Tổng hợp các trường phái kinh tế học phổ biến nhất

31/08/2023

Kinh tế học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội lý giải về cách thức vận hành nền kinh tế cũng như các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Chính vì sự đa dạng ấy mà trong lịch sử đã xuất hiện các trường phái kinh tế học khác nhau với lập trường và tư tưởng riêng. Vậy có những trường phái phổ biến nào, chúng có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tại sao có nhiều trường phái kinh tế học? 

Kinh tế học là lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của con người, xem xét mối quan hệ giữa hành động cá nhân và xã hội, đồng thời phân tích cách sử dụng tài nguyên vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh tồn. Mà kinh tế lại là tập hợp có sự biến đổi và phát triển theo thời gian, do vậy mà các trường phái kinh tế học cũng có sự đa dạng, phù hợp với bối cảnh và lịch sử từng nước. 

Khác biệt về quan điểm và giả định 

Mỗi đất nước đều có bối cảnh và tình hình kinh tế khác nhau và bản thân mỗi nhà nghiên cứu đều có tư duy khác nhau dẫn đến khía cạnh tiếp cận vấn đề khác nhau. Ví dụ, với nền  kinh tế tự túc, các trường phái có thể tiếp cận với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, giảm bất bình đẳng hoặc tăng trưởng kinh tế,… Sự can thiệp của nhà nước cũng ảnh hưởng nhiều tới các trường phái kinh tế theo từng mức độ từ thấp đến cao. 

tong-hop-cac-truong-phai-kinh-te-hoc-pho-bien-nhat-anh-1

Kinh tế học là lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của con người, xem xét mối quan hệ giữa hành động cá nhân và xã hội

Sự khác biệt về quan điểm cũng dẫn đến sự khác biệt giả định về con người. Hoạt động của con người rất đa dạng và ảnh hưởng tới cách vận hành nền kinh tế, do vậy mà mỗi trường phái lại có giả định khác nhau trong hành vi nhất định. Ví dụ, trường phái trường phái kinh tế cổ điển cho rằng con người luôn hành động một cách hợp lý để tối đa hóa lợi ích cá nhân, trong khi trường phái kinh tế hành vi lại cho rằng hành vi của con người thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc và tâm lý. 

Khác biệt về văn hoá và lịch sử

Trong mỗi nền văn hoá, quan điểm về kinh tế đều có sự khác biệt và phát triển theo từng giai đoạn lịch sử, chính vì vậy mà các quan điểm phái sinh của kinh tế học cũng được điều chỉnh liên tục. Ví dụ, đối với quốc gia có văn hóa coi trọng bình đẳng, người dân sẽ ủng hộ các chính sách phân phối lại thu nhập và phản đối bất bình đẳng, từ đó dẫn đến sự phát triển các chính sách xã hội và phân bổ nguồn lực kinh tế phù hợp ở mỗi vùng nhằm đem đến sự bình đẳng cùng phát triển. 

Các sự kiện kinh tế – xã hội lớn hoặc các yếu tố thảm họa tự nhiên, dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới lập trường của các nhà nghiên cứu kinh tế học. Ta có thể thấy từ cuộc đại khủng hoảng 1929 đã tàn phá nền kinh tế thế giới và làm sụp đổ niềm tin vào cơ chế thị trường tự do. Trước yêu cầu của thời đại, trường phái kinh tế Keynes ra đời với quan điểm coi trọng sự quản lý và điều hoà của nhà nước trước sự biến động của nền kinh tế. 

Ngoài ra, sự phức tạp của nền kinh tế cùng một vài yếu tố khác cũng làm nảy sinh các trường phái kinh tế khác nhau. Sự đa dạng này không chỉ cho thấy sự vận động đi lên của kinh tế mà còn giúp chúng ta có cách lý giải hoàn thiện hơn về sự biến động của nền kinh tế. Từ đó, các nhà hoạch định có thể đưa ra các chính sách phát triển phù hợp với bối cảnh và tình hình quốc gia, giúp cải thiện nền kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. 

Các trường phái kinh tế học 

Do sự đa dạng nền kinh tế ở mỗi quốc gia nên các trường phái kinh tế học cũng rất rộng và phong phú. Tuy nhiên, ta nên biết tới những trường phái kinh tế lớn, có ảnh hưởng nhiều tới nền thị trường chung của thế giới gồm: Kinh tế học Cổ điển, Kinh tế học Tân cổ điển, Kinh tế học Keynse, Kinh tế học Marx, Kinh tế học Hành vi. 

Kinh tế học cổ điển

Classical economics hay còn được gọi là kinh tế học cổ điển, đây là một trường phái kinh tế nổi bật ở Anh trong giai đoạn giữa thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 Đại diện của trường phái này có thể kể đến các nhà kinh tế như A. Smith, Ricácđô và J.S. Mill; họ đã nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế bằng cách tập trung vào bản chất và nguồn gốc của sự tăng trưởng trong điều kiện dân số tăng và nguồn lực hạn chế. Trọng tâm của trường phái này tập trung vào tích lũy vốn, phân công lao động và mở rộng thị trường cùng sự can thiệp các chính sách của chính phủ. 

tong-hop-cac-truong-phai-kinh-te-hoc-pho-bien-nhat-anh-2

Kinh tế học cổ điển nổi bật ở Anh với các nhà kinh tế như A. Smith, Ricácđô và J.S. Mil

Do sự khác biệt về bối cảnh và văn hoá, kinh tế học cổ điển được chia làm hai trường phái là phương pháp quy nạp dựa trên trên nghiệm và phương pháp diễn giải dựa trên giả thuyết mà không kiểm chứng. Chính vì nguyên nhân này mà mà trường phái này thiếu rõ ràng về tổng thể và quá nhấn mạnh vào vai trò của thị trường, dẫn đến không duy trì được trạng thái cân bằng và phát sinh các cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Kinh tế học Tân cổ điển

Đây là trường phái xuất hiện vào khoảng năm 1900 và có sự cạnh tranh đối với các trường phái kinh tế trước đó. Với lý thuyết rộng tập trung vào quá trình vận động của thị trường và chứng minh sự thay đổi trong quá trình cung và cầu là động lực thúc đẩy sản xuất, định giá và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Trường phái này gồm 3 lý thuyết cơ bản là lý thuyết cân bằng tổng thể, lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và lý thuyết kỳ vọng hợp lý. 

So với trường phái kinh tế học cổ điển thì phạm vi nghiên cứu của trường phái mới này rộng hơn khi chúng quan tâm tới vấn đề tiêu dùng và phúc lợi xã hội. Các nhà kinh tế cũng chú ý tới việc kiểm chứng bằng công cụ toán học thay vì kiểm định giả thuyết. Ngoài ra, trường phái kinh tế học Tân cổ điển cho rằng thông tin không hoàn hảo và chi phí giao dịch là yếu tố quyết định, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. 

Kinh tế học Keynse

Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929, các lý thuyết của trường phái Cổ điển không còn phù hợp để giải quyết và ứng phó với tình trạng suy thoái kinh tế. Chính vì vậy, trường phái kinh tế học Keynes đã ra đời như một hệ thống lý thuyết kinh tế vĩ mô mang tính cách mạng để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu. Lý thuyết này tập trung giải quyết các yếu tố tổng chi tiêu trong nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đến sản lượng và lạm phát.Ngoài ra Keynse cũng nhấn mạnh chính phủ phải có trách nhiệm can thiệp vào nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu và giảm thuế để kích thích nhu cầu, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái.

tong-hop-cac-truong-phai-kinh-te-hoc-pho-bien-nhat-anh-3

Trường khái Keynes tập trung giải quyết các yếu tố tổng chi tiêu trong nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đến sản lượng và lạm phát

Với sự ra đời của mình, trường phái này đã giúp định hình lại chính sách kinh tế và giải thích rõ các chu kỳ kinh doanh, từ đó có thể đưa ra giải pháp cấp bách cho từng vấn đề kinh tế của các quốc gia.Tuy trường phái Keynse đã đưa ra hướng đi tích cực, song vấn đề trách nhiệm của nhà nước vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi về nợ công và quản lý. 

Kinh tế học Marxist

Có thể nói các lý thuyết của trường phái Marxist hoàn toàn đối nghịch lại so với các lý thuyết trước đó khi nó tập trung và phân tích giai cấp và sự phát triển lịch sử của các hệ thống kinh tế. Lý thuyết này được phát triển bởi Karl Marx và Friedrich Engels giúp lý giải sâu sắc về các quan hệ sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong từng hệ thống kinh tế và họ tin rằng cuối cùng thì chủ nghĩa tư bản sẽ tự diệt vong và được tiếp nối bằng một thế giới không còn sở hữu tư nhân.

Trường phái này có những ý tưởng cốt lõi là giá trị thặng dư, đấu tranh giai cấp, sự sụp đổ của tư bản chủ nghĩa và vai trò của nhà nước. Karl Marx cho rằng giá trị hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động xã hội cần thiết để làm ra nó, tuy nhiên, người lao động chỉ nhận được một ít còn tất cả giá trị thặng dư đều thuộc về tư bản. Điều này dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích và giai cấp, cuối cùng sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội và một xã hội đầy mâu thuẫn như tư bản chủ nghĩa sẽ sớm bị lật đổ và người lao động sẽ tự thành lập một chính quyền riêng, bảo vệ cho lợi ích của họ. 

Lý thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels đã mở ra một góc nhìn mới và hướng giải quyết mới cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng đánh dấu bước chuyển biến mới trong lịch sử tư tưởng kinh tế học. Tuy vậy, chúng vẫn còn một số hạn chế xoay quanh tính khả thi của đấu tranh giai cấp và tính khoa học của lý thuyết giá trị lao động. 

Kinh tế học Hành vi

Trường phái kinh tế học hành vi là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế học và tâm lý học nhằm nghiên cứu về hành vi kinh tế của con người. Khác với các trường phái kinh tế trước đó, lý thuyết hành vi cho rằng hành vi kinh tế của con người có thể bị tác động bởi cảm xúc và thái độ. Do vậy mà trong quá trình tham gia kinh tế, họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn hoặc sai lầm dựa trên suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. 

Hiện nay, kinh tế học Hành vi vẫn thường xuyên được ứng dụng trong các hoạt động quảng cáo hoặc dịch vụ, dựa trên nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, các nhà kinh tế có thể phân tích xu hướng của thị trường và xác định được hướng đi của hàng hoá, tránh xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu. 

Vai trò của các trường phái kinh tế học 

Sự phát triển lý thuyết của các trường phái đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, phân tích và giải quyết các vấn đề về kinh tế, đồng thời đưa ra những dự báo và hướng đi mới của nền kinh tế để tránh gặp rủi ro và khủng hoảng. Mỗi quốc gia có bối cảnh và tình hình kinh tế riêng, do vậy, việc áp dụng các trường phái này và quy trình sản xuất hàng hoá và ban hành các chính sách là rất quan trọng nhằm điều hoà thị trường một cách ổn định nhằm giải quyết khó khăn của quốc gia. 

tong-hop-cac-truong-phai-kinh-te-hoc-pho-bien-nhat-anh-4

Sự phát triển lý thuyết của các trường phái đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, phân tích và giải quyết các vấn đề về kinh tế

Sự đổi mới và phát triển của lý thuyết kinh tế theo từng thời kỳ chứng minh rằng nền kinh tế của loài người có sự vận động đi lên và càng tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Do đó, nhà nước nên áp dụng các lý thuyết này một cách linh hoạt và hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân và phát triển đất nước một cách bền vững. 

Học kinh tế học ở đại học nào? 

Kinh tế học hiện nay đang là ngành học được nhiều thí sinh yêu thích vì sự đa dạng và khả năng ứng dụng của nó trong nền kinh tế hiện nay. Do đó một môi trường học tập năng động và gắn liền với mô hình quốc tế sẽ là nền tảng vững chắc để thí sinh phát triển tốt trong tương lai và trường Đại học VinUni sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho yêu cầu của bạn. 

Tại VinUni, ngành Kinh tế học thuộc quản lý của Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng với chương trình học được thiết kế giúp sinh viên có đầy đủ kỹ năng và năng lực để tham gia vào nền kinh tế hậu Covid-19. Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, kiến thức liên ngàn, khả năng phân tích, giải quyết các rủi ro kinh tế và trau dồi tư duy phản biện, các kỹ năng mềm. Đặc biệt hơn, VinUni luôn trang bị sinh viên của trường tư duy làm chủ cùng tư duy khởi nghiệp, từ đó các bạn có thể tự tin trở thành một doanh nhân và nhà lãnh đạo tương lai của nền kinh tế trong và ngoài nước. 

tong-hop-cac-truong-phai-kinh-te-hoc-pho-bien-nhat-anh-5

Đại học VinUni sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho yêu cầu học tập ngành Kinh tế học

Ngoài ra, khi theo học ngành Kinh tế ở VinUni, bạn sẽ được học tập trong môi trường quốc tế năng động với cơ sở vật chất hiện đại, giúp bạn phát triển toàn diện về lý thuyết và thực hành. Bạn cũng có thể dễ dàng săn các học bổng nước ngoài hoặc trao đổi sinh viên để thích nghi và mở ra cơ hội nghề nghiệp toàn diện cho bản thân. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp lại các trường phái kinh tế học tiêu biểu và có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại. Khi học Kinh tế học, bạn cần nắm rõ các trường phái này để phục vụ cho việc học tập và định hướng nghề nghiệp sau này của bạn nhé.