Giải đáp: Ngành kinh tế học ra trường làm gì?

05/09/2023

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì?” là câu hỏi chung của nhiều người. Đây được xem là một ngành “hot” trong nhiều suốt nhiều năm qua. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ngành Kinh tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Bài viết này sẽ giải đáp thêm cho bạn về ngành Kinh tế là gì và triển vọng của ngành này trong tương lai nhé!

Ngành Kinh tế học là gì?

Trước khi tìm hiểu ngành Kinh tế học ra trường làm gì, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm của ngành này trước tiên nhé!

Kinh tế học (Economics) là ngành nghiên cứu về hoạt động của con người. Qua đó đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội. Điều đó bao gồm hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa. Ngành bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như: Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Marketing,… Và ngành này cung cấp cơ hội nghề nghiệp đa dạng.

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì 1

Kinh tế học (Economics) là ngành nghiên cứu về hoạt động của con người

Ngành Kinh tế học bao gồm các môn chuyên ngành nào?

Ngành Kinh tế học cung cấp các kiến thức chuyên ngành khác nhau. Trong đó có Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế phát triển và Kinh tế Quốc tế.

Chuyên ngành Kinh tế học

  • Kinh tế vi mô: Nghiên cứu về hành vi của cá nhân, doanh nghiệp và thị trường.
  • Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu về hoạt động của kinh tế tổng thể, ví dụ như các vấn đề về lạm phát, thất nghiệp,…
  • Kinh tế phát triển: Nghiên cứu về cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân.
  • Kinh tế quốc tế: Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

Chuyên ngành Kinh Tế và Quản lý công

Chuyên ngành Kinh Tế và Quản lý công là ngành nghiên cứu về cách thức sử dụng nguồn lực công để đạt các mục tiêu của Chính phủ. Ngành học bao gồm các kiến thức về:

  • Kinh tế học: Các nguyên tắc cơ bản của Kinh tế học hiện đại.
  • Quản lý công: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý công hiện đại.

Chuyên ngành Kinh Tế Quốc tế

Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế là ngành học nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Điều đó bao gồm các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính,… Ngành học bao gồm các kiến thức về:

  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Kinh tế Quốc tế

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị Kinh doanh là ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng về quản lý doanh nghiệp. Điều đó bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.

Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng là chuyên ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng về tài chính và ngân hàng, bao gồm: Phân tích, đầu tư, tài chính doanh nghiệp,…

Chuyên ngành Kế toán

Kế toán là chuyên ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng về kế toán, ví dụ: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán thuế,…

Chuyên ngành Marketing

Marketing là chuyên ngành đào tạo kiến thức và kỹ năng về Marketing, bao gồm: Nghiên cứu thị trường, quản trị thương hiệu, bán hàng.

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì 2

Ngành Kinh tế học cung cấp các kiến thức chuyên ngành khác nhau

Yếu tố cần có để theo học ngành Kinh tế học

Trước khi tìm hiểu về ngành kinh tế học ra trường làm gì, chúng ta hãy xem qua một số yếu tố cần có để theo đuổi ngành này nhé!

Yêu thích các hoạt động kinh tế

Đây là yếu tố đầu tiên để theo đuổi ngành học này. Nếu bạn không yêu thích các hoạt động kinh tế, bạn sẽ khó để theo ngành này lâu dài.

Khả năng tư duy logic, phân tích và tổng hợp

Các môn học trong ngành Kinh tế đòi hỏi khả năng tư duy logic, phân tích và tổng hợp tốt. Bạn cần có khả năng hiểu và phân tích các vấn đề kinh tế chính xác, khoa học.

Khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt

Trong lĩnh vực kinh tế, khả năng giao tiếp và thuyết trình là vô cùng quan trọng. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng và đồng nghiệp. Bạn cũng cần có khả năng thuyết trình thuyết phục để truyền đạt thông tin tốt.

Khả năng làm việc nhóm tốt

Trong môi trường kinh doanh, bạn thường phải làm việc nhóm. Bạn cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng với các thành viên khác.

Khả năng thích ứng với sự thay đổi

Thế giới kinh tế luôn biến động không ngừng. Bạn cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi và cập nhật kiến thức mới để bắt kịp xu hướng.

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì 3

Một số yếu tố cần có để theo đuổi ngành này

Học ngành Kinh tế học ra trường làm gì?

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì? Sinh viên khi học ngành này có nhiều cơ hội làm việc trong các lĩnh vực. Một trong số đó phải kể đến như: Tư vấn tài chính, Kế toán, Ngân hàng,… Hãy tìm hiểu kĩ hơn qua thông tin dưới đây nhé!

Tư vấn tài chính và kinh tế cho doanh nghiệp

Công việc tư vấn tài chính và kinh tế là công việc cung cấp ý kiến chuyên môn về các vấn đề tài chính và kinh tế cho cá nhân và doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên sâu về tài chính, khả năng tư duy logic, phân tích tốt.

Một số vị trí công việc tư vấn Tài chính, Kinh tế phổ biến:

  • Chuyên viên tư vấn tài chính: Tư vấn khách hàng về các vấn đề tài chính cá nhân, doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, kế toán,…
  • Chuyên viên tư vấn Kinh tế: Tư vấn khách hàng về các vấn đề kinh tế, bao gồm kinh doanh, thị trường, đầu tư,…
  • Giám đốc tư vấn Tài chính: Quản lý và điều hành đội ngũ tư vấn tài chính.
  • Giám đốc tư vấn Kinh tế: Quản lý và điều hành đội ngũ tư vấn kinh tế.

Nhiệm vụ của công việc tư vấn Tài chính, Kinh tế

  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Thu thập thông tin về nhu cầu, mục tiêu của khách hàng. Qua đó để hiểu rõ hơn vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Phân tích thông tin: Phân tích thông tin về thị trường và tình hình kinh tế,… Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nhân viên Kế toán, Kiểm toán

Nhân viên Kế toán, Kiểm toán là những người thu thập, ghi chép, phân tích và tổng hợp thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, khả năng tư duy logic và làm việc cẩn thận và chính xác.

Một số vị trí công việc kế toán, kiểm toán phổ biến:

  • Kế toán viên: Thu thập, ghi chép, phân tích và tổng hợp thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Kiểm toán viên: Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và tính trung thực của thông tin tài chính.
  • Trưởng phòng kế toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kế toán.
  • Trưởng phòng kiểm toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kiểm toán.

Nhiệm vụ của nhân viên kế toán, kiểm toán:

  • Thu thập thông tin tài chính: Thu thập các thông tin tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các hóa đơn, chứng từ,…
  • Ghi chép thông tin tài chính: Ghi chép thông tin tài chính vào các sổ sách, chứng từ kế toán.
  • Phân tích thông tin tài chính: Phân tích thông tin tài chính để phát hiện vấn đề bất thường.
  • Tổng hợp thông tin tài chính: Tổng hợp các thông tin tài chính để lập báo cáo tài chính.
  • Kiểm tra thông tin tài chính: Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các thông tin tài chính.

Hoạt động trong cơ quan Nhà nước

Những người này được gọi là công chức, viên chức. Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức vụ trong cơ quan Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn. Viên chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhân viên Ngân hàng

Nhân viên trong Ngân hàng là những người làm việc trong các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước,… Họ thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm:

  • Tiếp nhận và giải quyết các giao dịch của khách hàng: Mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền,…
  • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Cho vay, thanh toán, bảo hiểm,…
  • Quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: Quản lý tài sản, quản lý rủi ro,…

Nhiệm vụ của nhân viên Ngân hàng

Nhìn chung, nhân viên trong ngân hàng có các nhiệm vụ sau:

  • Thực hiện giao dịch của khách hàng: Là những người trực tiếp tiếp nhận và giải quyết giao dịch của khách hàng. Họ cần có kỹ năng giao tiếp, tư vấn tốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Nhân viên tín dụng là những người chịu trách nhiệm thẩm định, cho vay và quản lý nợ vay. Họ cần có kiến thức về tài chính cà kinh tế tốt để có thể đưa ra các quyết định chính xác.
  • Quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: Nhân viên kế toán, kiểm toán, tài chính,… là những người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động ngân hàng. Họ cần có kiến thức chuyên môn vững chắc để thực hiện tốt công việc.

Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường

Nhân viên kinh doanh là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và duy trì khách hàng. Họ sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và dịch vụ của mình.

Nhiệm vụ của nhân viên Kinh doanh

Nhiệm vụ của nhân viên Kinh doanh phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể. Ví dụ:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Khảo sát thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng tiềm năng. Họ giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
  • Thương lượng, chốt hợp đồng: Thương lượng với khách hàng để ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngành Kinh tế học ra trường làm gì 4

VinUni đào tạo chương trình Cử nhân ngành Kinh tế

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về ngành Kinh tế học ra trường làm gì. Để có thể theo ngành này lâu dài, bạn cần xác định xem mình có các yếu tố phù hợp với ngành này hay không. Sau đó bạn sẽ quyết định xem mình muốn làm vị trí nào sau khi học ngành này.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo qua chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và các kỹ năng mềm vững chắc. Ngoài ra, VinUni còn có các đối tác lớn liên kết với trường để giúp sinh viên dễ tìm việc hơn. Từ đó, sinh viên có thể tự tin hơn trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình!