Kinh tế học là ngành gì? Mục tiêu đào tạo và những tố chất cần để theo ngành

16/09/2023

Khi nhắc đến kinh tế, hình ảnh về tiền bạc, sàn chứng khoán và doanh nhân mặc vest có lẽ là những điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của các bạn. Tuy nhiên, thực tế kinh tế không chỉ là về số liệu và tài chính, đó là một cả thế giới đa chiều mà bạn có thể khám phá sâu sắc khi theo đuổi chuyên ngành kinh tế học ở đại học. Vậy, Kinh tế học là ngành gì? Mục tiêu đào tạo và những tố chất cần có để theo ngành này là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Kinh Tế Học là ngành gì?

Để trả lời cho câu hỏi Kinh tế học là ngành gì thì chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về Kinh tế học và ngành Kinh tế nhé!

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

Vậy Kinh tế học là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá thể: người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp,… với nhau trong một nước và giữa các nước với nhau. Do đó, kinh tế là một ngành học rất rộng gồm nhiều lĩnh vực, cũng như có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học,…
Trên thực tế, dù không học ngành kinh tế thì người lao động trên các ngành nghề sản xuất, kỹ thuật,… cũng là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và cũng đang gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó nếu bạn học Đại học các ngành kỹ thuật, công nghiệp, y dược,… vẫn có thể làm những nghề nghiệp có liên quan đến kinh doanh mà không nhất thiết phải tốt nghiệp khoa Kinh tế.

kinh-te-hoc-la-nganh-gi-muc-tieu-dao-tao-va-nhung-to-chat-can-de-theo-nganh-so-1.jpg

Kinh tế học là môn khoa học xã hội.

Mục tiêu đào tạo của ngành Kinh tế học

Mục tiêu chung:

Đào tạo các cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng tốt, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực chính trị, xã hội và nghiên cứu, giảng dạy kinh tế học.

Mục tiêu cụ thể:

  • Đào tạo đội ngũ những cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên sâu, vững vàng trong lĩnh vực kinh tế học.
  • Đào tạo những cử nhân kinh tế có khả năng tổ chức, quản lý, thực thi các hoạt động kinh tế ở khu vực doanh nghiệp.
  • Đào tạo đội ngũ những nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế có khả năng hoạch định, tham mưu, tư vấn các vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
  • Đào tạo những chuyên gia kinh tế có khả năng nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực kinh tế học.
  • Đào tạo những cử nhân kinh tế có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

    kinh-te-hoc-la-nganh-gi-muc-tieu-dao-tao-va-nhung-to-chat-can-de-theo-nganh-so-2.jpg

    Bạn cần có những tố chất phù hợp để theo học ngành kinh tế.

Những tố chất cần có để theo học ngành Kinh tế học

Để học tập và làm việc tốt trong ngành Kinh tếbạn cần có một số tố chất cơ bản sau:

  • Khả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.
  • Năng khiếu về toán học.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Quan tâm tới các vấn đề kinh tế.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập;Kỹ năng tư duy phân tích;
  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo;

    kinh-te-hoc-la-nganh-gi-muc-tieu-dao-tao-va-nhung-to-chat-can-de-theo-nganh-so-3.jpg

    Cơ hội làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học rất đa dạng và rộng mở.

Ngành nghề khi tốt nghiệp Kinh tế học là ngành gì?

Cơ hội làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học trong cơ quan, doanh nghiệp:

  • Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng.
  • Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn kinh tế.
  • Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
  • Các tổ chức xã hội, đoàn thể.
  • Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng…).

Một số vị trí công tác tiêu biểu ngành Kinh tế

  • Chuyên viên trong các lĩnh vực: phân tích chính sách, hoạch định chính sách, thẩm định dự án đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị chiến lược, nghiên cứu thị trường, tư vấn lao động, quản lý nhân sự.
  • Giảng viên giảng dạy Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Lịch sử học thuyết kinh tế.
  • Cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức đoàn thể, xã hội…
kinh-te-hoc-la-nganh-gi-muc-tieu-dao-tao-va-nhung-to-chat-can-de-theo-nganh-so-4.jpg

Học ngành Kinh tế tại trường Đại học VinUni.

Như vậy, với những thông tin trên đã có thể giúp bạn trả lời câu hỏi Kinh tế học là ngành gì và khi theo học ngành này cần có những tố chất nào. Từ đó, bạn có thể xác định được mình có thực sự phù hợp và có niềm đam mê với ngành kinh tế học hay không để có thể ra quyết định đúng đắn cho con đường lựa chọn ngành nghề cho tương lai.

Nếu bạn có mong muốn học Kinh tế học thì bạn nên cân nhắc việc học ngành Kinh tế tại trường Đại học VinUni vì những cơ hội phát triển và lợi thế vượt trội mà trường mang lại cho sinh viên. Chương trình Cử nhân Kinh tế của Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng tại VinUni được thiết kếdưới sự hợp tác giữa các trường đại học hàng đầu như Cornell và Pennsylvania, cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả cả trong nước và quốc tế.

Trong thời kỳ công nghệ mới, thúc đẩy nền tăng trưởng kinh tế bền vững, chương trình học của VinUni đặc biệt chú trọng vào việc trang bị cho sinh viên các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo và tư duy khởi nghiệp. Bên cạnh việc học lý thuyết, sinh viên còn được tham gia thực tập và dự án cuối khóa, giúp tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và xây dựng mạng lưới kết nối với doanh nghiệp. Từ đó, các bạn sẽ được chuẩn bị tốt để đối mặt với những thách thức và cơ hội trong sự nghiệp tương lai.