Tốc độ tăng trưởng kinh tế là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như người đứng đầu của mỗi quốc gia, bởi đây là yếu tố tiên quyết phản ánh đến nền kinh tế- xã hội có đang phát triển bền vững hay không. Vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì và tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh điều gì?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh đến sự thay đổi về giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia ở một khoảng thời gian cụ thể, so với thời cùng kỳ trước đó.
Như vậy, có thể hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh mức tăng GDP hoặc GNP của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Cụ thể:
– Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products – GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi nền kinh tế tại một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
– Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products – GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
– Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bao nhiêu là hợp lý?
Thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế không có một con số cố định nào là “hợp lý” mà nó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mục tiêu phát triển của quốc gia, tình hình kinh tế tại thời điểm đó và ngữ cảnh toàn cầu. Điều quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế dù như thế nào cũng cần phải đảm bảo sự cân đối và bền vững trong phát triển kinh tế, cùng với việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia có thể là để đảm bảo sự cải thiện liên tục về chất lượng cuộc sống của người dân bên cạnh đó là phát triển cơ sở hạ tầng, trong khi các quốc gia khác có thể tập trung với mục đích chính là duy trì sự ổn định kinh tế.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng phải được xem xét kỹ lưỡng để tránh tình trạng quá tăng trưởng dẫn đến áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường, có khả năng gây ra các vấn đề như ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt và ảnh hưởng gây biến đổi khí hậu.
Về cơ bản, tốc độ tăng trưởng kinh tế cần phải đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân một cách cân bằng. Các quyết định về tốc độ tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đánh giá kỹ lưỡng của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, và cần được điều chỉnh liên tục để đảm bảo sự hài hòa và phát triển bền vững của một quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Trên cơ sở của những kết quả tích cực đã đạt được, Chính phủ nước ta đã thể hiện quyết tâm tiếp tục tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%; qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu về kinh tế – xã hội chủ yếu của năm 2024, tạo động lực thực hiện kế hoạch năm 2025 và cả giai đoạn 2021 – 2025, làm nền tảng vững chắc cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội giai đoạn tiếp theo.
Tạo chuyển biến tích cực hơn trong quá trình thực hiện các chiến lược, xây dựng nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế nước nhà.
Tháo gỡ các điểm nghẽn về chính sách, thể chế; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, công vụ, chính sách.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;…
Chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2025:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 – 7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 – 7,5%.
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3 – 5,4%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25 – 26%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 29 – 29,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8 – 1%.
- Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 15 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,15%.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80,5 – 81,5%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%
So với năm 2024, các định hướng, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 vừa có tính kế thừa, tiếp tục giải pháp tốt năm trước.
Chi tiết các khóa học ngành Cử nhân Kinh tế tại VinUni
Tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là một con số, mà còn là thước đo toàn diện của một nền kinh tế. Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hậu đại dịch, khi các quốc gia đang tận dụng công nghệ hiện đại để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. Do đó, ngành Kinh tế đã và đang được nhận rất nhiều sự quan tâm không chỉ từ các bậc phụ huynh mà còn cả các bạn sinh viên.
Chương trình học Cử nhân Kinh Tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng thuộc trường Đại học VinUni là một trong những chương trình giảng dạy về kinh tế nổi bật nhất hiện nay. Chương trình không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên mà còn phản ánh những yêu cầu thực tiễn từ xã hội. Sinh viên tham gia sẽ được trang bị nền tảng kiến thức kinh tế vững chắc, đồng thời mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực liên ngành và công nghệ số. Chương trình chú trọng phát triển tư duy phân tích, phản biện, sáng tạo, kỹ năng tự học suốt đời, năng lực nghiên cứu độc lập, cùng với đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp, giúp họ tự tin đối mặt và giải quyết các thách thức của xã hội một cách hiệu quả.
Trong quá trình học tập, các bạn sẽ được trao dồi thêm các kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc tại Việt Nam cũng như nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và các quốc gia đang ứng dụng công nghệ mới để tăng trưởng kinh tế bền vững. Cơ sở lý luận cho phát triển chương trình giảng dạy tại VinUni là đào tạo những nội dung phù hợp, cấp thiết cho người học.
Đặc biệt, trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được học hoàn toàn bằng Tiếng Anh cùng các giáo sư, giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm. Đến năm học cuối, các bạn sẽ tham gia chương trình thực tập hoặc dự án cuối khóa để tích lũy thêm cho bản thân những kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc thực hành các kỹ năng và kiến thức thu nạp trong suốt các năm học.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh điều gì cũng như tìm hiểu tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam năm 2025. Mong rằng với những thông tin mà VinUni cung cấp ở trên sẽ hữu ích với các bạn đang tìm kiếm kiến thức trên con đường học tập, nghiên cứu về Kinh tế và từ đó có thể mang lại tầm nhìn và định hướng phát triển nghề nghiệp hơn trong tương lai của bạn.
Xem thêm: Đề trắc nghiệm Kinh tế học đại cương giúp đạt điểm cao