Tầm quan trọng của Tâm lý học lứa tuổi

17/09/2024

Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua nhiều giai đoạn trưởng thành với những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Do đó, không ít bậc cha mẹ gặp khó khăn trong quá trình tìm phương pháp giáo dục trẻ cho phù hợp. Để giúp cho cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm về tâm lý trẻ theo từng lứa tuổi học đường, hãy cùng VinUni tìm hiểu về Tâm lý học lứa tuổi trong bài viết sau đây.

tam-ly-hoc-lua-tuoi-so-1

Tâm lý học lứa tuổi là kiến thức mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu

Tầm quan trọng của việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý học sinh theo lứa tuổi

Bạn có biết, đọc vị được đúng tâm lý của từng lứa tuổi học sinh cũng sẽ giúp cha mẹ dễ dàng thấu hiểu các hành vi và cách ứng xử của con mình hơn? Chưa kể, bạn cũng có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ sớm nhất có thể. Từ đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, cha mẹ cũng sẽ biết cách can thiệp, chăm sóc và ngăn ngừa kịp thời các hệ quả đáng tiếc.

Theo thống kê của UNICEF, tỷ lệ trẻ em hay trẻ trong độ tuổi vị thành niên mắc các vấn đề về tâm lý tại Việt Nam khá lớn. Con số thống kê có thể nằm trong khoảng từ 8 – 29%, ngoài ra, trẻ có biểu hiện căng thẳng chiếm lên đến 15% trong số 95 triệu dân.

Tam-ly-hoc-lua-tuoi-so-2

Nắm bắt được tâm tư và suy nghĩ của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn

Chính vì vậy, ngay bây giờ, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những phương pháp nuôi dạy trẻ càng sớm càng tốt. Các giai đoạn tâm lý học sinh thay đổi theo lứa tuổi sẽ giúp cha mẹ theo sát con mình hơn, hiểu hành vi đặc trưng. Việc nuôi dạy tốt con cái cũng chính là tiền đề để đứa trẻ trong tương lai sẽ là 1 công dân tốt, có ích cho xã hội. Đó cũng là lý do chính mà ngành Tâm lý học lứa tuổi ra đời.

Đặc điểm tâm lý theo lứa tuổi

Tâm lý của trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi)

Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài, có nhiều bé hứng thú với việc tới lớp, nhưng trái lại cũng có rất nhiều em lại mang tâm lý sợ tới trường. Thậm chí có những em nhỏ thường lấy lý do đau bụng vào sáng thứ 2, tuy nhiên triệu chứng này của các em cũng nhanh chóng biến mất nếu như cha mẹ cho phép nghỉ học ở nhà buổi hôm đó.

Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ trong quá trình phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là tập trung vào việc vui chơi là chính. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. Chúng sẽ tự nghĩ ra những trò chơi mới và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ sinh.

Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi quá phức tạp, nhiều quy tắc. Những trò chơi ngắn gọn, dễ hiểu sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không quá dài. Trẻ thường có xu hướng bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch.

Trẻ em giai đoạn này luôn muốn mình là trung tâm chú ý của người lớn. Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là giỏi nhưng với người lớn thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường sẽ cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người xung quanh công nhận.Trẻ không thích bị chê bai trong tuổi này & rất dễ bị tủi thân, hay làm mình làm mẩy để được dỗ dành.

Tâm lý trẻ tiểu học (6 – 12 tuổi)

Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường, làm quen môi trường mới trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển mới từ hoạt động vui chơi là chính sang học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.

Cùng với cuộc sống trong nhà trường, các hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mới mẻ mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc chưa từng tiếp cận. Từ đó, cùng với sự phát triển về mặt thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển về tâm lý đã có được ở giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lý của chính mình, mà trước hết là tính chủ động, khả năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh những cấu tạo về mặt tâm lý mới đặc trưng trong lứa tuổi này.

Trước những thách thức ở gian đoạn này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các phương thức phức tạp hơn của hành vi và các hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi trong cuộc sống nhà trường và phát triển chính mình lên một mức cao hơn.

Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng cách thức lĩnh hội. Cùng với quá trình tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em còn có thể học cách học, học các kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội.

Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục trong gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp, học sinh tiểu học còn có cơ hội lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội này trên tạo ra những chuyển đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.

Tam-ly-hoc-lua-tuoi-so-3

Tâm lý học mỗi lứa tuổi sẽ khác nhau theo từng giai đoạn phát triển

Tâm lý lứa tuổi trung học cơ sở

Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng lại chưa bền vững, nhiều khi còn tồn tại sự mâu thuẩn của nó. Thái độ đối với học tập của các bạn học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nhưng thái độ và cách biểu hiện lai rất khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có tinh thần trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ trong học tập.
  • Trong sự hiểu biết chung: từ trình độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số bạn, nhưng ở một số bạn khác thì mức độ phát triển lại yếu hơn, tầm hiểu biết rất hạn chế.
  • Trong phương thức lĩnh hội các tài liệu học tập: từ mức có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều phương pháp học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập lĩnh hội, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tầm quan trọng của Tâm lý học lứa tuổi trong việc nuôi dạy con trẻ dành cho các bậc phụ huynh hiện nay. Ngành Tâm lý học tại VinUni cũng cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu về Tâm lý học lứa tuổi để bạn có cơ hội công tác trong lĩnh vực giáo dục nếu có nguyện vọng.