Tìm hiểu các công thức kinh tế vi mô quan trọng

06/01/2025

Kinh tế vi mô (Microeconomics) là một nhánh của kinh tế học tập trung nghiên cứu hành vi và quyết định của các cá nhân, hộ gia đình, và doanh nghiệp trong việc sử dụng và phân phối các nguồn lực hạn chế. Nó xem xét cách các đơn vị kinh tế nhỏ này tương tác trên các thị trường cụ thể và cách các quyết định của họ ảnh hưởng đến giá cả, sản lượng và phân phối tài nguyên. Đi sâu hơn về Kinh tế học vi mô, trong bài viết hôm nay, VinUni sẽ giới thiệu đến bạn các khái niệm cũng như các công thức Kinh tế vi mô.

tim-hieu-cac-cong-thuc-kinh-te-vi-mo-quan-trong-hinh-1.jpg

Tìm hiểu một số công thức Kinh tế vi mô phổ biến

Khái niệm về Kinh tế vi mô

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm chính có trong Kinh tế vi mô trước khi đi sâu vào phần các công thức Kinh tế vi mô.

Cung và cầu:

Cầu (Demand): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau.

Cung (Supply): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp ở các mức giá khác nhau.

Sự tương tác giữa cung và cầu xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng trên thị trường.

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu cách người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ để tối đa hóa mức thỏa dụng (utility) của mình trong điều kiện ngân sách có hạn.

Lý thuyết sản xuất và chi phí

Nghiên cứu cách các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tối ưu hóa chi phí và sử dụng các yếu tố đầu vào (như lao động, vốn, tài nguyên).

Cơ cấu thị trường

Phân tích các loại thị trường khác nhau như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm.

Phân bổ tài nguyên:

Xem xét cách các nguồn lực được phân bổ trong nền kinh tế để đạt hiệu quả tối ưu.

Tại sao Kinh tế vi mô lại quan trọng?

Việc tìm hiểu Kinh tế vi mô sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, Kinh tế vi mô giúp chúng ta hiểu tại sao người tiêu dùng lại chọn mua sản phẩm này thay vì sản phẩm khác, hoặc tại sao họ lại thay đổi hành vi tiêu dùng của mình.

Kinh tế vi mô giúp phân tích các doanh nghiệp, đưa ra quyết định về giá cả, sản lượng và đầu tư. Cùng với đó, nó giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách như kinh tế, như thuế, trợ cấp, đều ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp.

Ví dụ về Kinh tế vi mô

Ví dụ 1: Chủ một tiệm cà phê nhận thấy số lượng khách hàng giảm dần khi họ tăng giá từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng mỗi ly cà phê. Sau khi thực hiện một số khảo sát, họ quyết định giảm giá về mức 35.000 đồng và thêm khuyến mãi tặng bánh quy nhỏ để thu hút khách trở lại.

Đây là một ví dụ về lý thuyết cung – cầu và chiến lược tối ưu hóa doanh thu. Khi giá tăng, lượng cầu giảm do khách hàng cảm thấy không còn hợp lý với ngân sách hoặc giá trị nhận được. Việc điều chỉnh giá và thêm khuyến mãi là cách doanh nghiệp cân bằng giữa lợi nhuận và nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ 2: Một xưởng sản xuất bánh kẹo thủ công đang cân nhắc giữa việc thuê thêm 10 người lao động mới với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng hoặc đầu tư 200 triệu đồng vào một dây chuyền máy móc hiện đại. Dây chuyền này sẽ giúp tăng năng suất và giảm chi phí dài hạn, nhưng cần khoản vốn lớn ban đầu.

Đây là một ví dụ về lý thuyết sản xuất và chi phí. Xưởng bánh kẹo phải tính toán xem lựa chọn nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu chi phí lao động trong dài hạn cao hơn so với chi phí khấu hao máy móc, thì việc đầu tư vào công nghệ sẽ là phương án hợp lý.

Các công thức Kinh tế vi mô phổ biến

Trong Kinh tế vi mô sử dụng nhiều công thức để phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế, dưới đây sẽ là một số công thức phổ biến:

Công thức cầu co giãn theo giá (Price Elasticity of Demand)

Ed = %ΔQd%ΔP=%Qd/QdΔP/P

Trong đó: 

  • Ed: hệ số co giãn của cầu theo giá.
  • %ΔQd: Phần trăm thay đổi trong lượng cầu
  • %ΔP: Phần trăm thay đổi trong giá

Công thức này đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi giá cả.

  • Nếu Ed > 1: Cầu co giãn (Lượng cầu thay đổi nhiều khi giá thay đổi)
  • Nếu Ed < 1: Cầu không co giãn (Lượng cầu ít thay đổi khi giá thay đổi)
  • Nếu Ed = 1: Cầu co giãn đơn vị (Lượng cầu thay đổi tỷ lệ đúng bằng giá).
tim-hieu-cac-cong-thuc-kinh-te-vi-mo-quan-trong-hinh-2.jpg

Công thức này được sử dụng trong việc đưa ra chiến lược giá của doanh nghiệp

Công thức lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

  • Tổng doanh thu (Total Revenue – TR): TR = P x Q

(P: Giá bán sản phẩm; Q: Số lượng sản phẩm bán ra.)

  • Tổng chi phí (Total Cost – TC): TC = FC + VC 

(FC: Chi phí cố định; VC: Chi phí biến đổi)

Công thức cận biên (Marginal Cost – MC)

Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

MC = ΔTCΔQ

Trong đó:

  • ΔTC: Thay đổi trong tổng chi phí.
  • ΔQ: Thay đổi trong số lượng sản phẩm.

Doanh thu cận biên (Marginal Revenue – MR)

Doanh thu cận biên là doanh thu tăng thêm khi bán được một đơn vị sản phẩm.

MR= ΔTRΔQ 

Trong đó:

  • ΔTR: Thay đổi trong tổng doanh thu.
  • ΔQ: Thay đổi trong số lượng sản phẩm.

Công thức Cung và Cầu

Hàm cung: Công thức này cho thấy mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp và giá cả của hàng hóa đó

Qs = a + bP

Trong đó:

  • Qs: lượng cung
  • P: giá cả
  • a và b là hằng số.

Hàm cầu: Công thức mô tả mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và giá cả của hàng hóa đó

Qd = c – dP

Trong đó:

  • Qd: lượng cầu
  • P: giá cả
  • c và d là hằng số

Ứng dụng các công thức trong kinh tế vi mô

Những công thức giúp dự báo xu hướng của thị trường, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế. Giúp xác định giá cả, sản lượng tối ưu để đạt lợi nhuận cao nhất. Đồng thời, đánh giá tác động của các chính sách như thuế, trợ cấp đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Hệ số chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là giá trị mà cá nhân, doanh nghiệp bỏ lỡ khi đưa ra một quyết định.

OC = FO – CO

Trong đó:

  • FO: Lợi nhuận của sự lựa chọn hấp dẫn nhất
  • CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công thức kinh tế vi mô. Các công thức trên đây chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng kiến thức của kinh tế vi mô. Việc bạn hiểu rõ ý nghĩa từng công thức sẽ quan trọng hơn việc ghi nhớ công thức. Bên cạnh đó, khi bạn muốn áp dụng công thức vào thực tế, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.

Chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng thuộc trường Đại học VinUni, không chỉ là một ngành học mang tính lý thuyết, mà còn là một hành trình trang bị toàn diện để bạn trở thành những nhà kinh tế tài năng, sẵn sàng thích nghi và chinh phục những thách thức trong một thế giới không ngừng biến đổi.

Tại VinUni, bạn không chỉ được cung cấp nền tảng kiến thức chuyên sâu về kinh tế mà còn được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm quan trọng, tạo tiền đề cho thành công trong cả sự nghiệp. Chương trình hướng tới việc rèn luyện tư duy phản biện sắc bén, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng thuyết trình tự tin, và những yếu tố về đạo đức trong ngành nghề.

tim-hieu-cac-cong-thuc-kinh-te-vi-mo-quan-trong-hinh-3.jpg

VinUni có rất nhiều hội nhóm sinh hoạt, tạo ra môi trường giúp sinh viên rèn luyện, phát triển kỹ năng

Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn nổi bật trong môi trường công việc cạnh tranh mà còn là hành trang để bạn trở thành một công dân toàn cầu, tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Đây cũng chính là điểm khác biệt làm nên giá trị của chương trình Cử nhân Kinh tế tại VinUni.

Xem thêm: Tác động của Kinh tế học Chính trị

Banner footer