Tổng hợp những cách tự học Khoa học máy tính hiệu quả nhất
Khoa học máy tính hiện đang là một trong những ngành có sức hút rất lớn đối với các thí sinh Trung học phổ thông. Đây là ngành đòi hỏi tư duy logic cũng như khả năng tự lập cao, do đó, nếu bạn nắm được những cách tự học Khoa học máy tính hiệu quả thì sẽ rất dễ dàng cho việc nghiên cứu và làm việc sau này.
Ngành Khoa học máy tính là gì?
Trước khi tìm hiểu cách tự học Khoa học máy tính hiệu quả, ta cần tìm hiểu chung về đặc thù của ngành này. Computer Science hay ngành Khoa học máy tính là một ngành đặc biệt tập trung vào thiết kế phần mềm và vận hành máy tính thông qua các thuật toán nhằm tạo ra hệ thống dữ liệu lớn, phục vụ cho việc phát triển của khoa học – công nghệ. Đây là ngành học nghiên cứu nhiều về lý thuyết vận hành máy tính, do đó, khi học ngành này, bạn sẽ hiểu rõ về cách hoạt động của máy tính nhằm tạo dựng và thiết lập các ứng dụng, phần mềm phức tạp dựa trên tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong thời đại cuộc Cách mạng 5.0 đang diễn ra ngày càng mạnh thì ngành Khoa học máy tính được coi là “chìa khoá” để nước ta theo kịp sự phát triển của thế giới. Do đó, chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính đang rất được chú trọng và được đào tạo ở hầu hết các trường Đại học. Kiến thức của ngành Khoa học máy tính thường có sự liên kết chặt chẽ với các ngành toán học, vật lý, sinh học và kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình lý giải thuật toán và tạo dựng những ứng dụng đa dạng, có thể hoạt động và áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Do đặc thù của ngành thường xuyên nghiên cứu và thực hiện các thuật toán trên máy tính, vì vậy, ngành này sẽ phù hợp với những người thực sự có đam mê và yêu thích về máy tính. Bên cạnh đó, Khoa học máy tính là ngành có áp lực lớn và đào thải nhanh, do đó, người học cần luôn đổi mới tư duy, chịu được áp lực và có khả năng lập trình tốt để có thể theo đuổi ngành này một cách lâu dài.
Chương trình học Khoa học Máy tính
Đối với chương trình đào tạo Đại học, sinh viên sẽ được học hai khối kiến thức quan trọng là Khối kiến thức đại cương và Khối kiến thức chuyên ngành. Mỗi môn học lại cung cấp các kiến thức khác nhau nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện nhất, phục vụ cho công việc của họ sau khi tốt nghiệp.
Khối kiến thức đại cương
Khi học Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được học các môn đại cương có liên quan tới chuyên ngành nhằm xây dựng kiến thức chung nhất, làm nền tảng để sinh viên học tập kiến thức chuyên ngành tốt hơn. Những môn học này thường là: Đại số tuyến tính, Xác suất thống kê, Triết học Mác – Lênin, Toán cao cấp, Anh văn,…
Đây đều là những môn học nền tảng giúp sinh viên tính toán và tư duy logic, đồng thời làm quen với dữ liệu số trước khi chính thức bước vào chuyên ngành. Bên cạnh đó, một số môn sẽ giúp sinh viên định hình tư tưởng và lập trường của mình, từ đó xác định hướng phát triển phù hợp trong tình hình kinh tế – chính trị thực tế ở Việt Nam.
Khối kiến thức chuyên ngành
Chuyên ngành của Khoa học máy tính lại được chia làm hai phần là khối kiến thức nền và khối kiến thức chuyên sâu. Khối kiến thức nền thường được giảng dạy trong chương trình năm 1 và năm 2, bao gồm các môn như: Nguyên lý hệ điều hành, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình nâng cao, Kiến trúc phần mềm,… Những môn này sẽ cung cấp sinh viên kiến thức tổng quan nhất, nếu học tốt những môn này, sinh viên hoàn toàn có thể dễ dàng hoàn thành tốt những môn học có tính chuyên sâu hơn.
Thông thường, sinh viên từ năm 3 trở đi sẽ được học chuyên ngành và tập trung kiến thức vào một lĩnh vực đó. Vậy nên, tuỳ theo chuyên ngành bạn chọn mà bạn sẽ được học các kiến thức như: Xử lý dữ liệu, Đồ hoạ máy tính, Tổ chức và truy vấn thông tin Đa phương tiện, Các thuật toán chuyển đổi,… Việc học chuyên sâu sẽ giúp bạn nắm được kiến thức cốt lõi và bản chất của chuyên ngành, từ đó có thể chế tạo ra những phần mềm hữu ích trong lĩnh vực của mình.
Cách tự học Khoa học máy tính
Kỹ năng tự học luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thành tích học tập của cá nhân. Do vậy, khi tự học Khoa học máy tính, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu, nhu cầu và lập ra lộ trình phù hợp để đạt hiệu quả học tập tốt nhất.
Xác định mục tiêu
Trước khi bước vào xây dựng lộ trình học tập, bạn cần xác định nhu cầu và mong muốn của bản thân: Năng lực của bản thân đang ở mức nào? Bạn yêu thích chuyên ngành nào? Bạn muốn làm công việc gì sau khi tốt nghiệp? Đây là những câu hỏi căn bản để bạn biết được mục tiêu và nhu cầu của bản thân. Sau khi có mục tiêu rõ ràng, bạn cần chuẩn bị tinh thần và một vài kiến thức liên quan nhằm hỗ trợ cho việc học.
Việc xác định trước những môn mà mình cần phải học và nắm vững kiến thức sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ và đạt thành tích tốt hơn khi học các môn của ngành. Như các khối kiến thức nêu trên, khi học Khoa học máy tính, bạn cần phải thành thạo ngôn ngữ lập trình, hiểu biết các kiến thức về Toán học, Vật lý, Nguyên lý vận hành máy tính cùng một số môn chuyên ngành. Từ đó, bạn có thể xây dựng lộ trình với độ khó tăng dần để hoàn thiện chương trình học tốt và hiệu quả nhất.
Xây dựng lộ trình tự học
Ngôn ngữ lập trình là một trong những kiến thức quan trọng và nền tảng của ngành, do vậy, trước khi nhập học, bạn nên dành ra 2 – 3 tháng để học và làm quen với các ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Python, C++ hoặc Java. Bên cạnh việc luyện tập, bạn nên đọc thêm những cuốn sách từ những tác giả nổi tiếng trong lập trình như Tom Mitchell, Andrew Ng, Stuart Russell để giúp cải thiện kỹ năng lập trình của bạn.
Sau khi học lập trình, bạn cần chú ý tới các môn học nền tảng có thể quyết định tới việc lựa chọn chuyên ngành và công việc sau này của bạn như: Toán học, Vật lý, Xác suất thống kê, Triết học Mác – Lênin,… Đây đều là những môn có chứa kiến thức đại cương quan trọng, vậy nên việc hiểu và vận dụng bài tập sẽ có vai trò rất lớn trong việc xây dựng nền tảng kiến thức cho chuyên ngành. Bên cạnh kiến thức có sẵn trong sách vở và được giảng viên hướng dẫn thì bạn nên chủ động tìm kiếm thêm bài tập và luyện tập ở nhà. Kỷ luật là một trong những yếu tố dẫn đến thành công, do đó, bạn nên học và ôn luyện mỗi ngày nhằm tăng thêm hiểu biết và năng lực của mình, từ đó làm nền tảng vững chắc khi học và thực hành chuyên ngành sau này.
Kiến thức chuyên ngành liên quan rất nhiều tới dữ liệu máy tính và xử lý dữ liệu, do đó, bạn nên học thêm những cuốn sách W3Schools, Stack Overflow nhằm bổ sung thêm kiến thức về máy tính cho mình. Việc thực hành và áp dụng lý thuyết vào thực tế là rất quan trọng, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc các dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học máy tính dưới sự hướng dẫn của giảng viên, từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm thêm nhiều hoạt động bổ ích cho việc tự học của bạn.
Rèn luyện kỹ năng mềm
Bên cạnh việc học và bổ sung kiến thức thì những kỹ năng mềm rất quan trọng và nó quyết định sự gắn bó lâu dài trong ngành của bạn. Do đặc thù của ngành thường thay đổi nhanh theo yêu cầu của thời đại nên bạn cần có sự nhạy bén, có khả năng phân tích và nắm bắt thị trường nhằm tạo ra nhiều ứng dụng hữu ích. Bên cạnh đó, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt, tỉ mỉ, luôn đổi mới tư duy và có khả năng là việc nhóm tốt nhằm nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Khoa học máy tính, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như: Phân tích hệ thống, Trí tuệ nhân tạo, An ninh mạng, Quản lý dữ liệu và nhiều công việc liên quan khác. Hiện nay, mức lương cho cử nhân Khoa học máy tính là khá cao, dao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Học Khoa học máy tính tại VinUni
Theo thống kê của Bộ Lao động, hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Khoa học máy tính đang là 500.000 kỹ sư, điều này cho thấy tiềm năng của ngành Khoa học máy tính là rất lớn. Nếu bạn quan tâm tới ngành này và muốn trở thành một cử nhân tài năng, bạn nên chọn cho mình một trường đại học vừa có cơ sở vật chất tốt, vừa có chương trình giảng dạy chất lượng nhằm tạo bước đà vững mạnh cho sự phát triển của bản thân sau này. Nếu bạn đang tìm một trường đại học đáp ứng hết yêu cầu trên thì VinUni sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
VinUni hiện là trường đại học trẻ nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận được xếp hạng QS 5 sao ở 7 hạng mục, trong đó dẫn đầu là Chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất. Chương trình học ngành Khoa học máy tính được đồng thiết kế bởi hai trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ là đại học Cornell và đại học Pennsylvania. Với chương trình này, thí sinh sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh về các nguyên lý, lý thuyết khoa học máy tính, có kỹ năng lập trình phần mềm và kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của khoa học máy tính. Ngoài ra, VinUni luôn trang bị cho sinh viên tư duy khởi nghiệp và khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu ngay từ năm nhất cùng các Giáo sư, Giảng viên VinUni. Đây sẽ là một lợi thế lớn cho các sinh viên khi được định hướng, hỗ trợ và cố vấn sát sao từ đội ngũ Giáo sư tầm cỡ của Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính VinUni.
Để trở thành sinh viên ngành Khoa học máy tính tại VinUni, bạn có thể tham gia Kỳ tuyển sinh sớm (15/10/2024 – 15/01/2025), Kỳ tuyển sinh thường (15/02 – 15/05/2025) hoặc Kỳ tuyển sinh cuốn chiếu (15/06 – 15/08/2025). Bạn có thể truy cập vào trang tuyển sinh của trường và hoàn thành mẫu đơn xét tuyển trực tuyến. Mẫu đơn này thường yêu cầu các thông tin cá nhân, thành tích học tập, một số chứng chỉ liên quan kèm theo là một bài luận khoảng 400 chữ. Bạn có thể xét tuyển và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển sinh của VinUni và có cơ hội được xét duyệt sớm hơn, làm giảm bớt gánh nặng ôn thi Trung học phổ thông cho bạn.
Để tự học Khoa học máy tính hiệu quả, bạn cần phải xác định mục tiêu rõ ràng và chăm chỉ luyện tập thêm nhiều kiến thức không có trong giáo trình. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng và trở thành một cử nhân Khoa học máy tính xuất sắc và có cơ hội làm việc tại các tổ chức uy tín với mức lương hấp dẫn.