sponsored Content và Dynamic Ads.
Để tận dụng tối đa lợi ích mà quảng cáo mang lại, doanh nghiệp cần theo dõi các xu hướng quảng cáo mới nhất, thiết kế nội dung quảng cáo rõ ràng và đặt ngân sách quảng cáo phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chạy thử nghiệm các phiên bản quảng cáo khác nhau nhằm tìm ra cách thức tiếp thị bằng quảng cáo hiệu quả nhất.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả
Trong quá trình thực hiện LinkedIn Marketing ta cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả các yếu tố về doanh thu, tương tác và tỷ lệ chuyển đổi thu được. Điều này sẽ giúp chúng ta thống kê và phân tích dữ liệu hiệu quả, từ đó đưa ra hướng đi đúng đắn cho các chiến lược tiếp thị tiếp theo.
Sự đánh giá thường xuyên giúp doanh nghiệp linh hoạt trước nhu cầu của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh với những đối thủ cùng phân khúc. Ngoài ra, chúng cũng giúp doanh nghiệp cũng có thể quản lý nhân lực hiệu quả và kịp thời xử lý các rủi ro trong quá trình tiếp thị.
Học Marketing tại VinUni
LinkedIn Marketing được coi là một trong những phương thức tiếp thị đem lại hiệu quả cao nhất vì tính chuyên nghiệp của nền tảng này. Để tiếp thị hiệu quả, bạn cần phải nắm vững kiến thức nền tảng của Marketing và những xu hướng tiếp thị mới nhất. Nếu bạn có đam mê với ngành Marketing nhưng chưa chọn được trường đại học phù hợp, hãy tham khảo ngành Marketing tại VinUni ngay nhé.
VinUni là trường đại học có cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo ngành Marketing tốt nhất hiện nay. Chương trình giảng dạy của trường được đồng thiết kế bởi hai trường đại học danh tiếng về Marketing là trường đại học Cornell và đại học Pennsylvania, nhờ đó, bạn sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức thú vị cũng như xu hướng Marketing thịnh hành trên thế giới. Ngoài ra, khi học tập tại VinUni, bạn còn có cơ hội thực tập từ năm nhất tại các đối tác lớn của VinUni như Ernst & Young Việt Nam, Bệnh viện Quân y 108, Vinmec, Viện VinBigData, HMS và nhiều đối tác khác. Đây sẽ là cơ hội lớn cho công việc và tương lai nghề nghiệp sau này.
Để trở thành sinh viên ngành Marketing tại VinUni, bạn có thể tham gia Kỳ tuyển sinh sớm (15/10/2024 – 15/01/2025), Kỳ tuyển sinh thường (15/02 – 15/05/2025) hoặc Kỳ tuyển sinh cuốn chiếu (15/06 – 15/08/2025). Bạn có thể truy cập vào trang tuyển sinh của trường và hoàn thành mẫu đơn xét tuyển trực tuyến. Mẫu đơn này thường yêu cầu các thông tin cá nhân, thành tích học tập, một số chứng chỉ liên quan kèm theo là một bài luận khoảng 400 chữ. Bạn có thể xét tuyển và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển sinh của VinUni và có cơ hội được xét duyệt sớm hơn, làm giảm bớt gánh nặng ôn thi THPT cho bạn.
LinkedIn Marketing là xu hướng tiếp thị rất hiệu quả khi nó giúp doanh nghiệp kết nối với các đối tác lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó mang đến doanh thu bền vững và xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng. Trong thời đại thông tin và mạng xã hội đang rất phát triển, các doanh nghiệp hãy tận dụng điều này để kết nối tới nhiều đối tượng tiềm năng hơn.